Soi kèo góc Everton vs MU, 19h30 ngày 22/2
(责任编辑:Thời sự)
下一篇:Nhận định, soi kèo Borussia Dortmund vs Union Berlin, 0h30 ngày 23/2: Phong độ sa sút
Bí thư Huyện ủy Nguyễn Quốc Thắng phát biểu tại hội nghị. Qua 6 năm triển khai thực hiện, hệ thống camera an ninh trên đảo đã từng bước được nâng lên cả về số lượng và chất lượng. Hệ thống camera an ninh được lắp tại các khu vực trung tâm, đông xe cộ qua lại và nơi có nhiều người tập trung được xác định là khu vực trọng điểm về an ninh trật tự.
Hệ thống camera an ninh hoạt động thường xuyên 24/24h, tín hiệu từ camera được truyền về bộ thu và máy thu hình đặt tại trụ sở Công an xã quản lý, vận hành theo dõi, giám sát.
Ngoài ra, hình ảnh từ camera giám sát còn được kết nối qua mạng đến các máy điện thoại thông minh của lãnh đạo UBND xã, Công an xã để tiện theo dõi từ xa.
Việc xây dựng hệ thống “camera an ninh” đã phát huy hiệu quả thiết thực trong công tác đấu tranh phòng chống tội phạm, trật tự an toàn giao thông tại địa phương, góp phần xây dựng Phú Quý là điểm đến an toàn thân thiện.
Trao giấy khen cho tập thể, cá nhân thực hiện tốt mô hình. Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Bí thư Huyện ủy Nguyễn Quốc Thắng đánh giá cao kết quả từ mô hình "camera an ninh", đồng thời đề nghị các cấp ủy, chính quyền tiếp tục quan tâm, chỉ đạo quyết liệt hơn nữa trong việc duy trì và nhân rộng mô hình.
Trong đó tiếp tục phát động và tăng cường tuyên truyền để các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh, nhân dân tham gia đóng góp kinh phí xây dựng và nâng cao hiệu quả mô hình camera.
Phó Chủ tịch UBND huyện Ngô Tấn Lực cho biết: Sẽ tiếp tục đẩy mạnh công tác vận động tuyên truyền để nhân dân tự lắp đặt, trang bị camera tại nhà, chia sẻ dữ liệu cho cơ quan công an phục vụ phòng ngừa, đấu tranh phòng chống tội phạm và các nhiệm vụ khác của địa phương.
Hội nghị đã khen thưởng 2 tập thể và 4 cá nhân có thành tích xuất sắc trong xây dựng mô hình camera an ninh.
Theo TRẦN HUỲNH(Báo Bình Thuận)
" alt="Phú Quý: Sơ kết 6 năm xây dựng hệ thống “camera an ninh”" />Từ khi dịch bùng phát vào tháng 5, quan sát tình hình các nước, thầy giáo Nguyễn Tăng Vũ, giáo viên môn Toán - Trường Phổ thông Năng khiếu (ĐH Quốc gia TP.HCM) đã chuẩn bị tinh thần để dạy học online suốt học kì một và có thể là lâu hơn.
“Rất may vì đã có chuẩn bị trước đó nên cũng không có gì bất ngờ khi Sở GD-ĐT thông báo sẽ dạy học online hết học kỳ I. Cảm giác của mình chỉ khá buồn vì lâu ngày xa trường, không gặp mặt các em học sinh, vì nhìn các khuôn mặt tươi vui đó cũng là động lực cho mình làm việc tốt hơn và dạy có hứng khởi hơn”.
Theo thầy Vũ, để thời gian học online có hiệu quả cần đặc biệt lưu ý những vấn đề sau:
Phương tiện dạy học
Trong những thứ cần chuẩn bị cho năm học này có những thứ liên quan đến phương tiện truyền tải nội dung bài giảng như một mạng internet mạnh và nhiều ổ phát khác nhau nếu nhà có nhiều người cùng sử dụng.
Các phương tiện dạy học như máy tính, bút viết và các app phù hợp cho việc dạy học.
Nếu dùng máy bàn thì chuẩn bị các thiết bị viết như bảng viết Wacom, Gaomon...chất lượng tốt và giả cả phải chăng.
Là giáo viên dạy chuyên Toán, thầy giáo Vũ khá khắt khe trong việc lựa chọn phương tiện dạy học Nếu có điều kiện hơn thì có thể mua các máy tính bảng như: Ipad, Samsung tablet 7,…và sử dụng các app có bản quyền như Notability, Goodnotes (cho ipad) và Onenote (Samsung tab),...các ứng dụng này nhẹ và chạy khá mượt khi giảng bài.
