Kinh doanh

Kết quả Sevilla vs Barcelona, 3h00 ngày 20/6

字号+ 作者:NEWS 来源:Kinh doanh 2025-01-17 03:01:55 我要评论(0)

ếtquảSevillavsBarcelonahngàlịch 2023 Trang Anh - 20/06/2020 05:02 lịch 2023lịch 2023、、

ếtquảSevillavsBarcelonahngàlịch 2023   Trang Anh - 20/06/2020 05:02  Tây Ban Nha

1.本站遵循行业规范,任何转载的稿件都会明确标注作者和来源;2.本站的原创文章,请转载时务必注明文章作者和来源,不尊重原创的行为我们将追究责任;3.作者投稿可能会经我们编辑修改或补充。

相关文章
网友点评
精彩导读
Lạc mốc hay mọc mầm có chứa độc tố tăng khả năng gây ung thư gan, gừng mọc mầm sinh ra lưu huỳnh và khoai tây mọc mầm cũng vô cùng độc hại.

Hầu hết chị em nội trợ đều thường xuyên gặp phải tình trạng các loại củ, hạt quen thuộc như khoai tây, hành, tỏi, lạc, gừng… bị mọc mầm hay héo quắt do để lâu ngày. Đôi khi vì muốn tiết kiệm, chúng ta vẫn tận dụng để chế biến đồ ăn, chỉ bỏ đi phần mọc mầm hay bị mốc…

Tuy nhiên, theo lời khuyên của Ths.Bs Doãn Thị Tường Vi - Viện phó Viện Dinh dưỡng Lâm sàng, các bà nội trợ không nên tiếc những thực phẩm đã có dấu hiệu nêu trên. Bởi khi đã héo hay mọc mầm, nhiều loại củ có chứa những độc tố rất có hại cho sức khỏe con người. Số còn lại có thể không độc hại nhưng cũng giảm tác dụng và không còn nhiều dinh dưỡng.

{keywords}

Theo Ths.Bs Doãn Thị Tường Vi, nhìn chung các loại củ, hạt mọc mầm hầu hết đều giảm hàm lượng dinh dưỡng, tăng nguy cơ ung thư và nhiều bệnh khác

Bác sĩ cũng nêu ra một số chất độc hại trong từng loại củ héo, mốc hay mọc mầm dưới đây:

Lạc

Đối với củ lạc đã mốc hay mọc mầm, tuyệt đối không nên sử dụng bởi chúng thường có chứa nấm Aspergillus flavus - loại nấm có khả năng tạo Aflatoxin, độc tố có nguy cơ gây ung thư gan rất cao.

Hạt lạc khi đã có dấu hiệu này, mùi vị cũng rất khó ăn và dù đã được làm chín như luộc, rang hay chế biến thành kẹo thì chúng ta vẫn thường bỏ đi ngay lập tức nếu ăn phải.

Bác sĩ nhấn mạnh, không chỉ riêng lạc mà cả hạt gạo khi bị mốc cũng đều rất độc, chỉ nên bỏ đi chứ không tiếc, kể cả việc tận dụng để cho lợn ăn cũng không nên.

Gừng

Bác sĩ cho biết, theo một số tài liệu thì củ gừng khi mọc mầm sẽ sinh ra lưu huỳnh, một trong những chất rất hại cho sức khỏe con người nếu ăn phải.

{keywords}

Khi gừng mọc mầm, dinh dưỡng bên trong củ cũng không còn nguyên vẹn (Ảnh: Internet)

Đối với củ gừng tươi, chúng không chỉ tăng thêm mùi thơm khi chế biến món ăn mà còn có nhiều công dụng như kích thích tiêu hóa, giải độc, trị một số bệnh về dạ dày… Nhưng khi đã mọc mầm hoặc bị héo, dinh dưỡng cũng như các tác dụng trên của gừng đều giảm đi đáng kể. Bởi vậy nếu có cố tận dụng để chúng cũng không mấy tác dụng.

Khoai tây

Khoai tây khi mọc mầm là đã trải qua các phản ứng hóa học và không còn ăn toàn để ăn. Trong củ khoai tây mọc mầm hay trong khu vực vỏ màu xanh lá cây của củ có chứa chất solanine – một chất gây ngộ độc, nôn mửa, tiêu chảy… ở người. Nếu ngộ độc nặng sẽ dẫn đến các vấn đề về thần kinh và tiêu hóa như mê sảng, đau đầu, tê liệt, đau bụng, hạ thân nhiệt... khá nguy hiểm.

