Xu hướng du lịch ngày nay tại nhiều nước trên thế giới cho thấy, du khách không chỉ thích đặt chân đến một vùng đất mới để vui chơi, thăm thú, mà còn muốn được trải nghiệm văn hoá, lịch sử, con người bản địa.
Quay lại câu chuyện Hội An, có thể thấy du khách mới chỉ biết Hội An là nơi an yên để nhấp ngụm trà, thưởng thức bát mỳ quảng, cao lầu, ngắm muôn sắc đèn lồng đung đưa… mà ít biết phố Hội xưa kia vốn là một thương cảng sầm uất, là vùng đất đã chứng kiến sự giao thương nhộn nhịp giữa các nền văn hóa và lưu dấu những câu chuyện tình vượt biên giới quốc gia.
Đây là những con số đáng mơ ước đối với bất kỳ địa danh du lịch nào. Tuy nhiên có một thực tế, dù du khách yêu mến vẻ đẹp trầm mặc, cổ kính rất độc đáo của Hội An, nhưng những cánh cửa đóng về lịch sử - văn hóa đầy giá trị của vùng đất này chưa được nhiều người biết đến.
Phố cổ Hội An hiện tại vẫn chỉ là một nơi để du khách đến dạo phố, chụp hình, thưởng thức các món ăn đặc sản, “check in”,… rồi lại nhanh chóng rời đi. Vẫn còn thiếu những vẻ đẹp ở tầng sâu văn hoá đủ sức lưu giữ du khách bốn phương ở lại dài ngày để khám phá và cảm nhận.
Dòng chảy văn hóa - lịch sử trong “Ký ức Hội An”
Trong một tâm thế như vậy, chương trình biểu diễn nghệ thuật thực cảnh “Ký ức Hội An” đã ra đời với tâm huyết tái hiện hình ảnh thương cảng Hội An phồn thịnh của thế kỷ 16-17, bổ sung một “đặc sản tinh thần” quan trọng, xứng tầm với tiềm năng phát triển của du lịch Hội An.
![]() |
Không gian phố Hội được tái hiện chân thực trong chương trình biểu diễn thực cảnh "Ký ức Hội An" |
Dù còn khá mới lạ tại Việt Nam, chương trình biểu diễn thực cảnh đã được nhiều nước phát triển thành công trong việc quảng bá văn hóa, lịch sử của một vùng đất. Có một thời, vẻ đẹp non nước hữu tình hiếm thấy của vùng Quảng Tây (Trung Quốc) đã chạm tới trái tim của hàng triệu du khách khắp thế giới nhờ chương trình biểu diễn nghệ thuật thực cảnh “Ấn tượng Lưu Tam Tỷ”, được dàn dựng dưới bàn tay của đạo diễn Mai Soái Nguyên và Trương Nghệ Mưu với sân khấu chính là những dãy núi và dòng Quế Lâm hùng vĩ. Cũng nhờ đó, hằng trăm người dân địa phương đã được “kể” những câu chuyện lịch sử, những phong tục, tập quán khác lạ của quê hương họ với tình yêu và niềm tự hào.
Kể từ đó, những chương trình thực cảnh đã lan rộng khắp thế giới: Singapore, Malaysia, Hong Kong, cho tới nước Ý xa xôi… Sức hấp dẫn của nghệ thuật biểu diễn thực cảnh được lý giải bởi quy mô và sự đầu tư lớn, sử dụng cảnh quan thực tế làm sân khấu.
Quan trọng nhất, chính là việc tái hiện sống động và góp phần bảo tồn những giá trị văn hóa - lịch sử, thúc đẩy sự phát triển của ngành du lịch của các địa danh. Một chương trình thực cảnh cũng chính là một món “đặc sản tinh thần” khiến du khách khát khao nếm thử khi đặt chân đến vùng đất mới.
