Vợ Công Lý: 'Chồng tôi nuốt nước mắt vào trong để rút lui khỏi Táo Quân'

Thể thao 2025-01-25 14:15:09 4171

Cách đây ít phút,ợCôngLýChồngtôinuốtnướcmắtvàotrongđểrútluikhỏiTáoQuâlich thi dau ngoai hang a trên trang cá nhân, Ngọc Hà - vợ trẻ của NSND Công Lý có những dòng chia sẻ rất dài nói về lý do chồng mình từ chối tham gia Táo Quân năm 2022.

Theo vợ NSND Công Lý, từ trước tới nay cô không phải là người đại diện để trả lời những vấn đề liên quan tới công việc của chồng. Nhưng nhưng những ngày qua do nhiều người thắc mắc nên cô đã có những chia sẻ chính thức liên quan đến việc này.

{ keywords}
NSND Công Lý, NSƯT Xuân Bắc đều vắng mặt trong Táo Quân 2022.

“Trước hết, em và gia đình rất muốn lời cảm ơn đến anh Đỗ Thanh Hải. Dù biết anh Lý ốm đau như vậy, nhưng anh Hải, anh Quang Thắng, chị Vân Dung và toàn thể anh chị em trong ê-kíp đã họp bàn để có kịch bản phù hợp với anh Lý. Các anh chị trong Táo Quân luôn nghĩ đến anh Lý. Mọi người luôn mong anh Lý có mặt.

Thế nhưng, anh Lý là một nghệ sĩ luôn tự trọng. Ngay khi ốm đau, khổ sở anh cũng luôn muốn giấu, né tránh để không ai biết, không ai hay. Anh rất vui, vì biết sẽ được tham gia chương trình nhưng sự tự trọng một người nghệ sĩ nên anh đành phải từ chối. Bởi, diễn không thăng hoa thì người nghệ sĩ cũng không sướng. Hơn hết, diễn không tốt sẽ làm phiền đến ê-kíp, kéo theo sự hụt hẫng của khán giả. Vì vậy, anh phải nuốt nước mắt vào trong để rút lui", Ngọc Hà trải lòng.

Chia sẻ với VietNamNet, vợ trẻ NSND Công Lý cũng cho hay, chồng mình không tham gia không có nghĩa là anh đã hoàn toàn vắng khỏi chương trình. NSND Công Lý cũng luôn muốn khán giả hãy đón nhận nhiệt tình, ủng hộ hai bạn trẻ Duy Nam - Trung Ruồi!

NSND Công Lý cũng mong một ngày không xa có thể được lên sân khấu để gặp lại khán giả bởi sự yêu nghề luôn cháy bỏng trong anh.

{ keywords}
NSND Công Lý vào vai Cô Đẩu trong Táo Quân hàng năm.

Ở phần bình luận, nhiều khán giả vẫn bày tỏ sự tiếc nuối khi NSND Công Lý vắng mặt trong Táo Quân năm nay. Họ gửi lời chúc sức khỏe tới NSND Công Lý và mong năm sau sẽ lại được nhìn thấy anh trong vai Cô Đẩu.

"Mong rằng năm sau sẽ lại được nhìn thấy Cô Đẩu đầy nhiệt huyết. Chúc chú và gia đình khoẻ mạnh để sớm quay lại sân khấu. Thật sự nể phục bởi cái tâm với nghề của chú", một người hâm mộ bình luận.

Chương trình Táo quân mỗi năm giống như món ăn tinh thần không thể thiếu của người xem truyền hình tối 30 Tết. NSND Công Lý gắn bó với chương trình đã rất nhiều năm nay với vai diễn Cô Đẩu. Nét diễn duyên dáng, hài hước của Công Lý khiến vai diễn của anh được rất nhiều khán giả xem truyền hình yêu thích. Vì lý do sức khỏe, NSND Công Lý vắng mặt trong Táo quân 2022 là một điều tiếc nuối với khán giả.

Hà Lan

NSND Công Lý tươi tắn bên NSND Trung Hiếu, Quang Thắng

NSND Công Lý tươi tắn bên NSND Trung Hiếu, Quang Thắng

NSND Trung Hiếu, Quang Thắng, Thanh Hương cùng nhiều anh em, bạn bè đồng nghiệp thân thiết cười tươi bên cạnh NSND Công Lý.