Hiện mình đang dùng ipad với ứng dụng Notability để giảng bài online, bút thì dùng bên thứ ba chứ không dùng của apple vì giá rẻ hơn 1/3.
Các nền tảng online thường sử dụng là Zoom, Google Meet, Teams.
Nộp bài thì trên Classroom hay trên MS Teams…
2 nguồn nội dung dạy học
Một nguồn do tôi tạo ra đó là các bài giảng, cải tiến từ các bài giảng các năm học trước và làm kĩ hơn, lời giải đầy đủ rõ ràng và hình thức đẹp hơn để tăng sự chú ý và học sinh có thể đọc lại sau buổi giảng.
Tôi có làm website (toanviet.net) cũng là nguồn tham khảo cho các giáo viên khác, gồm mảng chuyên và cơ bản được sắp xếp hợp lý, không nhiều nhưng vừa đủ, hiện cũng đang được bổ sung nhiều hơn các nội dung cho nhiều đối tượng khác nhau.
Hiện nay với nền tảng wordpress và các công cụ hỗ trợ, giáo viên dễ dàng tạo ra một website và đăng bài giảng của mình lên trên đó một cách có hệ thống và rõ ràng, chia mục lục bài giảng và mức độ khó dễ hay gắn các tag để học sinh có thể tìm kiếm trên mạng.
Có kênh Youtube để mình đăng các bài giảng ngắn cho các em xem lại, trên Facebook thì tạo ra một số các nhóm học tập để các em dễ hỏi bài, thảo luận.
Bên cạnh đó, tôi tìm một số website hay các kênh khác cho các em học sinh có thể tham khảo thêm như của Khan academy (hiện đã có phiên bản Tiếng Việt), Geogebra…
Phương tiện dạy học của thầy giáo Nguyễn Tăng Vũ Từ các kho tài liệu thì mình dẫn link để các em học theo thứ tự mà mình sắp xếp, các em không theo kịp bài có thể xem lại video và bài giảng trên các website này.
Thế mạnh của các kho kiến thức này là nội dung phong phú đa dạng, hướng đến học sinh có sức học trung bình.
Đối với học sinh trường chuyên, đặc biệt là các em có nhu cầu thi học sinh giỏi thì quan trọng nhất vẫn là sự định hướng, tài liệu và phương pháp tư duy, do đó các nhóm thảo luận là quan trọng nhất, để thầy trò cùng trao đổi với nhau về các bài toán khó, thầy với vai trò dẫn dắt sẽ gửi đề bài cho các em làm và trao đổi khi cần thiết.
Bài giảng cô đọng
Đối với giáo viên, quan trọng nhất vẫn là chất lượng bài giảng và khả năng gây hứng thú đối với môn học.
Thay vì các bài giảng tràn lan như lúc dạy trực tiếp thì các bài giảng online phải cô đọng, thời lượng ngắn vừa đủ khả năng tập trung của các em khi nhìn trước màn hình.
Bài giảng phải thật sự chất lượng, hiệu quả, gây tò mò, hứng thú duy trì sự chú ý của các em.
Hệ thống bài tập hay tài liệu tham khảo cũng kĩ và rõ ràng hơn giúp cho các em có thể tự học tại nhà.
Giao bài tập vừa phải, hợp lý
Ta thường chú ý đến lúc dạy, nhưng thực sự học sinh làm việc sau buổi dạy mới là hiệu quả, do đó giao bài tập vừa phải, hợp lí, có biện pháp để kiểm soát bài tập về nhà của các em.
Hiện có Google classroom là app rất hay trong việc cho các em nộp bài tập về nhà, khi xem bài tập các em làm thì khi đến lên giáo viên có thể nắm bắt được và có bài giảng hợp lí cho buổi tiếp theo.
Trong lúc làm bài tập về nhà, tôi còn gửi thêm một số video khác để bổ trợ thêm phần kiến thức vừa học.
Chú ý vitamin tinh thần cho học sinh
Ngoài nhu cầu học tập, các em đến trường còn có nhu cầu gặp gỡ, kết bạn, trao đổi và kể cho nhau nghe những cậu chuyện thường ngày, nhưng lúc này người bạn thân thiết nhất của các em là chiếc điện thoại hay chiếc máy laptop. Các em sẽ có cảm giác tù túng và dễ bị stress, các em cần các liều vitamin tinh thần, và thầy cô hay người lớn nên quan tâm nhiều hơn vấn đề này để không gây quá nhiều áp lực cho các em trong việc học tập.
