Biên Kịch Trâu Ức Thanh đã qua đời ở tuổi 81. |
Trên trang cá nhân ngay sau đó, Lục Tiểu Linh Đồng, diễn viên đảm nhiệm vai Tôn Ngộ Không trong Tây du ký, đã bày tỏ lòng tiếc thương và sự biết ơn sâu sắc đối với sự nâng đỡ của biên kịch Trâu Ức Thanh.
Lục Tiểu Linh Đồng bày tỏ niềm thương tiếc và lời cảm ơn đối với biên kịch Trâu Ức Thanh. |
Trâu Ức Thanh sinh năm 1938 ở tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc. Bà có niềm đam mê văn học từ nhỏ, năm 1956 thi đỗ khoa tiếng Trung, đại học Vũ Hán. Sau khi tốt nghiệp được điều tới Viện kinh kịch quốc gia Trung Quốc làm biên kịch cùng với Đới Anh Lộc, Phạm Quân Hồng. 3 người biên kịch được gần 30 tác phẩm bao gồm kinh kịch, kịch địa phương, côn khúc, ca kịch... Trước khi về hưu năm 1998, Trâu Ức Thanh từng đảm nhiệm vai trò chủ nhiệm phòng sáng tác nghệ thuật của viện kinh kịch cũng như từng tham gia biên kịch các tác phẩm văn học, điện ảnh, tiểu thuyết...
Biên kịch Đới Anh Lộc, đạo diễn Dương Khiết và biên kịch Trâu Ức Thanh (từ trái sang phải) cùng nhau thảo luận để làm nên một tác phẩm của thời đại: Tây du ký. |
Đối với tác phẩm Tây du ký, một tác phẩm được biết đến qua nhiều thế hệ, để đạt được thành công như vậy, phải có sự cải biên sáng suốt từ biên kịch. Ở thời điểm kỹ thuật quay phim chưa phát triển lúc bấy giờ, để thu hút được lượng khán giả lớn, đòi hỏi biên kịch phải vô cùng tỉ mỉ trong tác phẩm. Bởi vậy Tây du ký chính là khó khăn và là thách thức lớn đối với biên kịch Trâu Ức Thanh.
Đới Anh Lộc, Trâu Ức Thanh và Dương Khiết đã rất tâm huyết để cùng nhau làm nên một tác phẩm huyền thoại mang tên Tây du ký. Không phụ sự nhiệt huyết của ba người, tác phẩm sau đó đã nhận được giải thưởng đặc biệt của giải Kim Ưng TV Trung Quốc, giải Phim truyền hình xuất sắc nhất.
Tới năm 2000, Đới Anh Lộc, Trâu Ức Thanh và Dương Khiết lại lần nữa kết hợp làm nên tác phẩm Tây du ký phần sau.
Các tác phẩm Trâu Ức Thanh để lại mang giá trị không hề nhỏ, sự nhiệt huyết và tỉ mỉ của bà trong việc biên kịch và làm nên các tác phẩm nổi tiếng khiến nhiều khán giả không thể nào quên. |
Thu Vũ
MC, BTV sinh năm 1996 hiện làm tại VTVCab chăm diện cây đen, đồ bó sát cơ thể.
" alt=""/>Biên kịch Tây Du ký Trâu Ức Thanh qua đời ở tuổi 81Điều này cho thấy, rất có thể Windows 12 có thể đang được phát triển để trở thành hệ điều hành đám mây đầu tiên của Microsoft. Nói theo cách khác, Windows 12 sẽ được lưu trữ ngoài thiết bị, giúp người dùng có thể linh hoạt sử dụng Windows 12 ngay cả trên các thiết bị chạy phiên bản thấp hơn.
Tới thời điểm hiện tại, Microsoft muốn hợp lý hóa quá trình chuyển đổi giữa máy tính và dịch vụ Windows 365 để lưu trữ, đồng bộ dữ liệu từ đám mây, trước khi tích hợp toàn bộ vào đám mây, hay Chrome OS.
Không thể phủ nhận khả năng của của hệ thống đám mây, tuy vậy, hệ thống này vẫn còn tồn tại một số hạn chế. Chẳng hạn như, kết nối không được đồng bộ hoá trên toàn cầu, hay quyền truy cập vào hiệu suất máy tính sẽ không đồng đều tại các khu vực khác nhau.
