Trần Tiến: Chàng trai Hà Nội lãng tử, giang hồ, bụi bặm

时间:2025-01-21 17:14:31来源:NEWS 作者:Bóng đá

Ca khúc 'Tạm biệt chim én' của nhạc sĩ Trần Tiến trích trong phim 'Màu cỏ úa'

Trần Tiến là một chàng trai Hà Nội. Nhiều lúc nhìn anh rất lãng tử,ầnTiếnChàngtraiHàNộilãngtửgianghồbụibặty so ngoai hang anh giang hồ, bụi bặm. Nhưng những năm chiến tranh, anh lại mang dáng dấp một người lính Trường Sơn nhiều hơn. Tôi nhớ khi còn học lớp 9 đi tiễn mẹ tôi (ca sĩ Tân Nhân) sang Lào biểu diễn, thấy có anh - gương mặt trẻ măng, được đi trong đoàn nghệ sĩ gạo cội ra mặt trận.

Rồi sau này lại được tiễn anh đi Trường Sơn và đón anh về cũng từ Trường Sơn, trong quân phục bạc màu, trong tư thế hào hùng của một người lính Trường Sơn. Trong căn phòng nhỏ của anh ở 94 Nam Bộ, những bạn bè áo lính bên nhau, uống rượu, đàn hát thâu đêm: ”Bạn thanh niên ớ ơi, ta cùng nhau lên đường”… Anh đã trở thành người lính Trường Sơn, có tiếng hát cùng những bài ca về Trường Sơn tuyệt vời.

Tôi đã viết nhiều về anh nhưng hôm nay, vẫn muốn đăng tiếp những gì đã viết về anh -  người lính Trường Sơn ấy. Tôi biết anh đang phải kiên cường chiến đấu với bệnh tật và rất mong anh lại sẽ chiến đấu dũng cảm như một người lính Trường Sơn năm xưa. Người lính Trường Sơn đối mặt với cái chết hằng quen rồi anh Tiến nhỉ? Và vượt qua nó cũng là chuyện thường tình. Ôi cái vòm họng của anh, từ đây đã đi ra một tiếng hát cháy lửa, những bài ca tuyệt vời thế mà hôm nay nó lại đang hành hạ anh…

{ keywords}
Trần Tiến: Một người lính Trường Sơn!

Có một bận, tôi được nghe anh Trần Tiến tâm sự: “Mình có mấy bạn thơ thân lắm như Lưu Quang Vũ, Thanh Thảo, Nguyễn Duy, Phạm Tiến Duật… nhiều lắm, nhớ chẳng hết. Chúng nó thuở hàn vi thương mình ca sĩ quèn mà chưa nổi tiếng, thế là hùa vào động viên mình làm nhạc. Đến khi mình nổi tiếng lại chẳng thấy thằng nào nhờ mình phổ thơ. Cho nên đến giờ mình chưa từng phổ thơ ai".

Nghe ông nhạc sĩ nổi tiếng này nói thế tôi có phần ngờ ngợ, nghĩ không có nhẽ anh quên hoặc là tôi “mụ mị” rồi. Là bởi chính tôi đây, có nhẽ cũng đã gần nửa thế kỷ, khi ấy còn là một người lính ở Trường Sơn chẳng đã nghe bài hát Din ba cầu anh phổ thơ anh Phạm Tiến Duật đó sao? Bài hát ấy cũng lại do chính anh Trần Tiến ôm ghi ta trình diễn với những lời hát mộc mạc, khỏe khoắn. 

Những người lính Hà Nội nhìn anh cứ mê man, bởi khi ấy anh đang là ca sĩ trẻ của đoàn ca múa Hà Nội vào mặt trận phục vụ, người còn thơm lừng mùi hoa sữa. Anh xung phong cùng đoàn vào tuyến đường Trường Sơn ác liệt, nơi có nhà thơ Phạm Tiến Duật đang làm ngất ngây bao người yêu thơ. Tôi biết hai anh này gặp là mê nhau ngay, người tài vốn vậy. Họ nhận ra nhau nhanh lắm, chỉ một buổi là thành tri âm, tri kỷ. Thế là suốt đêm ấy đọc thơ, đàn hát tâm đắc đến nỗi anh Tiến nhập tâm ngay bài thơ Din ba cầucủa anh Duật và ôm đàn hát ngay thành lời. Tài thế chứ!

