Kinh doanh

Xót xa bé gái 6 tuổi bị ung thư đau đớn, chắp tay cầu xin sự sống

字号+ 作者:NEWS 来源:Giải trí 2025-01-16 18:38:28 我要评论(0)

Cuối tháng 6 này,ótxabégáituổibịungthưđauđớnchắptaycầuxinsựsốlich bong da dem nay c&oclich bong da dem naylich bong da dem nay、、

Cuối tháng 6 này,ótxabégáituổibịungthưđauđớnchắptaycầuxinsựsốlich bong da dem nay cô bé Nguyễn Thị Cẩm My sẽ tròn 6 tuổi. Trong khi những đứa trẻ khỏe mạnh khác còn đang vui vẻ chuẩn bị hành trang vào lớp 1 thì con lại ngày ngày bị tra tấn bởi căn bệnh ung thư hiểm ác. Trên tay của con đầy dấu vết của kim đâm. Hơn 1 năm nay, đau đớn trên thân xác mà Cẩm My gánh chịu thậm chí vượt xa nỗi đau của nhiều người lớn đã sống một đời.

Gặp Cẩm My lần đầu, nếu không biết trước, có lẽ chẳng ai tin con đang mang trong mình căn bệnh hung hiểm. Với mái tóc đang lởm chởm mọc, khuôn mặt hay nhăn nhó, người ta chỉ nghĩ con là một đứa trẻ khó tính. Thế nhưng, cô bé ấy đang phải ngày đêm chiến đấu với tử thần để giành giật sống còn.

Bé Nguyễn Thị Cẩm My đau đớn vì căn bệnh ung thư hành hạ hơn 1 năm nay.

Khoảng tháng 3 năm ngoái, sau nhiều ngày đau bụng quằn quại, bác sĩ phát hiện trong bụng của Cẩm My có một khối u lớn của vùng sau phúc mạc và phúc mạc. Cho đến tận bây giờ, chị Nguyễn Thị Thanh Tâm, mẹ của con vẫn còn chưa hết tự trách mình vì không nhìn ra sự khác thường ở con gái sớm hơn.

“Lúc đó cả gia đình bàng hoàng lắm. Vì phát hiện bệnh trễ, tế bào ung thư đã di căn lên vùng hốc mắt của bé. Đợt nghỉ lễ 30/4 năm ngoái, đôi mắt con hơi lồi, xung quanh bầm tím như bị đánh, tội nghiệp con”, chị Tâm nấc nghẹn.

Tháng 5/2021, Cẩm My chưa đầy 5 tuổi bắt đầu gia nhập đội ngũ “đầu trọc”. Những đợt thuốc hóa chất cứ thế đánh vào cơ thể non nớt. Đứa trẻ vốn hoạt bát, vui vẻ nhưng sau khi bị vài đợt thuốc nóng như thiêu đốt hành hạ đến ăn ngủ không ngon, con dần tắt nụ cười.

Mùa hè năm ngoái, dịch Covid-19 bùng phát ở thành phố, mẹ con Cẩm My bị mắc kẹt nhiều tháng trong căn phòng trọ nhỏ chỉ khoảng 6m2, kín bưng, bức bối. Cứ cách khoảng 2 tuần, hai mẹ con lại đi xét nghiệm Covid-19 để vào bệnh viện truyền thuốc. Đau đớn vì bệnh, lại sợ sệt mỗi lần phải lấy mẫu xét nghiệm, cô bé gào khóc, oán trách mẹ không cho về nhà.

Người mẹ chua xót cho con gái: “Bệnh khiến con đau lắm. Cứ từng cơn, từng cơn, con đau quặn, co rúm cả người. Tôi nào dám đưa con về”.

Phòng trọ chật chội chỉ đủ kê chiếc giường đơn và 1 lối đi nhỏ khiến cô bé bức bối, ăn ngủ không ngon.

Bởi khối u lớn, lại ôm sát mạch máu nên chưa thể thực hiện ca phấu thuật cắt bỏ, các bác sĩ quyết định đánh thuốc hóa chất cho con đến khi nào khối u teo nhỏ thì sẽ mổ. Đến nay, sau hơn 1 năm, con đã phải truyền 15 đợt thuốc nhưng tình trạng khối u vẫn không có tiến triển. Vì vậy, con chỉ có thể tiếp tục đánh thuốc hóa trị. Thế nhưng, cha mẹ con đã không còn nơi cậy nhờ để tiếp tục cứu chữa cho con.

Vốn chẳng có đất đai canh tác, trước khi Cẩm My bị bệnh, vợ chồng chị Tâm cật lực đi làm mướn, chi tiêu dè xẻn, chắt bóp dành dụm được hơn 40 triệu đồng. Họ dự định sẽ dựng căn nhà nhỏ để xin cha mẹ ra ở riêng. Thế nhưng, chưa kịp làm nhà thì con gái út đã đổ bệnh.

