Nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục Bưu điện Mai Liêm Trực cho biết, mở cửa thị trường viễn thông là chủ trương chung đã có từ năm 1995 của Chính phủ mà hồi đó ông Võ Văn Kiệt làm Thủ tướng. Suốt 2 năm triển khai chủ trương này rất khó khăn, nhưng Tổng cục Bưu điện lúc bấy giờ rất quyết tâm mở cửa thị trường. Internet có những thuận lợi hơn viễn thông do yêu cầu bức thiết mở cửa dịch vụ của xã hội và thời đó chưa có bất cứ một doanh nghiệp nào hoạt động trong lĩnh vực này. Lúc đó, mặc dù VNPT có mạng lưới đã được số hoá và sẵn sàng hạ tầng để phát triển Internet song những lực lượng là giới khoa học, nghiên cứu lại tham gia đấu tranh mạnh mẽ nhất để mở Internet.
Internet khác viễn thông là chỉ gặp khó về vấn đề quản lý dịch vụ và nội dung thông tin chứ về kỹ thuật thì không mấy phức tạp và đầu tư không nhiều nên các doanh nghiệp khác cũng có thể tham gia cung cấp dịch vụ. Lúc đó, việc mở cửa thị trường Internet vẫn còn hạn chế, phải mở dần dần vì chỉ có duy nhất VNPT cung cấp hạ tầng truyền dẫn và các ISP khác phải phụ thuộc vào VNPT. Mãi sau này Tổng cục Bưu điện mới cấp phép thêm cho các doanh nghiệp khác được cung cấp dịch vụ như SPT, FPT. Mục đích cho các doanh nghiệp mới tham gia cung cấp dịch vụ Internet để tập hợp sức mạnh của xã hội về vốn, cán bộ kỹ thuật trong khi viễn thông chưa làm được.
Ông Mai Liêm Trực chia sẻ: ""Thời điểm đó ý kiến phản đối đưa Internet vào Việt Nam cũng có nhưng không nhiều. Tuy nhiên lại lắm ý kiến lo ngại, kể cả ở lãnh đạo cấp cao. Ai cũng nghĩ rằng Internet sẽ vào Việt Nam, nhưng có điều đưa sớm hơn hoặc chậm hơn mà thôi. Vì vậy, vấn đề là liệu chúng ta có mất cơ hội lần nữa hay không. Lúc đó chúng tôi cảm nhận Internet sẽ vào Việt Nam nhưng có nguy cơ chậm và nếu cho mở thì sẽ bị nhiều yếu tố hạn chế ảnh hưởng đến tốc độ phát triển. Vì vậy, chúng tôi phải thuyết phục mở càng sớm càng tốt, thậm chí tạm thời chấp nhận cả những chỉ đạo mà mình không hài lòng, thậm chí là ấm ức để mở Internet rồi tính tiếp".
" alt=""/>Ông Mai Liêm Trực kể chuyện đến nhà Cố Thủ tướng Phan Văn Khải thuyết phục cho mở InternetNgân hàng Trung ương Trung Quốc, một trong bốn ngân hàng thương mại quốc doanh lớn nhất nước này, đã nộp đơn xin cấp bằng sáng chế cho một quy trình được đánh giá là tốt hơn có khả năng mở rộng quy mô các hệ thống blockchain.
Theo một tài liệu được công bố vào ngày 23/2 bởi Văn phòng Sở hữu trí tuệ Trung Quốc (SIPO), đơn đăng ký lần đầu tiên được đệ trình vào ngày 28/9 năm ngoái và do Zhao Shuxiang phát minh.
Thông tin chi tiết từ hồ sơ này, thay vì cho phép một khối mới lưu trữ các giao dịch từ khối trước đó, một hệ thống nén dữ liệu có thể được sử dụng để đóng gói các giao dịch từ nhiều khối vào trong một thứ mà bằng sáng chế gọi là "khối dữ liệu".
Ví dụ, như hồ sơ của bằng sáng chế mô tả, một khi hệ thống nhận được yêu cầu nén các giao dịch từ khối 1 đến số 1000, một “khối dữ liệu” mới được hình thành và tạm thời lưu trữ trên một hệ thống lưu trữ khác. Hệ thống sau đó sẽ vận hành các dữ liệu được đóng gói thông qua một giá trị hàm băm.
Hơn nữa, hệ thống nén sẽ đánh dấu nhãn để xác định các khối trên blockchain, các khối dữ liệu mới vừa được hình thành và sự kiện nén. Mối quan hệ tương ứng giữa ba nhãn cũng được ghi lại trên blockchain.
Thể hiện sự đầu tư và nghiên cứu đúng mực nhằm đảm bảo trải nghiệm khách hàng, Galaxy C9 Pro dù nổi trội ở cấu hình, hiệu năng và trải nghiệm hiển thị, nhưng vẫn đảm bảo được kích thước mỏng cùng trọng lượng tương đối nhẹ. Máy chỉ có độ dày 6,9mm cùng trọng lượng 185g, tương đương những sản phẩm 5,5 inch trên thị trường.
Galaxy C9 Pro dùng khung nhôm nguyên khối với thiết kế bo tròn. Các chi tiết được hoàn thiện kỹ lưỡng, điểm nhấn nổi trội là dải ăng-ten kiểu chỉ mảnh chạy song song ở mặt lưng. Phím cứng trên máy được làm đơn giản, có thể dễ dàng thao tác bằng một tay.
Điểm cộng trên Galaxy C9 Pro là màn hình lớn đến 6 inch, viền màn hình mỏng, ít chiếm không gian hiển thị ở mặt trước. Máy có thiết kế tốt, không cồng kềnh và vẫn toát lên được sự sang trọng, quý phái của một mẫu điện thoại cận cao cấp.
Nguyễn Minh (theo GSMArena)