本文地址:http://web.tour-time.com/news/824d398187.html
版权声明

本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。

全站热门

Siêu máy tính dự đoán Liverpool vs Lille, 3h00 ngày 22/1

phunu.jpg
Những gương mặt phụ nữ khởi nghiệp thông minh. 

5 năm qua, từ tháng 12/2017 đến tháng 5/2023, dự án đã tập trung hỗ trợ chủ yếu cho phụ nữ đến từ các tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc, trong đó tập trung vào vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, nhiều người là dân tộc thiểu số nâng cao kiến thức về khởi nghiệp và kỹ năng quản lý kinh doanh cho phụ nữ; phát triển các ý tưởng kinh doanh khả thi cũng như hoàn thiện các kỹ năng cần thiết để thành công trong môi trường kinh doanh.

Từ các khóa học tại Học viện Phụ nữ Việt Nam, nhiều học viên đã xây dựng và phát triển thành công ý tưởng khởi nghiệp của riêng mình, nâng cao thu nhập cho gia đình và tạo việc làm cho nhiều lao động địa phương.

Kết quả tốt nhất qua 5 năm triển khai dự án là sau khóa học, các học viên đã biết cách xây dựng kế hoạch kinh doanh của riêng mình. Nhiều trường hợp đã tham gia các cuộc thi ý tưởng kinh doanh cấp tỉnh/trung ương và giành nhiều giải thưởng lớn.

Chặng đường 5 năm của dự án là sự nỗ lực phát triển doanh nghiệp không ngừng nghỉ của khoảng 900 học viên. Ba doanh nghiệp tiêu biểu được được vinh danh tương ứng với 3 giải thưởng tại hội nghị. 

Giải thưởng vinh danh phụ nữ khởi nghiệp bảo tồn giá trị văn hoá truyền thống được trao cho bà Tải Thị Mai (Hà Giang) với sản phẩm dệt thổ cẩm. 

Giải thưởng vinh danh phụ nữ khởi nghiệp tấm gương tiêu biểu là bà Lý Thị Niên – Giám đốc Hợp tác xã bún phở. 

Giải thưởng vinh danh phụ nữ khởi nghiệp vì môi trường được trao cho bà Nguyễn Thị Hoài (Ninh Bình) với sản phẩm hương an toàn, thuần tự nhiên.

“Có thể nói dự án đào tạo khởi nghiệp thông minh cho phụ nữ đã tận dụng nguồn hỗ trợ từ tổ chức quốc tế, giúp phụ nữ, đặc biệt là những phụ nữ nông thôn, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc mở rộng kiến thức, khích lệ tinh thần tự tin để họ có thể đối mặt với thách thức, vượt ra khỏi vùng an toàn.

Bằng cách này, chương trình không chỉ mang lại những kiến thức và kỹ năng khởi nghiệp mà còn góp phần thay đổi tư duy, mở rộng các cơ hội để có thể vươn xa hơn nữa trong cuộc sống và sự nghiệp”, PGS.TS. Trần Quang Tiến – Giám đốc Học viện Phụ nữ Việt Nam phát biểu tại hội nghị. 

Con gái cụ Hoàng Đạo Thúy: Cha tôi kiên cường trước bi kịch cuộc đời

Con gái cụ Hoàng Đạo Thúy: Cha tôi kiên cường trước bi kịch cuộc đời

"Mất 4 người con nhưng cha tôi luôn nén nỗi đau, kiên cường trước bi kịch cuộc đời” - con gái cụ Hoàng Đạo Thúy kể.">

Vinh danh gương mặt phụ nữ khởi nghiệp thông minh

cu co 5.jpg
Cụ Nguyễn Thị Cơ, 122 tuổi - người hiện cao tuổi nhất tỉnh Hải Dương

Chúng tôi không gặp khó khăn khi tìm nhà cụ Nguyễn Thị Cơ bởi người dân quanh vùng phần lớn đều biết cụ.

Đi đến đầu thôn Phạm Khê (xã Cao Thắng, huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương), thấy phóng viên tay cầm máy ảnh, chưa cần cất tiếng hỏi, một người dân đã lên tiếng: “Đến nhà cụ Cơ hả?”.

Khi chúng tôi đến nhà thăm, cụ Cơ đang ngồi nghỉ ngơi trên võng.

