Từ ngày 1/7/2021, các smartphone mới sản xuất phải tích hợp 4G, bật mặc định tính năng VoLTE. Đây là công nghệ cho phép gọi điện thoại với chất lượng cao trên nền tảng mạng 4G, mang lại những trải nghiệm cao cấp hơn cho khách hàng.
Cùng với chính sách trên, Cục Viễn thông (Bộ TT&TT) đã phối với các doanh nghiệp di động, nhà sản xuất, đại lý cung cấp điện thoại smartphone như Apple, Samsung, Oppo, Vivo, Nokia, Realme... rà soát và phát hành bản cập nhật cho các điện thoại 4G còn mới, đủ khả năng để hỗ trợ, cập nhật bật tính năng VoLTE.
Tuy vậy, trên thực tế, vẫn còn một số điện thoại smartphone 3G, 4G thời kỳ đầu chưa được tích hợp tính năng VoLTE. Những thiết bị này sử dụng công nghệ 2G để thực hiện việc gọi thoại. Do đó, dù không phải điện thoại 2G, nhóm đối tượng sử dụng smartphone 3G, 4G thời kỳ đầu cũng sẽ bị ảnh hưởng khi việc tắt sóng 2G được thực hiện.
Theo thống kê đến tháng 9/2023, ở Việt Nam hiện có khoảng 15 triệu máy điện thoại 4G không thể sử dụng thoại chất lượng cao VoLTE hay nhắn tin trên mạng 4G.
Tại tọa đàm do CLB nhà báo công nghệ thông tin tổ chức sáng 5/12, bà Vũ Thu Hiền - Trưởng Phòng Chính sách và Quy hoạch Tần số (Cục Tần số Vô tuyến điện, Bộ TT&TT) một lần nữa khẳng định, đến tháng 9/2024, Bộ TT&TT đặt mục tiêu trên mạng di động sẽ không còn thuê bao 2G Only.
Tuy nhiên, bà Hiền cũng cho biết thêm, với thuê bao smartphone 3G, 4G thời kỳ đầu, chưa tích hợp tính năng VoLTE, những mẫu điện thoại buộc phải gọi thoại qua nền tảng 2G, 3G vẫn có thể tiếp tục sử dụng đến tháng 9/2026.
Bộ TT&TT sẽ xem xét cấp lại giấy phép băng tần 900 MHz cho các doanh nghiệp viễn thông thêm 2 năm để cung cấp dịch vụ thoại trên nền tảng 2G cho thuê bao 3G, 4G non-VoLTE.
Sau thời điểm tháng 9/2026, băng tần 900MHz sẽ được xem xét quy hoạch lại, đảm bảo việc phân chia phù hợp với sự phát triển của các công nghệ 4G, 5G.
“Tần số 900MHz sau tháng 9/2026 sẽ được thu hồi, đấu giá và cấp phép cho các đơn vị phát triển công nghệ 4G, 5G”, đại diện Cục Tần số Vô tuyến điện nói.
Bà Vũ Thu Hiền cũng nói rõ, trong khoảng thời gian từ tháng 9/2024 đến tháng 9/2026, hệ thống mạng 2G vẫn duy trì nhưng không phát triển thêm thuê bao mới. Trong 2 năm này, hệ thống mạng 2G chỉ được sử dụng để cung cấp dịch vụ thoại cho các thuê bao 3G, 4G không có tính năng VoLTE.
Lý giải thêm, đại diện Cục Tần số Vô tuyến điện cho hay, việc duy trì băng tần 900 MHz cho 2G đến năm 2026 là sự chuyển đổi mềm, giúp các thuê bao di động có thời gian chuyển đổi phù hợp, đảm bảo duy trì hệ thống hợp lý. Đây là tiền đề để đến năm 2026 không còn hệ thống 2G trên mạng, chỉ còn 3G và 4G.
Nhà mạng đã chuẩn bị xong phương án tắt sóng 2GCác nhà mạng Viettel, VNPT, MobiFone đang chuyển đổi dần thuê bao 2G lên 4G, nhằm chuẩn bị tốt cho việc tắt sóng 2G." alt=""/>Mạng 2G sẽ được duy trì thêm 2 năm trước khi tắt sóngTheo ông Nguyễn Nam Tiến - Phó trưởng ban CNTT của Vietnam Airlines, nhiều trường hợp các hacker đã giả tên người dùng trong hệ thống của hãng hàng không này. Sau đó, các đối tượng có thể nhân danh người dùng này để tương tác với nạn nhân được nhắm đến.