Với câu chuyện của “Ký ức Hội An”, du khách sẽ được chiêm ngưỡng một Hội An chuyển mình không ngừng từ thời mở nước, cho đến thời vương quốc Chămpa, thời phong kiến và một Hội An - nút giao thoa cổ kim ở thời điểm hiện tại. Để làm được điều đó một cách nhân bản, sáng tạo, những người thực hiện chương trình đã chọn nhân vật dẫn truyện xuyên suốt hơn 60 phút là cô gái dệt vải với tình yêu tuyệt đẹp dành cho chàng thuỷ thủ tàu viễn dương.
Có thể nói, tiếp cận du lịch từ góc độ văn hoá là một xu thế không thể chối bỏ, khi du khách ngày nay có xu hướng mong muốn trải nghiệm giá trị văn hoá của một vùng đất mới thông qua nhãn quan và cảm nhận của chính mình. Với “Ký ức Hội An”, du khách sẽ có thêm một “đặc sản tinh thần” được xếp vào hàng “mỹ vị cao lương” để chiêm ngưỡng và thấu cảm sâu sắc vùng đất này.
Minh Trang
“Cái con thú nhún bị hư ở vườn chơi của bé đã sửa chưa? Noel nhớ tổ chức chụp hình cho các bé. Ông già Noel phải là người hóm hỉnh, sinh động đóng vai, nếu được mình mời chú Mạc Can... - Lời nói của Thúy khi mắt nhắm nghiền, chịu nhiều ảo giác bởi thuốc, nhưng luôn miệng nhắc, tay vẫn khua (tháng 11/2007).
Đây là một trong những rất nhiều lời nói của Thúy về các hoạt động của mình dành cho các bệnh nhi đang điều trị ung thư. Hơn ai hết, Thúy hiểu được nỗi đau của căn bệnh ung thư quái ác hành hạ và cướp đi mạng sống của từng bé.
Khi chỉ còn lại một chân và đang vào hóa trị, Thúy cùng bạn bè quyên góp rồi chống nạng đến từng giường bệnh động viên và trao quà tết yêu thương, Tết thiếu nhi 1/6 cho bệnh nhi bị bệnh giống mình.
“Bác sĩ chăm sóc bệnh nhân về mặt chuyên môn, còn tinh thần vẫn là một khoảng trống rất lớn”, Thúy cảm nhận rất rõ điều này. Và Thúy luôn mong muốn có một tổ chức hỗ trợ, giúp đỡ bệnh nhi ung thư.
“Trong các bé có một bé trai khoảng 2 tuổi, rất đẹp trai. Mỗi lần thấy máy chụp hình là bé cười rất tươi.”– Lời kể của một tình nguyện viên tham gia duy trì Ước mơ của Thúy.
Có thể ngày trước chúng ta từng nghĩ, trẻ con thì không mắc bệnh ung thư, nhưng giờ đây, căn bệnh quái ác này không chừa bất kì ai cả. Nhưng chúng ta cũng biết, khả năng điều trị khỏi căn bệnh này ở trẻ em cao hơn ở người trưởng thành, các bé vẫn còn hy vọng, nên chúng ta không ngừng nỗ lực. Bất chấp tinh thần trẻ con vốn lạc quan và chưa biết sợ hãi, tuy nhiên, cái cảm giác đau đớn hành hạ từng ngày cũng khiến cơ thể nhỏ bé hao gầy và yếu đuối dần.
“Con muốn trở thành cô giáo” - Một ước nguyện của bé gái 9 tuổi đang điều trị tại Bệnh viện truyền máu huyết học.
Khác với những món quà giản dị trong điều ước của các bệnh nhi. Câu trả lời của em chắc hẳn khiến ai cũng chạnh lòng, nhất là khi nhìn thấy gương mặt nhòe nước mắt của mẹ em đang ngồi bên cạnh, răng cắn chặt môi như sắp bật máu. Đó là điều ước đẹp nhất và khó khăn nhất mà chúng ta nhận được, vượt qua tất cả nỗi đau đớn bệnh tật, vượt qua khỏi những mong muốn tạm thời, bỏ đi ước mong cầm được món quà có giá trị tinh thần, điều cô bé này cần, chính là chiến thắng bệnh tật, để trở thành một người có ích cho đời, không còn gì đáng trân trọng hơn điều đó, phải không?