“Cụ nhà tôi vừa ăn sáng được một lúc. Bình thường cụ nằm giường, đôi lúc xuống nằm võng để đỡ đau lưng. Vài năm trước, sức khoẻ khá hơn, cụ vẫn thường ra sân hóng mát, nói chuyện với hàng xóm nhưng từ khi mắt lòa, cụ chỉ quanh quẩn trong nhà”, bà Nguyễn Thị Hạt (74 tuổi), con gái út của cụ cho biết.

cu co 2.jpg
Bà Hạt và căn nhà nơi cụ Cơ sinh sống

Theo các giấy tờ chính thức, cụ Nguyễn Thị Cơ sinh năm 1901 tại xã Đoàn Đào, huyện Phù Tiên, tỉnh Hải Hưng (nay là xã Đoàn Đào, huyện Phù Cừ, tỉnh Hưng Yên). 

Theo thống kê của Sở Lao động, Thương binh và Xã hội, đến năm 2023, cụ Cơ là người cao tuổi nhất tỉnh Hải Dương (theo năm sinh ghi trên căn cước công dân). 

Cụ bà cao tuổi gần như không ốm vặt

Ở độ tuổi cao, hàng ngày cụ Cơ không có quá nhiều hoạt động. Ngoài những lúc ăn uống, phần lớn thời gian cụ Cơ nằm trên giường hoặc trên võng, mắt lim dim như ngủ. 

Khi PV xuất hiện và thưa chuyện hỏi thăm, cụ vẫn dõi mắt theo sự chuyển động của mọi người. 

Bà Nguyễn Thị Hạt cho biết hiện nay mẹ bà dù đã yếu hơn trước nhưng sức khỏe vẫn tốt, hầu như không ốm vặt. Đặc biệt, cụ vẫn tỉnh táo, minh mẫn và không bị lẫn như nhiều người cao tuổi khác. Cụ vẫn có thể nói chuyện nhưng vì mỗi lần nói sẽ mệt nên chỉ khi nào cần, cụ mới đáp bằng những từ ngắn gọn “ừ”, “được”, “đi đâu?”.

“Trước giờ cụ chưa đi viện lần nào và hầu như không ốm đau lặt vặt gì, chứ ở tuổi này, chỉ cần ốm nhẹ thôi là cũng nên chuyện”, bà Hạt cho biết. 

cu co.jpg
Bà Hạt cho biết, cụ Cơ sức khỏe vẫn tốt, hầu như không ốm vặt

Do lưng đã còng nên cụ không còn tự mình đi đứng, nhưng cụ vẫn nhận biết về việc vệ sinh, khi cần cụ sẽ gọi và bà Hạt sẽ dìu mẹ mình đi. 

Bà Hạt kể, cụ Cơ rất dễ tính trong việc ăn uống. Nhà có gì ăn nấy, chứ không câu nệ đồ này thức kia. “Mẹ tôi giờ vẫn ăn cơm, mỗi bữa một lưng cơm, chủ yếu ăn với muối vừng, thỉnh thoảng có miếng giò miếng chả. Đôi lúc đổi bữa tôi nấu cháo cho cụ ăn”, bà Hạt chia sẻ đồng thời cho biết cụ Cơ không thích ăn vặt. 

Trò chuyện với phóng viên, thấy kim đồng hồ chỉ 11h, bà Hạt chạy xuống bếp, múc ít cháo nóng vào bát rồi đưa lên cho mẹ ăn. Được con gái đỡ dậy, cụ Cơ tự xúc cháo ăn. Chừng 15 phút, cụ ăn xong bữa, bà Hạt lấy nước cho cụ uống, lau miệng rồi cụ nằm xuống. 

Phúc đức lớn nhất của gia đình

Cụ Nguyễn Thị Cơ lấy cụ Nguyễn Hữu Giản và là vợ hai của cụ Giản, sinh hạ được 2 người con gái. Con gái lớn tên là Nguyễn Thị Tràng, năm nay 76 tuổi, chị của bà Hạt. Bà Tràng lớn lên lấy chồng ở xã Lê Hồng (cũng trong huyện Thanh Miện) còn bà Hạt vì nặng lòng với bố mẹ già nên tình duyên lận đận. Bà chỉ có một người con gái lấy chồng ở gần nhà. 