Ví dụ, hacker có thể giả danh admin (người quản trị hệ thống) rồi đề nghị nạn nhân click vào một đường link nào đó để thay đổi mật khẩu. Đường link này thực chất là một trò lừa đảo nhằm mục đích lấy thông tin của nạn nhân.
Đa phần các vụ tấn công mạng nhằm vào Vietnam Airlines đều được thực hiện với đích đến là hệ thống email. |
Đây là hình thức tấn công khá phổ biến của giới tội phạm mạng. Dù là một người từng trải qua đào tạo, chỉ cần bất cẩn không để ý, họ cũng có thể dễ dàng bị qua mặt bởi trò lừa đơn giản này. Sau khi kiếm được một địa chỉ email, hacker có thể dùng chính tài khoản này làm bàn đạp để tấn công các địa chỉ email còn lại.
Bên cạnh hình thức tấn công qua email, các hệ thống giám sát lớp mạng và giám sát lớp máy chủ của Vietnam Airlines cũng thường xuyên bị các hacker đưa vào tầm ngắm. Đây cũng là bức tranh toàn cảnh mà Vietnam Airlines đã vẽ ra được nhờ hệ thống trung tâm an ninh mạng Cyber Security.
Nhìn chung, tại Việt Nam, nhiều cuộc tấn công mạng đã và đang được thực hiện với đích đến nhắm vào các hệ thống máy tính tại sân bay Nội Bài và sân bay Tân Sơn Nhất. Vào năm 2016, hacker đã nắm quyền điều khiển hệ thống màn hình và loa thông báo ở các sân bay. Điều này cộng với những tin tức gần đây đã cho thấy, tình hình tấn công mạng nhằm vào ngành hàng không Việt Nam vẫn luôn nóng.
“Giàu” như Vietnam Airlines cũng thiếu tiền nuôi các chuyên gia
Ông Nguyễn Nam Tiến cho biết, hãng hàng không đã triển khai đầy đủ các giải pháp về an toàn an ninh mạng, từ việc ban hành chính sách, quy trình cho đến việc đảm bảo các quy định của luật pháp Việt Nam và tiêu chuẩn quốc tế. Vietnam Airlines cũng đã triển khai hệ thống phòng chống tấn công an ninh mạng song song với việc đào tạo nhận thức cho cán bộ nhân viên.
Theo đại diện Vietnam Airlines, khó khăn mà hãng hàng không này gặp phải là việc không tuyển được nhân lực có trình độ về an toàn thông tin. Do vậy, Vietnam Airlines mong muốn cơ quan quản lý nhà nước tăng cường hơn nữa công tác đào tạo nhân lực về an toàn an ninh mạng.
Ông Nguyễn Nam Tiến (bên trái) - Phó trưởng ban CNTT của Vietnam Airlines. Ảnh: Trọng Đạt |
Khó khăn thứ 2 đối với Vietnam Airlines là về vấn đề chi phí. Ông Nguyễn Nam Tiến cho rằng, kể cả với một doanh nghiệp lớn như Vietnam Airlines, chi phí dành cho công tác đảm bảo an toàn thông tin hiện chiếm tỷ trọng rất lớn. Để giải quyết vấn đề này, việc thuê ngoài các dịch vụ an toàn thông tin được xem như một giải pháp mang lại hiệu quả lớn cho doanh nghiệp.
Theo ông Tiến, nếu tự đầu tư xây dựng hệ thống an toàn thông tin, bên cạnh khó khăn trong việc tìm kiếm nguồn nhân lực như đã nói, nguồn lực mà doanh nghiệp phải đổ vào đó là rất lớn.
Dẫn chứng cho điều này, ông Tiến cho biết, mỗi kíp trực an toàn thông tin cần khoảng 4 nhân sự. Như vậy, để duy trì lực lượng ứng trực 24/7, Vietnam Airlines cần tối thiểu từ 12 - 15 người.