Bởi vậy, những củ khoai đã mọc mầm, chúng ta tuyệt đối không nên tiếc mà hãy vứt bỏ. Còn với củ chỉ bị màu xanh lá cây trên vỏ, thực sự cũng không tốt nhưng nếu muốn tận dụng thì trước khi chế biến phải cắt bỏ hết phần màu xanh, bổ nhỏ củ rồi ngâm nước trong ít nhất 30 phút.

Bác sĩ lưu ý thêm, với khoai tây đảm bảo dinh dưỡng (không mọc mầm, không bị vỏ xanh…) thì chúng ta chỉ nên rửa nguyên củ sau khi nạo vỏ để bảo toàn được dinh dưỡng, khi đã bổ thành miếng nhỏ không nên rửa lại nữa.

Hành, tỏi

Tương tự như các loại củ khác, hành tỏi khi đã mọc mầm thì phần củ cũng thường óp, không còn chắc, căng và tươi như bình thường.

{keywords}

Củ hành mọc mầm sau một thời gian sẽ teo tóp hơn hẳn những củ hành bình thường khác

Các loại củ làm gia vị nói chung thường có công dụng làm tăng mùi thơm của món ăn, kích thích tiêu hóa, chữa một số bệnh, bổ sung nhiều loại vitamin, kháng sinh, khoáng chất… Nhưng khi mọc mầm, chúng đã bị biến chất nên lượng dinh dưỡng trong đó giảm đi đáng kể và các tác dụng trên cũng không được phát huy.

Đề cập đến độc tố trong củ hành, tỏi mọc mầm, bác sĩ cho biết hiện tại chưa tìm thấy nghiên cứu nào cho rằng có các chất độc hại trong hành, tỏi mọc mầm.

(Theo Khám phá)

" alt="cảnh báo nguy cơ ung thư từ củ, hạt mọc mầm" width="90" height="59"/>

cảnh báo nguy cơ ung thư từ củ, hạt mọc mầm

Trong quá trình chuyển đổi số Đà Nẵng, nhiều sản phẩm công nghệ Make in DaNang đã được phát triển và nhân rộng.

Theo chia sẻ của Giám đốc Sở TT&TT Đà Nẵng Nguyễn Quang Thanh, chuyển đổi số là bước tiếp theo của thành phố trong quá trình triển khai đề án đô thị thông minh. Thành phố xác định rõ hạ tầng, dữ liệu, thông minh là 3 thành phần quan trọng của chuyển đổi số. Quá trình này, tầm nhìn của lãnh đạo, các chủ trương, chính sách đóng vai trò định hướng và quyết định trong triển khai, là yếu tố tiên quyết.

Cùng với Đà Nẵng, những năm qua, Thừa Thiên Huế cũng đã đạt được nhiều thành quả trong quá trình đưa công nghệ hỗ trợ công tác quản lý, điều hành và phục vụ người dân, doanh nghiệp. Trong xếp hạng chuyển đổi số cấp tỉnh năm 2020 do Bộ TT&TT đánh giá, Thừa Thiên Huế xếp thứ 2 toàn quốc về chỉ số tổng thể và cũng giữ vị trí thứ 2 về phát triển chính quyền số. Kết quả này có được phải kể đến mô hình vận hành hiệu quả ứng dụng Huế-S, kênh tương tác giữa người dân, doanh nghiệp và chính quyền địa phương.

Sau 3 năm phát triển, Huế-S đã trở thành ứng dụng quen thuộc với mọi người dân cố đô. 

Hoạt động chính thức từ tháng 5/2019, Huế-S được xây dựng với định hướng vừa triển khai các dịch vụ đô thị thông minh phục vụ người dân doanh nghiệp, vừa ứng dụng Chính quyền số phục vụ chuyển đổi số trong cơ quan nhà nước tỉnh. Sau 3 năm phát triển, Huế-S đã trở thành ứng dụng quen thuộc với mọi người dân cố đô. Theo số liệu của Bộ TT&TT, Huế-S đã có 793.050 lượt tải ứng dụng, tương đương 101,3% tổng số dân trên địa bàn tỉnh có dùng smartphone với thời gian sử dụng trung bình 34 phút 52 giây mỗi người/ngày. Tính riêng năm 2021, đã có 17.371.225 lượt truy cập ứng dụng.

Là dịch vụ được triển khai đầu tiên trên Huế-S để giải quyết bất cập trong việc người dân, doanh nghiệp phản ánh, kiến nghị với cơ quan chức năng, dịch vụ phản ánh hiện trường của Thừa Thiên Huế đã tạo dựng được lòng tin với người dân, doanh nghiệp. Người dân đã tích cực phản ánh các vấn đề của xã hội tới chính quyền. 193 cơ quan nhà nước và 33 tổ chức doanh nghiệp cùng tham gia xử lý 58.000 phản ánh, kiến nghị của người dân.