Không ai có thể cầm được nước mắt khi nghe được các điều ước của bệnh nhi, lại cảm thấy đau đáu nhiều hơn khi các em chỉ mới được 3 tháng hay 8 tháng tuổi, cái tuổi chỉ uống sữa, rồi chơi, rồi ngủ.
Vậy mà các em lại dành hầu hết quãng thời gian đó trên giường bệnh, cùng với vô số những thiết bị chằng chịt quanh người. Những người làm công tác tình nguyện giúp đỡ các bệnh nhi, không ai biết chính xác các bé thật sự đang cần gì, muốn gì, chỉ có rất nhiều tiếng thở dài dai dẳng, và ánh mắt ráo hoảnh khổ đau.
“Tôi không bao giờ quên được bé gái ấy, cô bé có suối tóc rất dài, đến lần thứ hai tôi quay lại, mái tóc ấy không còn nữa. Tôi thực hiện điều ước cho con. Nhưng lại hụt hẫng lần nữa khi con đã mất, khi mà con chưa kịp cầm trên tay món quà…”
Để thực hiện điều ước cho các bệnh nhi trong Giấc Mơ Đêm Mùa Đông năm 2017, vui lòng truy cập Fanpage: https://www.facebook.com/giacmodemmuadong/ từ ngày 20/12/2017 đến hết ngày 24/12/2017. Hãy cùng viết tiếp những ước mơ còn dang dở và đón chờ điều kỳ diệu trong dịp Giáng Sinh này dành cho các bé. |
Ngọc Minh
" alt=""/>Giấc Mơ Đêm Mùa Đông 2017 cho bệnh nhi ung thư
Là một trong những địa phương có tỷ lệ người hút thuốc lá cao, Ban Chỉ đạo phòng chống tác hại của thuốc lá Đắk Lắk tăng cường tuyên truyền về tác hại của thuốc lá tới sức khỏe; phổ biến giáo dục pháp luật về phòng chống tác hại của thuốc lá; duy trì kết quả xây dựng môi trường không khói thuốc lá tại các cơ quan, đơn vị, trường học, cơ sở y tế trên địa bàn.
Cùng với đó, Ban chỉ đạo phòng chống tác hại của thuốc lá tỉnh cũng đã thực hiện hiệu quả công tác tư vấn cai nghiện thuốc lá cho các đối tượng nghiện thuốc có mong muốn cai nghiện thông qua việc xây dựng các phòng tư vấn sức khỏe tại các trạm y tế, trung tâm y tế.
Tiêu biểu tại huyện Cư M’gar, các cấp Hội Phụ nữ trong huyện đã tổ chức phát động gia đình hội viên có người hút thuốc lá ký cam kết và đã thu được hơn 5.000 chữ ký. Bên cạnh đó, Hội Liên hiệp phụ nữ huyện đã chỉ đạo các cơ sở Hội đẩy mạnh công tác truyền thông, lồng ghép nội dung tuyên truyền tác hại của thuốc lá trong các buổi sinh hoạt, hội họp, trong triển khai các mô hình “5 không, 3 sạch”, “gia đình không có người thân phạm tội và mắc tệ nạn xã hội”, “gia đình hạnh phúc”… Qua khảo sát tại 187 chi hội, có gần 40% số người ký cam kết đã bỏ được thuốc lá.
Hải Phòng cũng là một trong nhiều tỉnh, thành phố đã triển khai tích cực công tác phòng chống tác hại của thuốc lá theo Luật phòng chống tác hại của thuốc lá và bước đầu thu được những thành công đáng khích lệ.
