Bóng đá

Lộ thông tin cá nhân vì dùng ứng dụng khiêu dâm thực tế ảo

字号+ 作者:NEWS 来源:Ngoại Hạng Anh 2025-01-16 17:39:18 我要评论(0)

Hàng chục nghìn người dùngứng dụng khiêu dâm thực tế ảo (VR) đã bị lộ thông tin cá nhân do một lổ hổđá bóng trực tiếpđá bóng trực tiếp、、

Hàng chục nghìn người dùng ứng dụng khiêu dâm thực tế ảo (VR) đã bị lộ thông tin cá nhân do một lổ hổng cho phép hacker dễ dàng khai thác.

{ keywords}
 Tên và địa chỉ email của 20.000 người dùng ứng dụng SinVR bị lộ

Công ty an ninh mạng Anh Digital Interruption phát hiện một lỗ hổng ở ứng dụng SinVR cho phép hacker tiếp cận tên và địa chỉ email của 20.000 người dùng nó. SinVR đã lên tiếng cảm ơn Digital Interruption và hứa sẽ cải thiện tính bảo mật của ứng dụng.

"Nhìn chung, đây là một bài học lớn lao. Chúng tôi tin tưởng mình có đủ khả năng ngăn chặn các cuộc tấn công tương tự và sẽ mời một dịch vụ bảo mật chuyên nghiệp để kiểm tra hệ thống của mình", SinVR, công ty có trụ sở ở Mỹ, tuyên bố trên trang công nghệ Alphr.

{ keywords}
Ứng dụng SinVR

SinVR là một game khiêu dâm thực tế ảo, cho phép người dùng khám phá các môi trường theo chủ đề giải trí người lớn và tương tác với các nhân vật VR. Ứng dụng này tương thích với hầu hết các loại kinh VR phổ biến trên thị trường như HTC Vive và Oculus Rift.

Trong một bài viết đăng trên blog của công ty, Digital Interruption cho biết đã quyết định công khai sự cố của SinVR sau khi công ty mẹ không chịu hồi đáp email cảnh báo về lỗ  hổng của ứng dụng. Theo công ty an ninh mạng Anh, các chuyên gia của họ có thể truy nhập vào dữ liệu cá nhân của mọi người có tài khoản SinVR cũng như bất kỳ ai trả tiền để tiếp cận nội dung game thông qua dịch vụ PayPal. May mắn, mật khẩu và số thẻ tín dụng của người dùng SinVR không bị lộ trong các cuộc tấn công như vậy.

"Do bản chất của ứng dụng, vụ rò rỉ tiềm ẩn nhiều bất tiện, thậm chí tổn hại cho các nạn nhân. Chúng ta không thể loại trừ khả năng một số người dùng có thể bị tống tiền bằng chính những thông tin như vậy", trích bài viết của Digital Interruption.

Đây không phải là lần đầu tiên danh tính và những thông tin cá nhân nhạy cảm khác của những người truy nhập các trang web khiêu dâm bị tiết lộ. Vào năm 2016, gần 800.000 tài khoản người dùng trang web khiêu dâm Brazzers đã bị rò rỉ sau một vụ tấn công của hacker.

Tuấn Anh - Đỗ Hữu Duyên - Minh Thuý (theo BBC)

Google gỡ khẩn cấp 60 ứng dụng vì nguy cơ khiêu dâm

Google gỡ khẩn cấp 60 ứng dụng vì nguy cơ khiêu dâm

Hàng chục ứng dụng trên Play Store nhiễm mã độc hiển thị ảnh khiêu dâm nhắm vào trẻ em đã được Google gỡ bỏ hôm 12/1.

1.本站遵循行业规范,任何转载的稿件都会明确标注作者和来源;2.本站的原创文章,请转载时务必注明文章作者和来源,不尊重原创的行为我们将追究责任;3.作者投稿可能会经我们编辑修改或补充。

相关文章
网友点评
精彩导读
Luật sư Nguyễn Kiều Hưng, Hãng luật Giải Phóng (Đoàn Luật sư Tp HCM)

Thưa luật sư, mới đây dư luận xôn xao về việc Bộ Công an ban hành Thông tư 01/2016/TT-BCA. Nhiều người cho rằng đã "nới quyền cho CSGT". Quan điểm của luật sư thế nào?