Kể từ khi con gái bà Hạt đi lấy chồng, ngôi nhà chỉ còn bà Hạt với cụ Cơ. Trước đây, kinh tế gia đình phụ thuộc hoàn toàn vào trồng lúa. Từ ngày cụ Cơ mắt mờ, chân chậm, không tự đi lại, bà Hạt đành bỏ ruộng hoang ở nhà chăm sóc mẹ. Kể từ đó, mỗi tháng, hai mẹ con sống nhờ 1,3 triệu đồng tiền trợ cấp người cao tuổi của cụ Cơ. 

cu co 5.jpg
Từ khi mắt lòa, cụ Cơ chỉ quanh quẩn trong nhà

Trong căn nhà được xây từ năm 1982, hầu như không có đồ vật gì giá trị. Đến chiếc tủ gỗ gãy chân cũng được kê bằng những viên gạch xếp chồng lên nhau. Chiếc tivi cũ được người ta cho nhưng hầu như không được bật để “tiết kiệm điện".

Bà Hạt kể, trước đây tường nhà đầy rêu mốc, vữa bong tróc từng mảng nhưng hai mẹ con cũng đành để mặc. Mỗi lần mưa, nước trên mái tong tỏng rớt xuống, hai mẹ con gom xô chậu bày la liệt dưới nền gạch. Năm 2018, nhờ sự hỗ trợ của chính quyền địa phương và người thân, ngôi nhà được lợp lại tôn và ốp nhựa quanh tường, nhờ vậy mẹ con bà Hạt cũng đỡ vất vả. 

Ở nhà chăm sóc mẹ, bà Hạt tranh thủ nuôi thêm vài con gà và trồng rau trên mảnh vườn nhỏ để cải thiện cuộc sống. “Người già ăn uống chẳng là bao, hơn nữa nhờ ơn trời, mẹ tôi ít ốm đau nên dù khó khăn mẹ con vẫn gọi là tạm đủ sống", người phụ nữ 74 tuổi nói.

cu co 14.jpg
Cụ Cơ ăn cháo do con gái út nấu

Dẫu điều kiện kinh tế khó khăn nhưng suốt buổi trò chuyện bà Hạt vẫn thể hiện sự lạc quan và niềm hạnh phúc khi nhắc về mẹ mình. “Mẹ tôi được trường thọ như vậy là phúc đức lớn nhất của gia đình chúng tôi mà không phải ai cũng có. Chúng tôi thấy vui và mong cụ sống khỏe với con cháu”, bà Hạt hồ hởi nói.

cu co 13.jpg
Cụ hiện là người cao tuổi nhất tỉnh Hải Dương

Ông Nguyễn Viết Anh - Phó chủ tịch UBND xã Cao Thắng cho biết, cụ Cơ đã cao tuổi nên những người cùng thời không còn ai để chứng thực các thông tin.

Bên cạnh đó, cụ Cơ vốn không phải người gốc ở đây nên địa phương chỉ có căn cứ duy nhất là giấy tờ cụ còn lưu giữ, cụ thể là giấy CMND của cụ làm từ năm 1979 để làm CCCD mới cho cụ. Cũng từ thông tin đó, địa phương làm căn cứ để tổ chức chúc thọ cho cụ hàng năm. 

Về hoàn cảnh mẹ con cụ Cơ, ông Anh cho hay đây là 1 trong 7 hộ nghèo đặc biệt của thôn. Ngoài việc làm thủ tục để gia đình cụ Cơ được hưởng mức trợ cấp dành cho người cao tuổi, bảo hiểm y tế toàn phần, vì điều kiện địa phương còn nhiều khó khăn, lãnh đạo xã cũng chỉ có thể tổ chức thăm hỏi vào những dịp lễ, Tết theo quy định.

(còn nữa)

Cụ bà 110 tuổi ở Nghệ An minh mẫn đọc thơ tặng hơn 100 con cháu

Cụ bà 110 tuổi ở Nghệ An minh mẫn đọc thơ tặng hơn 100 con cháu

Cụ Hồ Thị Yên (trú phường Quỳnh Xuân, TX Hoàng Mai, Nghệ An) vừa đón cái Tết thứ 110 trong đời. Cụ hiện sống khoẻ mạnh, minh mẫn, Tết năm nay còn đọc thơ tặng con cháu.">

Tiết lộ khó tin về cụ bà 122 tuổi ở Hải Dương

Vào Chủ nhật hàng tuần, nhiều học sinh lại đến căn phòng ở tầng 2 của một ngôi nhà tại xã Lạc Đạo (huyện Văn Lâm, Hưng Yên) để đọc sách.

Căn phòng trở thành thư viện với hơn 800 đầu sách xếp ngay ngắn lên kệ. Giữa cái nắng nóng của mùa hè, người đọc có thể tìm được một góc yên bình ở đây.