Chị Tâm nhẩm tính, mỗi tháng, chỉ riêng tiền viện phí và tiền trọ ít nhất cũng đã 10 triệu đồng, còn chưa kể ăn uống, mua thuốc bên ngoài và những đợt con sốt cao, thiếu máu, phải nhập viện. Một mình anh Nguyễn Văn Hiếu đi làm phụ hồ chẳng thể cáng đáng được.

Toàn bộ số tiền tích cóp trong nhiều năm nhanh chóng hết sạch. Hơn 1 năm chữa bệnh cho con gái, vợ chồng chị phải vay mượn của họ hàng, người quen, số tiền lên tới cả trăm triệu đồng. Đến nay, đã chẳng còn ai có thể giúp thêm.

Dù biết con đau đớn, khó chịu, nhưng chẳng có tiền mua đồ ngon, vật lạ như người ta, chị Tâm đành năn nỉ để con gái ăn cơm khô khốc.

Chưa lo được tiền cho đợt thuốc tới của con, chị Tâm lại càng lo lắng khi cuối tháng 6, con hết tuổi nhi đồng, bảo hiểm y tế sẽ chỉ chi trả cho 80%, đến lúc đó, gánh nặng viện phí sẽ còn nhiều hơn hiện tại. chị đành phải cầu cứu khắp nơi.

Ông Đặng Văn Mừng, trưởng ấp Qui Lân 3, xã Thạnh Quới, huyện Vĩnh Thành, TP. Cần Thơ cho biết, ở quê, gia đình anh Hiếu, chị Tâm chưa có nhà riêng, sống nhờ nhà nội. Hằng ngày chăm chỉ đi làm mướn để nuôi 3 đứa con. Khi bé Cẩm My bệnh, địa phương cũng cố gắng hỗ trợ nhưng chẳng đáng là bao. Gia đình chị Tâm phải tự lo liệu nên vô cùng khó khăn. Mong sao có các nhà hảo tâm giúp đỡ để bé My tiếp tục được điều trị bệnh.

Khánh Hòa 

Mọi sự giúp đỡ xin gửi về:

1.     Gửi trực tiếp:Chị Nguyễn Thị Thanh Tâm hoặc anh Nguyễn Văn Hiếu; Địa chỉ: ấp Qui Lân 3, xã Thạnh Quới, huyện Vĩnh Thành, TP. Cần Thơ; Điện thoại: 0365704487.

2.     Ủng hộ qua Báo VietNamNet: Ghi rõ ủng hộMS 2022.154 (Bé Nguyễn Thị Cẩm My)

Chuyển khoản: Báo VIETNAMNET

Số tài khoản: 0011002643148. Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam - 198 Trần Quang Khải, Hà Nội

- Chuyển khoản từ nước ngoài: Bank account: Báo VIETNAMNET

- The currency of bank account: 0011002643148          

- Bank:- BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM

- Address: 198 Tran Quang Khai, Hanoi,Vietnam

- SWIFT code: BFTVVNV X

- Qua TK ngân hàng Vietinbank:

Chuyển khoản: Báo VietNamNet

Số tài khoản: 114000161718

Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Đống Đa

- Chuyển tiền từ nước ngoài:

Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Industry and Trade, Dong Da Branch

- Address: 183 Nguyễn Lương Bằng, quận Đống Đa, Hà Nội

- Swift code: ICBVVNVX126

3.     Hoặc trực tiếp báo VietNamNet:

- Phía Bắc địa chỉ: tầng 3, tòa nhà C’Land,156 Xã Đàn 2, phường Nam Đồng, quận Đống Đa, Hà Nội.

- Phía Nam: Văn phòng đại diện báo VietNamNet phía Nam, số 408 Điện Biên Phủ, P11,Q10, TP.HCM. Điện thoại: 19001081.

Bị tai nạn phải cắt cụt 1 chân, cha nghèo lo nợ nần vùi lấp tương lai 3 con thơVay tiền mua chiếc máy cày kéo rơ moóc cũ chưa được bao lâu thì tai nạn ập đến, anh Vũ rơi vào cảnh "thập tử nhất sinh". Tỉnh lại đã thấy bị cưa mất chân phải, cơ thể suy kiệt, anh từng ước “sao không chết luôn để vợ con đỡ khổ!”.