Tôi nghĩ đã có sự sai sót nghiêm trọng trong việc sử dụng thuật ngữ pháp lý, những người chấp bút cho thông tư này đã thiếu thận trọng khi đặt ra quy định: “Được trưng dụng các loại phương tiện giao thông; phương tiện thông tin liên lạc; các phương tiện, thiết bị kỹ thuật khác của cơ quan, tổ chức, cá nhân và người điều khiển, sử dụng các phương tiện, thiết bị đó theo quy định của pháp luật.” tại khoản 6 điều 5 thông tư 01/2016/TT-BCA.

Trưng dụng tài sản là một hoạt động bình thường của các cơ quan chức năng, hoạt động này hiện hữu ở hầu hết trong hệ thống pháp luật của các nước khác trên thế giới. Tuy nhiên, điều kiện, thủ tục về trưng dụng tài sản được quy định khá chặt chẽ và chỉ được áp dụng trong những trường hợp thật đặc biệt.

Ở Việt Nam, trưng dụng tài sản được quy định trong một luật riêng- Luật trưng mua, trưng dụng tài sản và chỉ được áp dụng trong hợp thật cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh và vì lợi ích quốc gia. Lý do an ninh phải được hiểu là “Khi an ninh quốc gia có nguy cơ bị đe dọa theo quy định của pháp luật về an ninh quốc gia” chứ không theo nghĩa an ninh, trật tự thông thường. Khi làm thông tư này, Bộ Công an đã quên đọc Hiến pháp và Luật trưng mua, trưng dụng tài sản khi có đề cập đến thuật ngữ “trưng dụng”.

Vấn đề mọi người rất lo lắng đó là "quyền trưng dụng tài sản" của cảnh sát giao thông. Điều này có ảnh hưởng gì đến quyền sở hữu tài sản của công dân theo Hiến pháp không?

Tất nhiên rồi, Điều 32 Hiến pháp quy định khá rõ: “1. Mọi người có quyền sở hữu về thu nhập hợp pháp, của cải để dành, nhà ở, tư liệu sinh hoạt, tư liệu sản xuất, phần vốn góp trong doanh nghiệp hoặc trong các tổ chức kinh tế khác. 2. Quyền sở hữu tư nhân và quyền thừa kế được pháp luật bảo hộ. 3. Trường hợp thật cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh hoặc vì lợi ích quốc gia, tình trạng khẩn cấp, phòng, chống thiên tai, Nhà nước trưng mua hoặc trưng dụng có bồi thường tài sản của tổ chức, cá nhân theo giá thị trường.”. Như vậy, ngoài lý do lý do quốc phòng, an ninh và vì lợi ích quốc gia như đã phân tích ở trên, không ai có quyền xâm phạm quyền sở hữu tài sản của người dân.

Trong khi đó Luật Trưng mua, trưng thu lại quy định rất chặt chẽ hoạt động này, vậy liệu thông tư này có gì trái với quy định luật?

Như đã nói, quy định này không chỉ vi phạm luật mà còn vi hiến. Thông tư 01/2016/TT-BCA tuy không trái Luật Công an nhân dân, Luật Giao thông đường bộ, Luật Xử lý vi phạm hành chính nhưng lại trái với Hiến pháp, Bộ luật Dân sự và Luật Trưng mua, trưng dụng. Thông tư này đã vi phạm nguyên tắc xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật theo Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật khi không đảm bảo tính hợp hiến, tính thống nhất của văn bản.

Nhiều người lo ngại về việc nếu người dân đang ghi hình giám sát CSGT làm nhiệm vụ mà bị CSGT trưng dụng điện thoại, thì người dân sẽ phải làm thế nào?

Người dân lo ngại là đúng, vì điều đó hạn chế quyền phát hiện, đấu tranh chống tiêu cực của người dân. Không chỉ vi phạm về quyền sở hữu tài sản, quy định này còn vi phạm điều 21 của Hiến pháp: “Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình; có quyền bảo vệ danh dự, uy tín của mình. Thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình được pháp luật bảo đảm an toàn. Mọi người có quyền bí mật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác. Không ai được bóc mở, kiểm soát, thu giữ trái luật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư của người khác.”.