{keywords}
Hoàng Quang Khải

Chủ nhân của căn phòng này là Hoàng Quang Khải (SN 1996).  Anh đã mất 8 tháng để hoàn thiện phòng đọc miễn phí này và có lúc ý tưởng của anh khó thành hiện thực.

Quang Khải chia sẻ, ý tưởng dựng tủ sách cho cộng đồng đến với anh một cách rất tình cờ.

Hoàn thành nghĩa vụ quân sự năm 2016, anh xin đi làm công nhân cho công ty chuyên sản xuất giấy tại khu công nghiệp Phố Nối A, cánh nhà 6km.

Ở lứa tuổi của anh, nhiều bạn bè lập gia đình, Khải lại trăn trở làm một việc gì đó có ích cho cộng đồng và anh chọn cách lan tỏa tri thức thông qua những cuốn sách.

{keywords}
 
{keywords}
 
{keywords}
 
{keywords}
Thư viện sách miễn phí được thiết kế đẹp mắt.

“Một người bạn thân của tôi rất thích sách, tôi nảy ra ý tưởng dựng một tủ sách miễn phí cho mọi người, ai cũng có thể đến đọc. Tôi muốn phát triển văn hóa đọc và đem lại tri thức cho nhiều người”, Khải nói.

Tuy nhiên ý tưởng của anh đã không nhận được sự ủng hộ của bố mẹ.

Gia đình không khá giả, bố mẹ mong Khải đi làm, góp tiền để xây dựng hạnh phúc. Ông bà không muốn con lo việc bao đồng. Không khí trong nhà đã nhiều lần căng thẳng khi người con trai cả đề cập đến việc xây dựng một công trình hoàn toàn miễn phí.

“Tuy nhiên may mắn là tôi lại được bà nội - người năm nay ngoài 70 tuổi ủng hộ. Bà nói rằng, tôi nên làm cái gì đó có ích cho đời”, anh nói.

Ban đầu, do chưa có kinh phí, Khải định đợi đến lúc nào gom góp đủ tiền, anh sẽ thực hiện ý tưởng của mình. Cuối cùng, năm 2018, không thể chần chừ, anh mạnh dạn vay mượn để thực hiện.

Bà nội anh cho mượn tầng 2 của căn nhà trống để làm phòng đọc miễn phí.

Khải cũng được một người bạn làm kiến trúc sư tư vấn để thiết kế phòng. Với khoản lương khoảng 6 triệu từ việc làm công nhân, anh dành dụm để mua nguyên vật liệu xây dựng.

Anh nhờ người chú ruột cẩu cát, xi măng… từ tầng 1 lên tầng 2 để xây dựng. Không có nhiều kinh phí, anh phải tự làm tất cả. Thấy việc làm của anh đặc biệt, nhiều bạn bè cũng tham gia ủng hộ bằng những ngày công.

Chàng trai Hưng Yên cũng tự đi mua gỗ cho đỡ tiền vận chuyển. Anh tiết kiệm chi phí bằng cách mua những thanh pallet cũ cho rẻ, mài cho phẳng phiu nhẵn nhụi rồi lại hì hục bê lên tầng 2.

Khi phòng đọc dần hoàn thiện, anh tiến hành mua các đầu sách, đặc biệt vào những dịp được giảm giá, khuyến mãi.

Phòng đọc sách của Khải được hoàn thành vào ngày 9/6/2019 với tổng kinh phí hơn 100 triệu đồng. Trong đó, hơn một nửa anh vay mượn và dùng lương công nhân để trả dần.

Phòng rộng gần 20m2, với gần 800 đầu sách ở các thể loại cho nhiều lứa tuổi độc giả.

Hàng ngày, Hoàng Quang Khải phải đi làm nên phòng đọc sách miễn phí được mở vào các ngày Chủ nhật trong tháng và mỗi tối thứ 7. Các độc giả cũng có thể mượn sách về nhà để tiện cho việc đọc.

{keywords}
 
{keywords}
Các độc giả của thư viện sách.

Ngoài ra, căn phòng xinh xắn này cũng được anh cho nhiều học sinh mượn làm phòng tự học, phòng học chung.

Vào ngày hè nóng nực, Khải cũng cố gắng mua và lắp điều hòa, anh đảm bảo cả vấn đề nước uống, không gian sạch sẽ, thoáng mát… để độc giả có thể thoải mái nhất khi ngồi đọc sách.

