Nhận định, soi kèo Casa Pia vs Rio Ave, 22h30 ngày 29/3: Làm khó chủ nhà


相关文章
- 、
-
Nhận định, soi kèo Sydney FC vs Melbourne City, 13h00 ngày 29/3: Khó tin cửa trên -
Ông bà Trung Quốc trồng rau chăm cháu, giúp con thực hiện ‘giấc mơ Mỹ’Ông Wang Nairu mang nước ra vườn tưới rau. Con gái ông đang là nghiên cứu sinh ở ĐH Yale. Khu vườn thuộc sở hữu của ĐH Yale, được gây dựng lên bởi những người già Trung Quốc sang Mỹ để chăm con cháu. Ảnh: AP
Công việc làm vườn giúp những cụ ông, cụ bà ở đây tìm thấy bạn bè và một công việc để làm hằng ngày trong môi trường mới. Họ còn được thu hoạch những loại rau quen thuộc, tươi ngon hơn bất cứ loại rau nào mua trong siêu thị địa phương.
“Trời nắng quá. Tôi ướt đẫm mồ hôi nhưng việc này rất tốt” – bà Zhang Zaixian, 63 tuổi tới từ Bắc Kinh chia sẻ khi đang tưới nước cho những cây hẹ trong khi cháu trai bà đi học mầm non. “Tôi rất vui”.
Khu vườn nằm ngay trong thành phố này được gây dựng cách đây khoảng 10 năm – một sản phẩm của cộng đồng người nước ngoài khi số sinh viên Trung Quốc sang Mỹ học tập ngày càng tăng.
Những người nông dân làm vườn này tới từ cả khu vực thành thị và nông thôn của Trung Quốc, và họ tuân theo những quy định bất thành văn trong việc chăm sóc khu vườn. Họ được phép bón phân nhưng không được sử dụng thuốc trừ sâu. Dọn dẹp bình nước tưới khi làm xong và dọn dẹp vườn tược vào mùa thu. Tìm một gia đình khác chăm sóc khu vườn của mình khi chuyển khỏi New Haven.
Bà Zhang có con gái từng nhận bằng Tiến sĩ ở Trung Quốc, sau đó sang làm nghiên cứu tại Trường Y ĐH Yale. Bà cho biết khi ở Bắc Kinh, bà chưa từng làm vườn. Ở Trung Quốc, bà từng làm kế toán cho doanh nghiệp và trong ngành hải quân. Sức khỏe của bà Zhang đang yếu đi trước khi bà sang Connecticut lần đầu tiên vào năm 2009, nhưng công việc chăm sóc vườn tược trong môi trường không khói bụi như ở Bắc Kinh đã giúp sức khỏe bà khá lên rất nhiều.
Bà nói rằng khu vườn được chăm sóc tốt là nhờ những người làm vườn đã già và có tính kiên nhẫn.
“Bọn trẻ không muốn lao động chân tay” – bà cho hay.
“Tất cả những cây trồng ở đây đều ăn được, có các loại đậu, hành lá, cà chua và rau mùi”.
Hạt giống của những loại rau này được lấy từ khu Chinatown ở New York hoặc mua ở một số chợ châu Á. Các gia đình người Trung Quốc đang sống ở khu chung cư 2 tầng dọc con đường này thường chia rau cho nhau, kể cả cho những người không tham gia làm vườn.
“Tôi chưa từng làm nông khi ở Trung Quốc. Tại sao khi sang đây tôi lại nên làm công việc đó?” – ông Wang Lunji, 65 tuổi tới từ tỉnh An Huy, Trung Quốc nói. Con trai ông Wang hiện đang học sinh học tại Yale. Ông nói rằng mặc dù không làm vườn nhưng ông vẫn rất quý những loại rau được hàng xóm biếu tặng.
Khu đất trồng rau này thuộc sở hữu của ĐH Yale và những người phụ trách việc chăm sóc cây cối cho trường thường cung cấp phân bón cho những nông dân nghiệp dư này. Vấn đề duy nhất họ không hài lòng là vườn rau thường xuyên bị ăn trộm hoặc phá hoại.
Trong một số trường hợp, họ nghi ngờ lẫn nhau khi rau bị mất tích. Ông Guo Zhirong cho biết khi bị mất rau, họ chẳng thể khiến cơ quan luật pháp của Mỹ quan tâm.
“Một số người ở thành phố. Họ không biết trồng rau. Có thể họ sẽ nói ‘Chà, tuyệt quá!’, rồi cứ thế mang rau đi”.
Ông Guo năm nay 71 tuổi. Ông là một nông dân đích thực khi ở Trung Quốc. Ông là người dạy mọi người ở đây cách tưới nước, bón phân, thu hoạch.
“Dễ thôi. Họ chỉ cần nhìn tôi làm và làm theo. Một số người làm không thể gọi là xuất sắc, nhưng tạm được” – ông Guo chia sẻ.