Như vậy, điện thoại không chỉ là một tài sản mà còn là một phương tiện để chứa đựng và bảo vệ thông tin riêng tư cá nhân. Vì thế, quy định cho phép Cảnh sát trưng dụng phương tiện thông tin liên lạc là trái pháp luật.

 Vậy theo luật sư cần phải quy định thế nào, để CSGT vẫn đủ quyền, nhưng người dân không bị hạn chế quyền một cách tùy tiện?

Việc tạo điều kiện cho CSGT thực thi nhiệm vụ là cần thiết, người dân rất hoan nghênh, vì điều đó làm giảm tai nạn giao thông, chống ùn tắc giao thông, đảm bảo an ninh trật tự cho người tham gia giao thông. Tuy nhiên, một quy định vừa vi hiến, vừa trái luật vừa làm nhiều người hiểu sai ý nghĩa, mục đích của nó thì cần thiết phải thu hồi.

Trong hệ thống pháp luật hiện tại, tôi nghĩ quyền của CSGT khá đầy đủ, tăng thêm quyền này là không cần thiết hoặc chỉnh sửa thuật ngữ “trưng dụng” thành một tên gọi khác, theo đó, loại trừ áp dụng với đối tượng tài sản là các phương tiện thông tin liên lạc, như điện thoại…và chỉ được áp dụng trong các trường hợp thật cần thiết, nói rõ ra là các trường hợp nào.

Xin cảm ơn luật sư!

" alt="Nếu người dân đang ghi hình CSGT mà bị “trưng dụng điện thoại” thì sao?" width="90" height="59"/>

Nếu người dân đang ghi hình CSGT mà bị “trưng dụng điện thoại” thì sao?

Chia sẻ về vấn đề ATTT đối với hệ thống dịch vụ công trực tuyến của Bộ Giao thông vận tải tham gia Cơ chế một cửa quốc gia (NSW), ông Phạm Duy Ninh, Giám đốc Trung tâm CNTT - Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) cho biết, ứng dụng CNTT tham gia NSW của Bộ GTVT được triển khai toàn diện từ cơ sở hạ tầng thông tin hiện đại, đủ năng lực đáp ứng đáp ứng cho việc sử dụng của số lượng lớn doanh nghiệp; hệ thống phần mềm từ tiếp nhận hồ sơ trực tuyến, xử lý hồ sơ hoàn toàn trên mạng, trả kết quả trực tuyến, thanh toán trực tuyến và trả hóa đơn thu phí, lệ phí điện tử đã được triển khai đầy đủ.

Hệ thống dịch vụ công trực tuyến của Bộ GTVT tham gia NSW là một hệ thống thống nhất được triển khai trên phạm vi toàn quốc, đảm bảo kết nối thống suốt với Cổng thông tin một cửa quốc gia. Hệ thống tích hợp nhiều thành phần, nhiều dịch vụ từ các nhà cung cấp khác nhau. Hệ thống có số lượng người sử dụng lớn, đảm bảo trực tuyến 24/7 và lưu trữ các dữ liệu của doanh nghiệp, của đơn vị thực hiện thủ tục cũng như các kết quả cấp phép trực tuyến liên quan đến lợi ích và trách nhiệm của doanh nghiệp cũng như các cơ quan nhà nước.

“Việc đảm bảo an toàn, an ninh cho hệ thống là rất quan trọng, được thiết kế ngay từ bước lập dự án nên các giải pháp về an toàn, an ninh thông tin đã được triển khai khá toàn diện, cụ thể ở các vấn đề về chính sách an toàn, an ninh thông tin hệ thống; mã hóa và an toàn dữ liệu; phần mềm hệ thống và phần mềm dịch vụ công trực tuyến tham gia NSW”, ông Ninh cho hay.

" alt="Hệ thống dịch vụ công trực tuyến của Bộ GTVT được đảm bảo ATTT như thế nào?" width="90" height="59"/>

Hệ thống dịch vụ công trực tuyến của Bộ GTVT được đảm bảo ATTT như thế nào?