Trong khi đó, nếu thuê bên ngoài, mỗi công ty an ninh mạng có thể trực cùng một lúc cho nhiều đơn vị khác nhau. Không chỉ vậy, do có năng lực xử lý tốt hơn hẳn, số lượng người tham gia vào mỗi kíp trực vì thế cũng được giảm xuống.
Do vậy, theo đại diện của Vietnam Airlines, việc thuê các doanh nghiệp bên ngoài giúp hãng hàng không này tiết kiệm được nhiều chi phí hơn hẳn so với việc tự mình xây dựng hệ thống an toàn thông tin.
Doanh nghiệp không thể đơn độc trong cuộc chiến với tin tặc
Theo thống kê, tại Việt Nam hiện có khoảng 700.000 doanh nghiệp đang hoạt động, trong đó có tới 98% là các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ. Với năng lực như hiện nay, không dễ để các doanh nghiệp có thể xây dựng riêng cho mình một hệ thống tự đảm bảo an toàn thông tin.
Các hacker nước ngoài từng tấn công thay đổi giao diện website của Vietnam Airlines hồi năm 2016. |
Hạn chế về nguồn vốn và công nghệ khiến nhóm doanh nghiệp này rất khó tự đầu tư cho mình một hệ thống riêng về bảo mật. Do vậy, tùy thuộc vào nguồn lực và khả năng hiện có, các doanh nghiệp có thể lựa chọn cho mình một mô hình thích hợp.
Trong những năm gần đây, việc tìm đến các dịch vụ an toàn thông tin được cung cấp bởi doanh nghiệp chuyên về bảo mật đang dần trở thành lời giải cho câu hỏi này.
Khi thuê ngoài các dịch vụ về an toàn thông tin, khó khăn lớn nhất đối với các doanh nghiệp hiện nay là việc đánh giá chất lượng của chính các nhà cung cấp dịch vụ.
Thực tế cho thấy, Vietnam Airlines đã phải thuê một bên thứ 3 để đánh giá việc rà quét bảo mật. Điều này đi kèm với đó là rất nhiều chi phí về vốn và thời gian tìm kiếm đối tác. Tuy nhiên, đây vẫn là phương án khả thi nhất hiện nay để các doanh nghiệp không chuyên có thể vừa đảm bảo mức độ an toàn cao về hệ thống thông tin, vừa giải được bài toán về vấn đề huy động vốn.
Trọng Đạt
" alt=""/>Làm thế nào để Nội Bài, Tân Sơn Nhất thoát khỏi “làn đạn” của giới hacker?Ngoài tham gia đêm chung kết, Mina Sue Choi, Andrea Aguilera và Sheridan Mortlock sẽ tham gia các sự kiện về môi trường do Miss Earth Vietnam 2023 tổ chức. Họ cũng sẽ tham gia công bố cuộc thi Miss Earth 2023 sẽ diễn ra tại Việt Nam vào tháng 12/2023 với sự tham gia của thí sinh từ 114 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Hoa hậu Mina Sue Choi gây ấn tượng mạnh với khán giả và báo giới trong chuyến thăm Việt Nam trước đó vào trung tuần tháng 7/2023. Andrea Aguilera từ Colombia và Sheridan Mortlock từ Úc đều chia sẻ sự háo hức đối với việc gặp gỡ khán giả Việt Nam và trải nghiệm ẩm thực đặc sắc của đất nước.
Đêm chung kết Miss Earth Vietnam 2023 sẽ diễn ra tại White Palace Võ Văn Kiệt (quận Bình Tân, TP.HCM) và được phát trực tiếp trên ứng dụng giải trí cùng các nền tảng mạng xã hội chính thức của cuộc thi như YouTube, Facebook, và TikTok tối 14/10/2023.
Đại Trí
Hoa hậu Khánh Vân la hét, bật khóc lo thí sinh áp lực thuyết trìnhTrong tập 8 của chương trình 'Hoa hậu Trái đất Việt Nam 2023', Khánh Vân lo lắng các thí sinh áp lực, không hoàn thành phần thuyết trình chủ đề 'Rác thải biển'." alt=""/>Trương Ngọc Ánh U50 trẻ như gái đôi mươi bên Hoa hậu Trái đất 2022