1.本站遵循行业规范,任何转载的稿件都会明确标注作者和来源;2.本站的原创文章,请转载时务必注明文章作者和来源,不尊重原创的行为我们将追究责任;3.作者投稿可能会经我们编辑修改或补充。

相关文章
网友点评
精彩导读
Trước sự bùng phát của đại dịch Covid-19 nên hàng loạt trận đấu của các đội tuyển quốc gia trong dịp FIFA Day như vòng loại World Cup 2022 và giao hữu quốc tế đều phải dời lịch hoặc hủy bỏ.

Cũng bởi vậy mà bảng xếp hạng FIFA trong tháng 6/2020 hầu như không có sự xáo trộn nào so với tháng trước.

Theo đó, đội tuyển Việt Nam với 1.258 điểm tiếp tục giữ vững vị thế số 1 Đông Nam Á, xếp hạng 14 châu Á và hạng 94 thế giới.  

{keywords}
Tuyển Việt Nam vẫn là đội bóng số 1 Đông Nam Á

Với 1.178 điểm, đôị tuyển Thái Lan tiếp tục xếp số 2 Đông Nam Á, đứng vị trí thứ 113 thế giới, kém ĐT Việt Nam 19 bậc. Các vị trí tiếp theo trong khu vực là Philippines (hạng 124), Myanmar (hạng 136), Malaysia (hạng 154),...

Tuy nhiên Nam Sudan là đội duy nhất ngoại lệ. Dù không chơi trận nào nhưng đội tuyển ở khu vực châu Phi này vẫn tăng một bậc lên xếp hạng 168.

{keywords}
Top 15 đội tuyển mạnh nhất châu Á hiện tại. Ảnh: AFC

Trong top 10 trên bảng xếp hạng vị trí của các đội tuyển vẫn giữ nguyên khi Bỉ tiếp tục giữ vững vị trí số 1 thế giới với 1.765 điểm, xếp sau lần lượt là Pháp (1.733 điểm), Brazil (1.712 điểm), Anh (1.661 điểm) và Uruguay (1.645 điểm),...

Ở châu Á, Nhật Bản vẫn là đội bóng số 1 châu lục (1.500 điểm), tiếp đến là Iran (1.489 điểm), Hàn Quốc (1.464 điểm), Australia (1.457điểm), Qatar (1.396 điểm),...

Video Việt Nam 1-0 Malaysia: lượt đi vòng loại World Cup 2022

Thiên Bình

" alt="Bảng xếp hạng FIFA tháng 6/2020: Việt Nam cho Thái Lan ngửi khói" width="90" height="59"/>

Bảng xếp hạng FIFA tháng 6/2020: Việt Nam cho Thái Lan ngửi khói

Phải tăng chỉ tiêu từ xét tốt nghiệp vì trúng tuỷển "ảo" từ các phương thức khác quá nhiều

Thí sinh đang trong thời gian điều chỉnh nguyện vọng xét tuyển đại học bằng phương thức trực tuyến (hạn cuối 17h ngày 25/9) và điều chỉnh bằng phiếu (hạn cuối 17h ngày 27/9).

Nhiều trường ĐH có các phương thức xét tuyển từ học bạ, đánh giá năng lực đã công bố điểm chuẩn và thời gian xác nhận nhập học. Tuy nhiên, lượng trúng tuyển “ảo” từ các phương thức này quá nhiều, khiến các trường phải điều chỉnh chỉ tiêu xét từ kết quả tốt nghiệp THPT 2020.

Theo đề án tuyển sinh của Trường ĐH Khoa học Xã hội và nhân văn TP.HCM, năm nay trường tuyển 3.339 chỉ tiêu theo 4 phương thức. Trong đó, phương thức xét từ kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT chiếm 55-65% tổng chỉ tiêu (tối đa 2.170 chỉ tiêu). Tuy nhiên, mới đây trường này đã công bố điều chỉnh chỉ tiêu xét từ kết quả thi tốt nghiệp lên 2.855, chiếm 85% tổng chỉ tiêu tuyển sinh.

{keywords}
Thí sinh dự thi tốt nghiệp THPT (Ảnh: Thanh Tùng)

Trường ĐH Khoa học Tự nhiên TP.HCM, sau đợt xác nhận nhập học bằng các phương thức tuyển thẳng, xét học bạ và kỳ thi đánh giá năng lực do ĐH Quốc gia TP.HCM tổ chức, chỉ tiêu còn lại cho phương thức xét kết quả thi tốt nghiệp THPT quốc gia năm 2020 là 2.325 chỉ tiêu, chiếm gần 65% tổng chỉ tiêu tuyển sinh năm 2020. Số chỉ tiêu này đã tới tăng 30% so với đề án công bố trước đó (khoảng 1.200 chỉ tiêu, chiếm 35% tổng chỉ tiêu).

Tại Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM, trước đó đã gọi 2.500 thí sinh trúng tuyển theo các phương thức khác nhưng số thí sinh xác nhận nhập học chưa tới 30%. Do vậy, còn tới hơn 5.500 chỉ tiêu xét tuyển từ kết quả thi tốt nghiệp THPT.