Theo Giám đốc Sở TT&TT Thừa Thiên Huế Nguyễn Xuân Sơn, việc triển khai thành công ứng dụng Huế-S xuất phát trên quan điểm lấy người dân làm trung tâm. Mô hình cũng đã khẳng định vai trò của người định hướng là lãnh đạo tỉnh, người đứng đầu cơ quan hành chính địa phương.

Điểm mấu chốt ở đây chính là quan điểm chỉ đạo “Biến phản ánh người dân thành ý kiến chỉ đạo của chủ tịch UBND tỉnh để các đơn vị phải thực hiện”, ông Nguyễn Xuân Sơn cho hay.

Bên cạnh những địa phương mà chuyển đổi số đã thu được những kết quả rõ nét như Đà Nẵng hay Thừa Thiên Huế, thời gian hơn 2 năm qua cũng ghi nhận nỗ lực của nhiều địa phương trong tiến trình chuyển dịch các hoạt động lên môi trường số như Bình Dương, Bình Phước, Thái Nguyên, Lạng Sơn…

Đơn cử như, với Lạng Sơn, là tỉnh nghèo và nhỏ, tại thời điểm ra quân phát triển kinh tế số của tỉnh hồi tháng 7/2021, ông Hồ Thiến Thiệu, Chủ tịch UBND tỉnh này đã khẳng định: “Lạng Sơn xác định chuyển đổi số, phát triển kinh tế số là nhiệm vụ trọng tâm cần tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện, với sự quyết tâm vào cuộc của cả hệ thống chính trị, chính quyền các cấp, huy động mọi nguồn lực xã hội, phát huy sức mạnh của toàn hệ thống chính trị, cộng đồng, xã hội”.

Cùng với Tổ công nghệ số cộng đồng, nền tảng cửa khẩu số cũng là 1 sáng kiến gắn thương hiệu Lạng Sơn để có thể nhân rộng toàn quốc.

Từ đặc thù của địa phương mình, Tỉnh ủy Lạng Sơn đã xây dựng Nghị quyết về chuyển đổi số tỉnh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 với 5 trụ cột chính gồm chuyển đổi số của tỉnh gồm chuyển đổi số trong cơ quan Đảng, chính quyền số, kinh tế số, xã hội số và cửa khẩu số.

Đến nay, theo lãnh đạo UBND tỉnh Lạng Sơn, chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh đã đạt được những kết quả nhất định. Kết quả chuyển đổi số đã tác động rất mạnh mẽ đến đời sống người dân, đến việc thực hiện các chủ trương, chính sách để phát triển kinh tế xã hội địa phương.

“Chuyển đổi số đã có sự đóng góp rất quan trọng vào việc nâng cao chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI), chỉ số cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của Lạng Sơn”, đại diện lãnh đạo UBND tỉnh Lạng Sơn cho hay.

Chuyển đổi số trước tiên là việc của người đứng đầu

Có thể thấy, điểm chung của những địa phương đang nổi lên như những điểm sáng về chuyển đổi số là sự quyết liệt của người đứng đầu; là việc chú trọng lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm của mọi hoạt động cũng như trong việc chọn những vấn đề, bài toán đang là “nỗi đau” của địa phương để giải quyết.

Về vai trò của người đứng đầu trong chuyển đổi số, lãnh đạo Bộ TT&TT đã nhiều lần nhấn mạnh, chuyển đổi số là việc của người đứng đầu và người lãnh đạo cao nhất phải là người đi đầu, là nhân tố chính trong hoạt động chuyển đổi số.

“Cẩm nang chuyển đổi số” do Bộ TT&TT phát hành nêu rõ: “Nhà lãnh đạo chuyển đổi số là người đứng đầu tổ chức, có tầm nhìn, thiết lập được sứ mệnh cho tổ chức, có niềm tin là công nghệ số, chuyển đổi số giúp giải quyết những vấn đề nhức nhối của tổ chức mình và kiên định với mục tiêu đặt ra. Nhà lãnh đạo chuyển đổi số không nhất thiết và không cần phải hiểu về công nghệ số. Điều quan trọng nhất với nhà lãnh đạo là biết đặt ra bài toán. Nhà lãnh đạo chuyển đổi số là người có khát vọng thay đổi, là người dám chấp nhận cái mới và dám cho cái mới một cơ hội”.