{ keywords}
Trần Tiến vốn là người lính Trường Sơn. 

Anh em chúng tôi là cứ lác mắt. Còn anh Duật cũng xúc động lắm, cứ ngơ ngẩn nhìn anh Tiến còn hơn cả nhìn nữ ca sĩ Huyền Châu xinh đẹp ngồi bên. Từ đấy hai “bố" này cứ nắm tay nhau đi diễn khắp các đơn vị, hét toáng cả rừng Trường Sơn bài hát Din ba cầutrong tiếng vỗ tay rào rào của lính tráng!

Thế rồi một thời gian sau, anh Phạm Tiến Duật về Hà Nội lấy vợ, tổ chức đám cưới ngay tại nhà anh Trần Tiến, trên gác hai nhà 94 đường Nam Bộ. Căn phòng nhỏ, đám cưới cũng tùng tiệm nhưng vui vẻ lắm. Bạn bè, anh em lính tráng, rồi văn nghệ sĩ đủ kiểu đến tấp nập, chẳng có chỗ mà ngồi cho hết. Lại có cả mẹ anh Duật từ Phú Thọ về. Anh Đỗ Chu hay chuyện thế mà cũng giãn hết bạn bè văn nghệ để nhất mực “Bầm bầm con con” với mẹ anh Duật và cứ ôm cái ấm nước trên tay để rót nước mời Bầm uống liên tục…

Trong đám cưới ấy, khi men rượu làng Vân và bia hơi Hà Nội đã “tây tây” thì lại chính là anh Trần Tiến chứ chẳng là ai khác ôm ghi ta hát đến khản cả cổ bài hát Din ba cầu để mừng cô dâu chú rể, làm tất thẩy người dự cứ vỗ tay hát theo rầm rầm. 

Nhưng đúng là anh Trần Tiến dường như chưa phổ thơ ai bao giờ thật. Nếu có bài Din ba cầuthì trường hợp này cũng chỉ là hy hữu. Lý giải vì sao anh ít phổ thơ thế, anh Trần Tiến nhăn nhó: “Phổ thơ khó lắm chứ cậu tưởng à, chỉ trong nghề mới biết nó khó. Có loại thơ để đọc, có loại để ngâm, có loại chỉ để nhìn, đọc lên hay ngâm lên là hỏng bét. Còn loại thơ để hát thì chỉ có nhạc Trịnh tự phổ thơ mình mà thôi. Mình nhớ có lần nhạc sĩ Thanh Tùng đùa trêu ai đó: Ông phổ thơ thế này, phải gọi là “Ngâm thơ tân kỳ” chứ không phải là nhạc, nếu bỏ lời đi, thì chẳng hiểu nó là cái gì. Này! mình nhớ không nhầm thì Thanh Tùng cũng chưa phổ thơ ai bao giờ cả".

Nhiều nhạc sĩ phổ thơ hay lắm, anh phục nhất ai?, đặt câu hỏi Trần Tiến trả lời ngay: Hoàng Hiệp, Lê Yên và vài người nữa. Phổ thơ hay cực. 

Quan sát Trần Tiến nhiều năm, tôi thấy trong con người nghệ sĩ của anh có hẳn ba con người: ca sĩ, nhạc sĩ sáng tác và một nhà thơ. Hãy cứ đọc thôi những ca từ của anh, hỏi có là thơ không nhé: Tạm biệt chim én xưa /Tạm biệt những giấc mơ/ Và giàn hoa tím bên nhà ai nhớ mong/ Chào nụ hoa bé nhỏ / dịu dàng trong đám cỏ/ Đợi chờ con én những chiều xa rất xa…(bài hát Tạm biệt chim én).