Tháng 6/2020, Khải nghỉ công việc tại công ty. Anh đi học với ý định trở thành một thầy giáo yoga. Anh thừa nhận, việc học của anh đã thuận lợi hơn rất nhiều nhờ các cuốn sách viết về yoga.

“Dựng tủ sách không chỉ cung cấp kiến thức, có lợi cho cộng đồng mà trước hết nó còn giúp ích cho cuộc sống, công việc của tôi”, anh nói.

Dù công việc mưu sinh bận rộn, chàng trai 9X vẫn rất tâm huyết với dự án của mình.

Anh mong muốn sẽ nhân rộng được tủ sách miễn phí này đến với nhiều vùng, địa phương hơn nữa.

“Hiện, tôi chưa đủ sức lực và vật chất để thực hiện. Tuy nhiên trong tương lai tôi chắc chắn sẽ tiếp tục hiện thực hóa ước mơ của mình”, anh nói.

Cuộc gặp với vị đại tá thay đổi cuộc đời cậu bé lạc cha mẹ từ năm 9 tuổi

Cuộc gặp với vị đại tá thay đổi cuộc đời cậu bé lạc cha mẹ từ năm 9 tuổi

Hơn 30 năm sau ngày chia ly, nhìn thấy tấm ảnh con trên chương trình “Như chưa hề có cuộc chia ly”, mẹ ruột anh Duy ôm ti vi òa khóc.

">

9X cãi lời mẹ, mượn tiền xây dựng thư viện sách miễn phí

Nhận định, soi kèo Nữ Juarez vs Nữ Pumas UNAM, 5h45 ngày 21/1: Thời thế thay đổi

lo lem 1.jpg
Li Ran xuất thân từ một gia đình lao động bình thường ở Trung Quốc

Mặc dù đã giữ danh hiệu vương hậu Ran trong hơn một thập kỷ, nhưng gần đây cô lại gây chú ý khắp Trung Quốc khi trở về thăm quê và có một số hoạt động ở trường học quê hương Wuhua, quận Meizhou hồi đầu tháng 11.

Tại đây, cô đã chia sẻ câu chuyện của mình, đồng thời gửi gắm những lời động viên học sinh của trường. Trong chuyến thăm quê, cô cũng gặp gỡ các thầy cô cũ và cùng trồng cây với những người lao động địa phương.

Thời điểm gặp hoàng tử Charles, Li đang là nhân viên bán hàng của một hãng thời trang cao cấp. Được đánh giá là có xuất thân bình thường và chênh lệch rất nhiều với hoàng tử Bỉ nhưng ít người biết rằng Li Ran cũng là một Lọ Lem rất tài năng và nỗ lực.

Giỏi piano và thành thạo nhiều thứ tiếng

lo lem 2.jpg

Từ lúc còn nhỏ, Li đã yêu thích nghệ thuật và học chơi piano. Nhờ thành tích học tập xuất sắc, cô được nhận vào trường Đại học Ngôn ngữ và Văn hóa Bắc Kinh, nơi cô theo học ngành Kinh tế. Thông thạo tiếng Trung, tiếng Anh và tiếng Pháp, cô tiếp tục theo học thạc sĩ quản trị kinh doanh tại Đại học Sorbonne ở Paris.

Gu thời trang tuyệt vời

Sau khi tốt nghiệp, cô thực tập tại Givenchy - một thương hiệu thời trang và mỹ phẩm, sau đó làm cố vấn cho các hãng thời trang quốc tế như Balenciaga, Fendi và Dior.

Với kiến thức nền tảng thời trang vững chắc, cô dễ dàng trở thành một cô gái có gu thẩm mỹ sang trọng. Trong chuyến thăm quê, Li đã thăm lại trường xưa và dành thời gian cùng những đứa trẻ mặc áo sơ mi trắng, quần jean ống rộng.

Những bức ảnh do chồng cô - hoàng tử Charles - chụp tiết lộ rằng vương phi thích những trang phục có kiểu dáng đơn giản, cổ điển như một chiếc váy màu kem bồng bềnh với tay áo dài và cổ áo polo. Cô thích để mái tóc đen dài xõa tự nhiên để phù hợp với phong cách Paris của mình.

lo lem 4.jpeg

Gặp nhau và kết hôn 

Li gặp hoàng tử Charles khi đang là nhân viên bán hàng tại một hãng thời trang cao cấp. Hai người bắt đầu trò chuyện về nghệ thuật, và Charles, khi đó đang là một nhà thiết kế, đã bị thu hút bởi kiến thức và sự duyên dáng của cô gái người Trung Quốc.