Trao đổi tại Diễn đàn chuyển đổi số Việt Nam - châu Á 2022 hồi cuối tháng 5, ông Trương Gia Bình, Chủ tịch Hội đồng sáng lập VINASA, Chủ tịch FPT khẳng định rằng người đứng đầu, nhà lãnh đạo đóng vai trò vô cùng quan trọng trong tiến trình chuyển đổi số: “Mỗi tỉnh thành, mỗi địa phương và doanh nghiệp cần tìm ra cho mình một nhà lãnh đạo chuyển đổi số có khát vọng thay đổi, truyền cảm hứng và thúc đẩy kết nối để toàn bộ tổ chức, cá nhân cùng song hành, cùng sáng tạo, cùng hành động”.

Từ thực tế triển khai tại Đà Nẵng, ông Nguyễn Quang Thanh, Giám đốc Sở TT&TT cho biết, có 4 yếu tố quan trọng trong xây dựng thành phố thông minh và chuyển đổi số là Lãnh đạo, Liên kết, Lực lượng, Lâu dài. Và ở giai đoạn đầu, khi chuyển đổi nhận thức, đặt nền tảng cho chuyển đổi số, vai trò của người lãnh đạo rất quan trọng.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên – Huế Nguyễn Thanh Bình nhận định, ở giai đoạn hiện nay, vai trò người lãnh đạo cực kỳ quan trọng – là người đặt ra chủ trương, dẫn dắt, người quyết định những giải pháp cụ thể, thậm chí là tìm kiếm nguồn lực để triển khai.

Vân Anh

" alt="Người đứng đầu quyết liệt giúp địa phương chuyển đổi số hiệu quả" width="90" height="59"/>

Người đứng đầu quyết liệt giúp địa phương chuyển đổi số hiệu quả

Trung tâm Điều hành thông minh tỉnh Thái Nguyên. 

Theo PGS.TS Vũ Ngọc Anh, nhiều nước trên thế giới đã tận dụng những thành tựu của Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 để xây dựng các đô thị thông minh. 

Trong đó, 6 đô thị thông minh nhất hiện nay là New York, London, Paris, Tokyo, Reykjavik và Singapore. Điểm chung của các đô thị thông minh này là hạ tầng giao thông kết nối tốt, giao thông công cộng được chuyển đổi số và kết nối với các hệ thống giám sát, điều khiển.

New York (Mỹ) là thành phố thực hiện rất tốt việc chuyển đổi số ngành cấp nước. Người dân ở đây theo dõi được lượng nước cũng như chất lượng nước tiêu thụ. 

PGS.TS Vũ Ngọc Anh chia sẻ về các mô hình đô thị thông minh thành công trên thế giới

Ở Paris (Pháp), thành phố này đang chuyển sang các hệ thống giao thông không dùng năng lượng hóa thạch. Với Singapore, họ có những thùng rác thông minh, xử lý ngay tại các trạm mini. 

Tại Nhật, chính quyền Tokyo đã xây dựng nhiều giếng chứa nước khổng lồ, có thể tích lũy hàng triệu mét khối nước nhằm đối phó với các trận mưa lớn do thời tiết cực đoan. 

“Hiện 63 tỉnh, thành phố tại Việt Nam đã có đề án về việc xây dựng thành phố thông minh. Vấn đề giờ đây là chúng ta nên chọn mô hình gì và làm như thế nào. Các thành phố sẽ phải dựa vào điều kiện cụ thể của mình để lựa chọn việc phát triển đô thị thông minh cho phù hợp”, PGS.TS Vũ Ngọc Anh chia sẻ.

Điểm sáng của Việt Nam về mô hình thành phố thông minh

Đà Nẵng là một trong những địa phương tích cực nhất cả nước trong việc triển khai mô hình đô thị thông minh. Theo ông Nguyễn Quang Thanh – Giám đốc Sở TT&TT Đà Nẵng, tại đây, người dân khi đi xe buýt có thể đứng ở vị trí của mình và gửi tin nhắn theo cú pháp tới tổng đài để nhận được thông tin về các tuyến và trạm xe buýt gần nhất.

Với du khách, khi đến một nhà hàng bất kỳ tại Đà Nẵng, họ có thể nhắn tin theo cú pháp về tên, địa chỉ nhà hàng. Hệ thống sau đó sẽ gửi tin nhắn cho biết nhà hàng đó đã được cấp giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm hay chưa, lịch sử của cơ sở kinh doanh đó có vi phạm về an toàn thực phẩm không. 