Từ năm 2014 đến nay, tại Hải Phòng, Chương trình phòng chống tác hại của thuốc lá đã nhận được sự vào cuộc quyết liệt của các đơn vị và người dân. Hiện nay, Hải Phòng có hơn 90% cơ quan, đơn vị đã treo lắp các biển cấm hút thuốc; Ban chỉ đạo phòng chống tác hại của thuốc lá được thành lập từ cấp thành phố xuống tâm xã, phường, thị trấn; Đoàn kiểm tra liên ngành về phòng chống tác hại của thuốc lá thành phố và quận huyện thường xuyên tiến hành công tác thanh kiểm tra và xử phạt sai phạm; 100% bệnh viện trên địa bàn thành phố cam kết xây dựng môi trường không khói thuốc lá, trong đó có 60% đơn vị thực thi nghiêm quy định này…
6 giải pháp phòng chống tác hại của thuốc lá ở Hà Nội
Nhằm chống tác hại của thuốc lá, Hà Nội tích cực xây dựng mô hình môi trường không khói thuốc trên toàn địa bàn. Thành phố Hà Nội chỉ đạo 30 quận, huyện, thị xã tổ chức tập huấn nâng cao năng lực trong việc xây dựng và triển khai chính sách không hút thuốc nơi công cộng và nơi làm việc tại cơ quan đơn vị, thực hiện môi trường không khói thuốc. Nâng cao năng lực triển khai thực hiện của thanh tra viên, tuyên truyền viên tại 30 quận, huyện, thị xã và 584 xã, phường, thị trấn về Luật phòng chống tác hại của thuốc lá đặc biệt là hút thuốc lá thụ động.
![]() |
Để đẩy mạnh công tác phòng chống tác hại của thuốc lá, Ban chỉ đạo phòng chống tác hại của thuốc lá TP.Hà Nội đã đề ra 6 giải pháp sẽ triển khai: tiếp tục củng cố kiện toàn các cấp, các ngành của Ban chỉ đạo phòng chống tác hại của thuốc lá, thành lập tổ thư ký đầu mối triển khai các hoạt động phòng chống tác hại của thuốc lá tại các sở, ngành thành viên Ban chỉ đạo thành phố và tại quận, huyện và thị xã; tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến rộng rãi về tác hại của việc sử dụng thuốc lá, tuyên truyền lợi ích của việc thực hiện “Môi trường không khói thuốc” và đánh giá việc thực hiện các quy định của Luật phòng chống tác hại của thuốc lá các văn bản hướng dẫn kèm theo;
Tổ chức tập huấn nâng cao năng lực cho các sở, ban, ngành, quận, huyện, thị xã trong việc xây dựng và triển khai chính sách không hút thuốc nơi công cộng và nơi làm việc tại cơ quan, đợn vị; nâng cao năng lực triển khai thực hiện của mạng lưới thanh tra viên liên ngành chuyên trách về phòng chống tác hại của thuốc lá cấp thành phố, cấp huyện; tổ chức các khóa đào tạo, tập huấn cho thanh tra, công an về các quy định của Luật phòng chống tác hại của thuốc lá và các văn bản hướng dẫn liên quan; tăng cường kiểm tra và xử lý nghiêm những cá nhân, tổ chức vi phạm.
Thực tế, các hoạt động phòng chống tác hại của thuốc lá đang được triển khai đồng bộ từ Trung ương đến địa phương, với nhiều giải pháp và nhận được sự hưởng ứng của đông đảo người dân, góp phần nhân lên những mô hình điểm nói không với thuốc lá.
Theo WHO, mỗi năm thuốc lá cướp đi sinh mạng của gần 6 triệu người, trong đó có hơn 5 triệu người đang và đã từng hút thuốc, và hơn 600 nghìn người không hút thuốc nhưng bị tiếp xúc thụ động với khói thuốc của người khác. Số người chết vì thuốc lá nhiều hơn tổng số người chết vì HIV⁄AIDS, lao phổi và sốt rét cộng lại. Trong thế kỷ 20, thuốc lá đã giết chết 100 triệu người. WHO cảnh báo nếu không thực hiện ngay những biện pháp kiểm soát thuốc lá hiệu quả, thì số người chết hàng năm do thuốc lá có thể tăng lên hơn 8 triệu vào năm 2030, và thế kỷ 21 số người chết vì thuốc lá sẽ có thể lên tới 1 tỷ người. |
Minh Minh
" alt=""/>Nhiều tỉnh thành mạnh mẽ nói không với thuốc lá