Tương tự, Trường ĐH Kinh tế TP.HCM đã gọi 2.000 thí sinh trúng tuyển từ học bạ và các phương thức xét khác nhưng chỉ khoảng 50% xác nhận nhập học. Trường ĐH Kinh tế TP.HCM đã tăng chỉ tiêu xét từ kết quả thi tốt nghiệp THPT từ 20 - 30% ban đầu lên tới 40% chỉ tiêu (2.320 thí sinh).

Ông Phạm Thái Sơn, Trưởng phòng đào tạo, Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm TPHCM, cho hay trường điều chỉnh chỉ tiêu xét từ kết quả thi tốt nghiệp THPT từ 40% tổng chỉ tiêu ban đầu (1.400 chỉ tiêu) lên 70% (2.450 chỉ tiêu).

Các Trường ĐH Kiến trúc TP.HCM, Trường ĐH Nguyễn Tất Thành…cũng tăng chỉ tiêu từ xét kết quả tốt nghiệp.

Điểm chuẩn sẽ biến động?

Ông Phạm Thái Sơn, Trưởng phòng đào tạo, Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM, nhìn nhận điểm số của thí sinh năm nay quá cao. Mức điểm trên 20 ở các tổ hợp môn thuộc khối A00, D01, B00 chiếm khoảng 70% số thí sinh đăng ký xét đại học. Với tình hình hiện tại, điểm chuẩn chắc chắn sẽ có biến động so với dự đoán trước đó.

Tại Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM, theo ông Sơn điểm chuẩn vẫn sẽ tăng ở những ngành Kinh tế, Công nghệ, Du lịch-dịch vụ vốn là thế mạnh. Các ngành như Điện tử, Cơ khí, Cơ điện tử,... vẫn giữ như năm 2019. Các ngành Khoa học thủy sản, Công nghệ vật liệu thì sẽ tiến tới xóa ngành vì không tuyển sinh được.

Ông Phùng Quán, Trưởng phòng Thông tin truyền thông, Trường ĐH Khoa học Tự nhiên TP.HCM, cho hay có thể thấy sau khi các trường điều chỉnh đề án tuyển sinh thì cơ hội còn lại cho các thí sinh sử dụng phương thức xét tuyển bẳng điểm kỳ thi tốt nghiệp THPT là rất rộng mở. Tuy nhiên so với năm ngoái ngành nào điểm chuẩn tăng sẽ vẫn tăng, ngành điểm thấp vẫn thấp.

Theo ông Quán, ở Trường ĐH Khoa học Tự nhiên, những ngành "hot" vẫn chỉ còn 35% chỉ tiêu cho xét từ kết quả tốt nghiệp, nên điểm chuẩn vẫn sẽ cao. 

Trong khi đó, hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật, Đỗ Văn Dũng lại cho rằng, do tăng chỉ tiêu theo phương thức xét từ kết quả thi tốt nghiệp THPT nên điểm chuẩn vào trường sẽ giảm so với dự kiến trước đó. Trước đó, trường gọi 2.500 thí sinh trúng tuyển các phương thức xét học bạ, ưu tiên xét tuyển…nhưng chỉ khoảng 30% nhập học. 

“Nhiều chỉ tiêu lên thì điểm chuẩn sẽ giảm. Thay vì tăng so với năm ngoái 3 điểm thì giờ tăng khoảng 2- 2,5 điểm”- ông Dũng nói.

Trước đó, ông Dũng dự đoán tính điểm chuẩn năm nay bằng cách lấy điểm chuẩn năm 2019 và cộng thêm 3 điểm ở mỗi ngành (tăng khoảng 3 điểm). Hiện tại, ông Dũng dự đoán điểm chuẩn sẽ giảm so với dự đoán trước đó khoảng 0,5 điểm ở từng ngành.

Lê Huyền

Điểm chuẩn đại học 2020 có thể tăng cao nhất khoảng 5 điểm

Điểm chuẩn đại học 2020 có thể tăng cao nhất khoảng 5 điểm

Điểm chuẩn đại học 2020 xét tuyển từ kết quả thi tốt nghiệp THPT được nhiều trường nhận định sẽ tăng vọt. So với năm 2019, ngành tăng ít nhất 0,5 điểm, ngành tăng nhiều nhất có thể lên tới 5 điểm.

" alt="Trúng tuyển “ảo” từ học bạ, năng lực quá nhiều, điểm chuẩn ĐH lại biến động?" width="90" height="59"/>

Trúng tuyển “ảo” từ học bạ, năng lực quá nhiều, điểm chuẩn ĐH lại biến động?