Chỉ sau một năm rưỡi từ khi quen nhau, họ đã nhanh chóng kết hôn vì chàng hoàng tử không thể đợi lâu thêm được nữa. Trong ngày cưới, cô vẫn mặc một chiếc váy hiện đại nhưng có màu đỏ để bày tỏ sự tôn trọng dành cho văn hoá quê hương – cô dâu mặc váy áo đỏ. Cả hai chào đón đứa con đầu lòng vào năm 2012.

Theo thông tin từ LinkedIn, Li đang làm cố vấn cho một hãng nước hoa. Trong khi trang web của hoàng tử Charles tiết lộ rằng anh đã chuyển từ công việc thiết kế sang làm nghệ thuật thị giác.

lo lem 6 1.jpg
Lọ Lem nhặt rác ở Campuchia đổi đời nhờ học giỏi

Lọ Lem nhặt rác ở Campuchia đổi đời nhờ học giỏi

Câu chuyện cuộc đời của Sophy Ron, cô bé được mệnh danh "Lọ Lem nhặt rác" ở Phnom Penh, đã truyền cảm hứng cho nhiều người.

">

Cô gái thường dân khiến hoàng tử Bỉ si mê có gì đặc biệt?

W-f777164f-ff6a-49c5-ba15-1aa640e7045d-1.jpeg
Các bạn đang gom những rác thải nổi trên mặt nước làm nghẹt dòng chảy của con rạch. Ảnh: H.A

Anh Nguyễn Nhật Tuấn, trưởng nhóm tình nguyện chia sẻ, mỗi ngày trên tuyến đường đi làm từ phường Trảng Dài (TP Biên Hòa) đến TP.HCM có nhiều điểm để rác thải tự phát, lâu ngày không thấy dọn dẹp nên anh Tuấn nảy ra ý định tình nguyện dọn rác. Bắt đầu từ 7/2023, nhóm Biên Hòa xanh ra đời, đến nay đã có gần 100 thành viên.

“Ban đầu chỉ có mình tôi dọn rác, sau này có thêm anh Đinh Văn Thi nữa. Từ đó, 2 anh em nảy ra ý định sử dụng mạng xã hội lan tỏa hành động dọn rác để nhiều người biết và đồng hành. Cả hai quyết định lập kênh TikTok Biên Hòa Xanh. Những lần dọn rác sau này, 2 anh em vừa dọn dẹp vừa quay lại và đăng lên mạng xã hội lan tỏa thông điệp bảo vệ môi trường. Nhiều bạn trẻ đã biết đến và đăng ký tham gia cùng” - anh Tuấn chia sẻ.

Lúc mới thành lập, nhóm chỉ dọn rác ở trên đường, sau khi để ý thấy các kênh, rạch có nhiều rác thải, nhóm mới bắt đầu kế hoạch dọn sạch các dòng nước ô nhiễm. Nhiều người cho rằng việc làm của nhóm là “vô bổ”. Nhưng với quyết tâm, các thành viên trong nhóm vẫn chung tay thực hiện “giải cứu” môi trường nước.

W-bb940bd4-fbf7-4d2e-89ec-e3aac50bdb60-1.jpeg
Nhóm Biên Hòa Xanh cũng phát quang cây cối, khơi thông dòng chảy. Ảnh: H.A

“Ngoài việc phải ngâm mình dưới những dòng kênh, rạch nhiều giờ đồng hồ, quá trình hoạt động của nhóm gặp không ít nguy hiểm tiềm ẩn. Không ít lần họ nhặt trúng mảnh sành, xác động vật, kim tiêm dính máu. Tuy có đồ bảo hộ nhưng ngâm mình trong môi trường nước nồng nặc mùi hôi khiến nhiều bạn dị ứng, ngứa ngáy, ốm sốt” - chị Mai Thuý Quỳnh, phụ trách nhóm tâm sự.

W-83f8b24f-4da4-444d-b393-a5acd9dbb743-1.jpeg
Các bạn trẻ ngoài 20 tuổi chung tay làm cho thành phố xanh, sạch, đẹp hơn. Ảnh: H.A

Hơn 4 tháng trôi qua, nhóm tình nguyện đã thực hiện hơn 20 chiến dịch, ước tính lượng rác thải nhóm đã xử lý đạt hơn 10 tấn. Mặc dù, gặp rất nhiều khó khăn và hạn chế về kinh phí, dụng cụ bảo hộ, tiêm chích ngừa nhưng với tinh thần nhiệt huyết của tuổi trẻ, nhóm đã đạt được những kết quả đáng kể.