Hoặc trong bài Ngẫu hứng sông HồngTôi ôm con sáo bé bỏng của tôi /lang thang theo cha dọc bờ sông trắng xóa/ Một ngày mùa thu đưa cha qua sông/ Một ngày dòng sông đầy tiếng sóng và gió/ Con sáo sang sông bạt gió/Con xít thương ai lội sông tìm ai?...

Gần gũi anh tôi biết, con người thơ ca trong anh lúc nào cũng dồi dào cảm xúc, cũng hừng hực những ý tưởng và ngôn từ. Anh thường ghi vào một cuốn sổ nhỏ đút trong túi quần, rồi đi đâu cũng cứ lẩm nhẩm cho những giai điệu tràn về thành câu hát. Như một cung đoạn sáng tạo khép kín, chẳng còn một chỗ nào cho thơ ca bất kỳ ai khác, kể cả những người bạn thân nhất “len” vào.

Con người nghệ sĩ của Trần Tiến là một thực thể âm nhạc hoàn chỉnh: vừa là nhà thơ tạo nên những ca từ, vừa là nhạc sĩ hát lên những dòng thơ ấy bằng nhịp phách, bằng giai điệu, rồi lại vừa bằng chính vòm ngực và cổ họng của mình - người ca sĩ để chuyển tải nó đến với rừng, với suối, với non cao biển rộng và với những trái tim con người…

Người hát hay nhất bài ca Tạm biệt chim éncủa Trần Tiến, là Quang Lý. Trần Tiến tâm sự: "Nhiều người hát Tạm biệt chim énnhư Ngọc Tân, Ngọc Bích, Mỹ Tâm, nhóm AC&M... Họ hát đều hay. Nhưng không biết sao, tôi chỉ thích hát với Quang Lý. Giọng Lý cất lên như sương bay, hình như Lý không hát, anh chỉ hé môi cho sương khói bay ra như những cánh nhạc bay...

Chim én Quang Lý, Ngọc Tân... đã bay đi, bay đi cùng ngàn mây trắng. Mình Trần Tiến ở lại. Anh đang ngồi thờ thẫn với biển khơi Vũng Tàu, với cuộc đời… Sóng cứ vỗ miên man. Người vợ từ thuở hàn vi, chị Ngà vẫn bên anh, vẫn líu lô bao chuyện. Nhưng không nghe anh gắt như xưa nữa: Im đi, để nghe tiếng sóng. Mà anh ngồi lặng im, đờ đẫn nghe tiếng vợ và tiếng biển sóng reo…

{ keywords}
Hình ảnh mới nhất của nhạc sĩ Trần Tiến. 

"Tám lần nhập viện vì bệnh, tám lần tôi tưởng tôi đi. Tám lần liền Vũng Tàu tái mặt sợ ông Trần Tiến chết ở đây thì đau đớn quá. Thế nhưn ông trời lại bảo tôi sống. May quá, tôi lại ngồi cười, tí ta tí tởn, lại đi uống rượu", Trần Tiến nói.

Nhưng phải nói rằng Trần Tiến sợ sự cô đơn rồi! Chim én và nhiều bạn bè thân thiết như Phó Đúc Phương cũng đã bỏ anh ra đi. Cái chết là chuyện nhỏ, không có gì phải quá bận tâm. Sống mới khó, sống làm người lại còn khó gấp trăm. Người ta nên bận tâm từng giây phút sống, có thực là hạnh phúc, có thực là đang sống hay chỉ còn là cái bóng đi trên đời?.... 

Trần Tiến vẫn thích thầm thì với sóng biển, như một gã dở người cho tận tới lúc hoàng hôn. Nhưng đấy mới là khí chất của anh - một nhạc sĩ lớn, một người lính hào hùng của Trường Sơn!

Châu La Việt

Nhạc sĩ Trần Tiến tươi cười xuất hiện tại Hà Nội

Nhạc sĩ Trần Tiến tươi cười xuất hiện tại Hà Nội

Nhạc sĩ Trần Tiến tươi cười chứng minh mình vẫn hoàn toàn khỏe mạnh dự buổi họp báo đêm 'Chuyện tình' tại Hà Nội sáng 22/1.

相关内容
推荐内容