Chính vì lẽ đó, Microsoft vẫn chưa có tham vọng phải phát triển một hệ điều hành hoàn toàn dựa trên đám mây. Windows 12 chỉ đơn thuần là kết hợp trải nghiệm người dùng để hỗ trợ nhiều trường hợp sử dụng hơn và cung cấp cho nhiều đối tượng sử dụng hơn.
Thái Hoàng(Theo Techradar)
" alt=""/>Windows 12 sẽ là hệ điều hành dựa trên đám mây đầu tiên của Microsoft?Một giờ học của sinh viên Trường Kinh doanh Harvard
Trường Kinh doanh Harvard là đơn vị khởi xướng và phổ biến phương pháp này từ năm 1912. Với họ, phân tích vụ việc vừa là một nghề kiếm tiền vừa là công cụ giảng dạy chủ chốt.
Cơ quan xuất bản của Trường Kinh doanh Harvard (HBP) cho biết họ đã bán những phân tích vụ việc này cho khoảng 4.000 trường khác trên khắp thế giới – chiếm khoảng 80% các phân tích vụ việc từng được sử dụng.
Theo báo cáo thường niên của Trường Kinh doanh Harvard, HBP thu về 194 triệu USD đô vào năm 2014 – tăng 44% so với năm 2010. Tất nhiên nguồn thu không chỉ có duy nhất từ phân tích vụ việc, tuy nhiên đơn vị xuất bản này từ chối tiết lộ doanh thu từ riêng việc bán phân tích vụ việc. Họ chỉ cho biết đã bán 12 triệu vụ việc vào năm ngoái cho các trường đại học, công ty cũng như các đơn vị khác. Giá bán lẻ dao động từ 9-15 USD/ vụ. Nếu bán cho các trường sẽ có ưu đãi hơn.
“Phương pháp dạy qua vụ việc giúp người học trải nghiệm quá trình phân tích và phản ứng trước một tình huống” – ông Robert Bruner, hiệu trưởng Trường Kinh doanh Darden thuộc ĐH Virginia nhận định.
HBP cũng bán các tài liệu gợi ý giảng dạy cho các giáo sư kinh doanh. Những tài liệu này thậm chí còn gợi ý cả những từ đặc biệt mà giáo sư nên viết lên bảng.
Hiện tại HBP giữ vị trí thống trị thị trường phân tích vụ việc. Cơ quan xuất bản của Trường Kinh doanh Darden (DBP) tự nhận mình là nhà xuất bản vụ việc lớn thứ hai ở Mỹ, nhưng nó bán ít hơn HBP tới 700.000 vụ vào năm 2014 – theo Steve Momper, giám đốc điều hành DBP.
Trong số 25 trường kinh doanh đứng đầu danh sách của Bloomberg Businessweek vào năm ngoái, có 19 trường cho biết họ sử dụng phân tích vụ việc là một trong những công cụ giảng dạy chính. Ở Trường Kinh doanh Harvard, 80% thời gian trên lớp là dành cho phân tích vụ việc. Ở Darden, con số này là 75%.
Trong khi đó, Trường Kinh doanh Tepper của Carnegie Mellon chỉ sử dụng phương pháp phân tích vụ việc khoảng 30% - theo hiệu trưởng Robert Dammon. Trường này coi phân tích vụ việc là phương pháp bổ sung cho khoa học quản lý – một phương pháp giảng dạy được phát triển ở Tepper. “Trường chúng tôi được thành lập để tìm ra một phương pháp thay thế cho cách dạy kinh doanh hiện tại, cách mà Harvard đã và đang làm” – ông Dammon nói. “Trong một vụ việc được phân tích, các vấn đề liên quan đều được bày sẵn ra cho bạn. Trong khi hầu hết vấn đề trong kinh doanh thì không hiện lên trước mắt bạn theo cách đó”.
Nguyễn Thảo(Theo Bloomberg)
" alt=""/>Harvard kiếm gần 200 triệu đô từ bán tài liệu dạy kinh tế