- Nguyễn Thảo(Theo AP)
-
GS John Ball, Trường ĐH Oxford cho biết, ông hy vọng thông qua bài giảng đặc biệt tại Viện Nghiên cứu Cao cấp về Toán (VIASM), ông sẽ tìm kiếm được những học trò tài năng là người Việt Nam để cùng ông giải quyết các câu hỏi thú vị đang được đặt ra. -
Báo VietNamNet hợp tác với Người Lao Động và Tuổi trẻ Thủ đôLãnh đạo 3 cơ quan báo chí ký kết hợp tác để cùng đồng hành và hỗ trợ lẫn nhau. Ảnh: Nguyễn Huế Tham dự Lễ ký kết có ông Nguyễn Văn Hiếu, Phó Cục trưởng Cục Báo chí (Bộ TT&TT); ông Phạm Thanh Học, Phó trưởng ban thường trực Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội; bà Nguyễn Thị Mai Hương, Phó Giám đốc Sở TT&TT Hà Nội; ông Nguyễn Tấn Phong, Chủ tịch Hội Nhà báo TP.HCM; ông Võ Minh Thành, Phó Giám đốc Sở TT&TT TP.HCM cùng đại diện các sở, ban, ngành liên quan.
Phát biểu tại buổi lễ ký kết, ông Tô Đình Tuân, Tổng biên tập báo Người Lao Động cho biết, việc hợp tác này diễn ra khi cả ba tờ báo có nhiều nét tương đồng với nhau. Trong đó, báo VietNamNet và báo Người Lao Động nằm trong top 10 cơ quan báo chí chuyển đổi số đạt mức xuất sắc trong kết quả khảo sát, đánh giá mức độ trưởng thành chuyển đổi số báo chí năm 2023 của Cục Báo chí; báo Người Lao Động cùng báo Tuổi trẻ Thủ đô có nhiều hoạt động thành công sau mặt báo.
Vì thế, theo ông Tô Đình Tuân, việc ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác các báo sẽ cùng chia sẻ, đồng hành, hỗ trợ lẫn nhau trong bối cảnh hiện nay và đây là lối ra cho các cơ quan báo chí.
Ông Tô Đình Tuân, Tổng biên tập báo Người Lao Động cho rằng, muốn đi xa thì các báo phải đi cùng nhau. Ảnh: báo Người Lao Động “Muốn đi nhanh thì đi một mình, muốn đi xa thì đi cùng nhau, đây là bước đầu tiên để các báo đi cùng nhau. Việc ký kết giữa một tờ báo tại TP.HCM và 2 tờ báo tại Thủ đô Hà Nội cho thấy khoảng cách không còn ý nghĩa và đây là bước khởi đầu cho những cơ quan báo chí khác cùng chia sẻ, đồng hành với nhau”, ông Tô Đình Tuân chia sẻ.
"Với sức trẻ của Tuổi trẻ Thủ đô, sự cần mẫn của Người Lao Động, sự chuyển đổi mạnh mẽ về công nghệ của VietNamNet, chúng ta sẽ đi đến thành công", Tổng biên tập Người Lao Động Tô Đình Tuân nhận định.
Ông Tuân hy vọng, với việc là tờ báo nằm trong top đầu về chuyển đổi số và ứng dụng công nghệ, VietNamNet sẽ chia sẻ các kiến thức chuyển đổi số cho báo chí TP.HCM nói riêng và báo chí phía Nam nói chung.
Ông Nguyễn Văn Hiếu, Phó Cục trưởng Cục Báo chí (Bộ TT&TT) đánh giá Lễ ký kết hợp tác là sự kiện đặc biệt và ý nghĩa. Ảnh: báo Người Lao Động Tại Lễ ký kết, ông Nguyễn Văn Hiếu, Phó Cục trưởng Cục Báo chí (Bộ TT&TT) đánh giá, đây là sự kiện đặc biệt và ý nghĩa, bởi từ trước đến nay, các cơ quan báo chí thường ký kết hợp tác với các cơ quan nhà nước hoặc doanh nghiệp, ít khi các cơ quan báo chí ký kết hợp tác với nhau.
Điều đặc biệt nữa là sự ký kết giữa một cơ quan báo chí Trung ương với hai cơ quan báo chí ở hai đầu đất nước là Hà Nội và TP HCM, ba cơ quan có đối tượng phục vụ khác nhau cũng như hoàn toàn tự chủ tài chính.
Trong bối cảnh báo chí cạnh tranh khốc liệt với mạng xã hội, các báo cùng hợp tác để phát triển. Ảnh: báo Người Lao Động "Ngoài ra, khi cùng hoạt động trong một lĩnh vực sẽ có sự cạnh tranh, nhưng hôm nay chúng ta cùng hợp tác để phát triển. Nhất là trong bối cảnh báo chí cạnh tranh khốc liệt với mạng xã hội, cách làm báo thay đổi, tôi thấy sự hợp tác này càng ý nghĩa", ông Nguyễn Văn Hiếu nhìn nhận.
Ông Nguyễn Văn Hiếu hy vọng, các báo bên cạnh việc lan toả thông tin của nhau, cần cùng nhau làm tốt công tác truyền thông chính sách. Đây là điều đang được Đảng và Nhà nước quan tâm trong thời gian qua.
">