Người dân Đà Nẵng có thể chủ động tìm vị trí đỗ xe qua ứng dụng Danang Parking. 

Tương tự đối với dịch vụ vận tải, khi du khách sử dụng dịch vụ vận tải tại Đà Nẵng, họ có thể nhắn số xe của người cung cấp dịch vụ cho tổng đài. Hệ thống sẽ trả về thông tin chi tiết cho biết chiếc xe sử dụng được đăng ký năm nào, có thường xuyên bảo dưỡng định kỳ hay không.

Theo Giám đốc Sở TT&TT Đà Nẵng, thành phố đã triển khai Trung tâm giám sát giao thông thông minh để điều hành đèn tín hiệu giao thông. Hệ thống còn có khả năng giám sát việc đỗ xe ở các tuyến đường. Người dân Đà Nẵng cũng có thể xác định vị trí đỗ xe thông qua app.

Ông Nguyễn Quang Thanh cho rằng, để triển khai chuyển đổi số thành phố thông minh, cần có sự quyết tâm của lãnh đạo, nguồn lực, có lộ trình triển khai và tầm nhìn lâu dài. 

Đô thị thông minh ở Việt Nam cần những gì?

Theo ông Nguyễn Thanh Hải - Giám đốc Trung tâm Chiến lược mạng lưới và Đổi mới công nghệ (Tập đoàn Viettel), cốt lõi của đô thị thông minh sẽ tiến hóa theo 5 bước. 

Đầu tiên, phải xây dựng được mạng lưới cảm biến ở khắp nơi trong thành phố. Tiếp đến, sau khi thu thập dữ liệu, cần kết nối các dữ liệu này tới các nền tảng quản lý. 

Ở bước thứ 3, sau khi đã kết nối, cần có nền tảng để phân tích và điều hành các hệ thống theo thời gian thực. Sau đó, cần tích hợp tất cả hệ thống đó lại thành một hệ thống thành phố thông minh duy nhất. Cuối cùng là việc cung cấp các dịch vụ của thành phố thông minh cho người dân. 

Ông Huỳnh Lương Huy Thông - Giám đốc Lab R&D TP.HCM (Tập đoàn VNPT) chia sẻ về các ứng dụng cần có của đô thị thông minh.

Chia sẻ về các đặc điểm cần có của một đô thị thông minh ở Việt Nam, ông Huỳnh Lương Huy Thông - Giám đốc Lab R&D TP.HCM (Tập đoàn VNPT) cho rằng, vấn đề các đô thị lớn đang gặp phải là lượng phương tiện giao thông tăng nhanh, từ đó dẫn đến việc ùn tắc giao thông và ảnh hưởng đến an toàn giao thông, an ninh trật tự đô thị. 

Bên cạnh đó, theo ông Thông, tình hình an ninh trật tự hiện nay cũng diễn biến khá phức tạp, tội phạm xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, cướp giật,... có chiều hướng gia tăng. Do vậy, các đô thị ngày nay cần có các giải pháp ứng dụng CNTT để giải quyết vấn đề này. 

“Đó có thể là hệ thống giám sát giao thông qua camera. Hiện hệ thống giám sát do VNPT phát triển có thể nhận diện khuôn mặt và các đặc điểm như giới tính, độ tuổi để tìm khớp dữ liệu trong kho có sẵn. Hệ thống này cũng được tích hợp AI để phát hiện việc có người đột nhập khu vực cấm hay hành vi tụ tập đông người trái phép,...” ông Thông chia sẻ. 

Tại Việt Nam đã có những giải pháp camera giám sát tích hợp AI và dữ liệu lớn, có khả năng nhận diện khuôn mặt. 

Theo vị chuyên gia này, các thành phố thông minh tại Việt Nam cũng nên ứng dụng các giải pháp lắng nghe mạng xã hội. Đây là hệ thống có khả năng rà quét thông tin trên Facebook, YouTube, báo chí và các diễn đàn, sau đó tiến hành phân tích và đưa ra các chủ đề được quan tâm nhất. 

Trên cơ sở thông tin tổng hợp cũng như các sắc thái của người dùng mạng xã hội, cơ quan chức năng có thể tìm ra các vấn đề được dư luận quan tâm để xử lý, giải quyết hiệu quả, nhanh chóng. 

Trọng Đạt

" alt="Tra cứu online, nhận diện khuôn mặt: Chuyện thường ngày ở thành phố thông minh" width="90" height="59"/>

Tra cứu online, nhận diện khuôn mặt: Chuyện thường ngày ở thành phố thông minh