“Nhóm mình đã dọn dẹp được ở 4 phường là Quyết Thắng, Tân Tiến, Trảng Dài và đang thực hiện tại phường Bửu Hoà” – anh Thi, phó nhóm Biên Hòa Xanh cho biết.

W-b94b98fd-c60f-4633-8ff7-84364dc59bd5-1.jpeg
Bạn mới tham gia cùng nhóm Biên Hòa Xanh làm sạch con rạch. Ảnh: H.A

Chị Trần Kiều Phương An (thành viên nhóm) chia sẻ, trong một lần tình cờ nhìn thấy nhóm Biên Hòa Xanh trên Tiktok “lao mình” dưới dòng nước đen nhiều rác, chị rất ngưỡng mộ và đang ký tham gia. Lần đầu tiên tham gia, lội xuống dòng nước đen ngòm, chị rất sợ nhưng vì tinh thần đồng đội và đam mê tình nguyện nên cũng quen dần công việc mà “không ai muốn làm”.

Ban đầu, nhóm tự bỏ tiền túi để trang bị một số dụng cụ, cùng những đồ bảo hộ, một số đồ bảo hộ thì được nhóm khác chia sẻ. Những ngày ra quân vì môi trường, nhóm thỉnh thoảng được địa phương hỗ trợ cơm, không thì tự bỏ tiền túi để mua cơm ăn trưa. Tuy gặp nhiều khó khăn nhưng thấy được thành quả sau một ngày dọn dẹp con kênh hôi hám, đầy rác trở nên sạch hơn, cả nhóm lại thêm quyết tâm hơn.

W-c6efbdd4-6587-4061-8f8e-d087154f2a87-1.png
Lượng rác mà nhóm đã gom được đặt tại con rạch Cầu Sắc (phường Bửu Hòa) trong một buổi sáng. Ảnh: H.A

Ông Lê Văn Truyền (người dân sống gần rạch Cầu Sắc, phường Bửu Hòa, TP Biên Hòa) cho biết, con suối này đã 4, 5 năm nay chưa được dọn dẹp. Thời gian gần đây, rác trên thượng nguồn đổ về nhiều, sau những trận mưa thì ngập rác, bốc mùi nồng nặc.

“Khi thấy các cháu dọn dẹp, bà con nơi đây rất vui mừng. Tôi hứa sẽ cùng bà con cố gắng bảo vệ, giữ gìn con rạch này”, ông Truyền nói.

W-0d7e77b5-48bc-4eef-aea7-cfcc6e96eaca-1.jpeg
Các bạn trẻ đã mang lại sức sống cho con rạch Cầu Sắc. Ảnh: H.A

Ông Nguyễn Xuân Thanh, phó Chủ tịch UBND TP Biên Hòa (Đồng Nai) cho biết, địa phương ghi nhận và đánh giá cao những đóng góp bảo vệ môi trường của nhóm Biên Hòa Xanh. Các bạn tình nguyện viên đã có những việc làm rất có ích cho xã hội, đem lại môi trường xanh, sạch, đẹp cho thành phố. 

Sắp tới, thành phố Biên Hòa sẽ hỗ trợ thêm các trang thiết bị cho nhóm để nhóm có điều kiện làm việc tốt hơn. Đồng thời, nhân rộng thêm các câu lạc bộ tình nguyện bảo vệ môi trường, cố gắng phấn đấu thành phố Biên Hòa trở thành thành phố xanh, sạch, đẹp và đáng sống.

Nhặt được gần 30 triệu, bà Điểu quét rác ở chợ tìm người đánh rơi để trả lại

Nhặt được gần 30 triệu, bà Điểu quét rác ở chợ tìm người đánh rơi để trả lại

Quanh năm làm nghề dọn vệ sinh ở chợ, có cuộc sống nghèo khó nhưng khi nhặt được gần 30 triệu đồng, bà Điểu đã tìm cách trả lại cho khổ chủ khiến nhiều người cảm kích.">

Nhóm bạn trẻ ở Đồng Nai rủ nhau lội bùn, 'giải cứu' kênh rạch bị ô nhiễm

友情链接