当前位置:首页 > Thời sự

Những người thầy trên đỉnh Cao Sơn

Ngày mới nhận nhiệm vụ công tác,ữngngườithầytrênđỉnhCaoSơfoden thầy Định không nghĩ mình có thể bám trụ lại ở đây lâu dài. Cao Sơn ngày ấy phần lớn là núi rừng dày một màu xanh ngăn ngắt. Còn ngôi trường lại nằm chênh vênh trên điểm cao nhất của đỉnh Phù Luông (xã Lũng Cao, Bá Thước, Thanh Hóa).

Những năm 2015 trở về trước, mỗi lần muốn lên đến điểm trường, các thầy phải đi bộ băng qua con đường rừng ngoằn nghoèo đầy hiểm trở giữa một bên là vách núi, một bên là vực sâu. Đó là “con đường” chỉ cần mưa nhẹ cũng phải mất cả giờ đồng hồ mới qua được một con dốc dài chưa đầy 300 mét.

“Những tưởng chẳng thể trụ lại được lâu, vậy mà thời gian lại trôi nhanh đến thế”.

Thầy Trịnh Công Định hiện đã là Hiệu trưởng của Trường phổ thông Cao Sơn. Gắn bó với miền sơn cước, điều thầy tự hào nhất khi kể về ngôi trường này là trong suốt 4 năm qua, tỉ lệ học sinh đến trường đều đạt 100%, không có em nào bỏ học giữa chừng.

Năm học 2018-2019, trường có 8 em đạt học sinh giỏi cấp huyện, trong đó có 2 giải Nhất; tất cả học sinh lớp 9 của trường đều đỗ vào cấp 3. Đây không phải là điều dễ dàng đối với hầu hết các trường vùng cao còn nhiều khó khăn như Cao Sơn.

Vậy điều gì đã làm nên sự thay đổi ấy?

Nơi học trò không biết tả cô giáo

6 giờ chiều, căn bếp tập thể của trường toả ra nghi ngút khói. Mùi măng ngọt xào dần lan khắp dãy nhà công vụ cách đó cả một khoảng sân. Bữa cơm chiều hôm nay có măng đi xin của dân bản, rau ngót tự trồng, cá khô sẵn có và một chút thịt kho.

Các thầy chia nhau, người khệ nệ bê nồi cơm vừa chín tới, người vội múc đĩa măng ngọt vừa xào còn nóng hôi hổi. Bữa cơm tập thể lúc nào cũng ồn ào và vui vẻ nhất.

“Vắng đàn ông quạnh nhà, vắng đàn bà quạnh bếp. Anh em trong trường toàn là giáo viên nam nên ăn uống cũng hơi chút đơn giản, xuề xoà”, thầy Hiệu phó Lê Văn Dũng vội giãi bày. 

“Thế mà cứ vào mùa mưa bão, ước có bữa cơm như thế này không phải dễ đâu”, thầy giáo cấp 1 Trần Ngọc Hải chêm vào.

Thầy Hải là người bám trụ với trường kể từ ngày thành lập. Có kinh nghiệm gần chục năm len lỏi đường rừng, thầy tếu táo kể: “Trên này rau rừng, bí ngô không thiếu; nhiều tới mức dân bản còn cho lợn ăn. Các thầy lại đến xin về tích trữ. 

Không thiếu rau nhưng lại thèm thịt. Có đợt trời mưa cho cả tháng, đường sạt lở kẹt không về được. Gạo hết, thức ăn không có, anh em phải chia nhau đi bắt cá, soi ếch, hái măng rừng ăn”.

Các thầy hầu hết ở lại tất cả các ngày trong tuần, nhiều thầy thậm chí cũng không về nhà trong những ngày cuối tháng vì quá xa. Thức ăn gần như đều phải tự cung tự cấp. Chỉ có hôm nào trời mát mẻ, các thầy sẽ phân nhau đi chợ bên tận tỉnh Hoà Bình. Đó cũng là ngày những bữa cơm có thịt.

{ keywords}

分享到:

相关推荐