Mới 2 tuần học, thì có học sinh đã nhắn tin với tôi bị stress vì học áp lực trên trường do thầy cô dạy quá nhanh, giao bài tập quá nhiều và ép thực hiện đúng thời gian. Việc này theo tôi là khá nguy hiểm cho các em, hy vọng các thầy cô thấu hiểu và giảm bớt áp lực học tập cho học sinh.
"Trong học trực tuyến, bản thân học sinh luôn có xu hướng sợ bị cô đơn khi bị mất giao tiếp, lo lắng khi không hiểu lời cô giảng, nội dung bài giảng, lúng túng khi bắt chước các thao tác hoặc bất an khi thất làm không đúng theo yêu cầu, bỡ ngỡ khi sử dụng công nghệ… Do đó, người giáo viên cần phải thực sự là bạn cùng chơi, bạn cùng học trong mọi hoạt động của học sinh.
Chúng ta không có cơ hội kết giao trực tiếp với học sinh nhưng lại có thể kết nối với các em bằng công nghệ! Hãy nghĩ đến các em để sử dụng công nghệ một cách sáng tạo theo cách riêng của thầy cô!" - TS Tôn Quang Cường – Chủ nhiệm Khoa Công nghệ giáo dục, ĐH Quốc gia Hà Nội.
Phương Chi ghi
Dạy học trực tuyến: Không cần 'học nhiều giờ' mà cần 'giờ học chất lượng'
Các chuyên gia đều cho rằng, giáo viên và nhà trường cần thay đổi quan điểm từ “nhiều giờ học” sang “giờ học chất lượng” khi dạy học trực tuyến. Việc thiết kế thời khóa biểu cũng cần phải cân nhắc dựa trên đặc điểm tâm sinh lý của trẻ.
" alt="Thầy giáo chuyên Toán trường phổ thông năng khiếu mách nước dạy online" />NSND Lan Hương và NSƯT Đỗ Kỷ kết hôn năm 1987. Mới đây, khi làm phim ở Đà Lạt tôi có chụp một bức ảnh đi qua những bậc thềm. Trong đầu nghĩ mình sẽ đăng những ảnh bản thân đã trải qua nhiều cung đường cũng như cuộc đời của một người nghệ sĩ đã làm qua các vai diễn từ vai khổ đến vai sướng, từ người ác đến người hiền.
Trong cuộc sống, vợ chồng tôi cũng như vậy khi hai người xa lạ gắn bó với nhau thì không chỉ là yêu thương nhau mà còn phải chịu đựng cả những điều không hay của nhau nữa. Bởi vì không ai hoàn hảo.
Các cụ có câu: Yêu nhau thì củ ấu cũng tròn/ Ghét nhau quả bồ hòn cũng vuông. Tôi và anh Kỷ không phải quá yêu mà lấy nhau. Chúng tôi chơi và yêu nhau khoảng 9 năm. Thấy các bạn trong lớp cưới hết, cả hai nghĩ có khi phải lấy nhau thôi chứ không là ế đến nơi. Khi cưới tôi đã 27 tuổi, cái tuổi gọi là già rồi.
Thực ra tôi và anh Kỷ cũng không có những câu tỏ tình lãng mạn gì mà quay sang nói với nhau:Có khi cũng phải cưới đi chứ, không thành ra ế à?Ừ thế thì cưới và chúng tôi quyết định kết hôn trong sự giao lưu rất đơn giản và mộc mạc như thế. Chúng tôi cưới năm 1987 và đến năm 1989, khi 29 tuổi tôi mới sinh con đầu lòng. Tất cả những khó khăn bây giờ so với thời tôi và anh Kỷ mới lấy nhau thì không là gì cả. Khi về ở chung, chúng tôi nằm trên 1 cái gác xép lợp mái tôn đã bị dột.
Mỗi lần mưa phải treo luôn cái xô vào móc trên xà nhà để hứng nước. Nhưng chính cái thời nằm dưới mái tôn đó để lại bao kỷ niệm.
NSƯT Đỗ Kỷ theo lời NSND Lan Hương là người không lãng mạn nhưng hai người biết dung hòa sự khác biệt để ở bên nhau gần 40 năm. Từng hụt hẫng khi mới cưới nhau
- Quyết định cưới vì đã yêu nhau lâu và nghĩ mình lớn tuổi, vậy khi về cùng một nhà chị có bị hụt hẫng vì cuộc sống hôn nhân khác với khi còn yêu?
Tất cả những ai mới bước vào hôn nhân, nhất là trong lúc khó khăn như thời chúng tôi thì sự hẫng hụt là không tránh khỏi. Khi chung sống, mỗi cá nhân sẽ có nhiều thói quen khác nhau. Có thói quen mình chấp nhận được nhưng có thói quen rất ngạc nhiên, thậm chí không thể chịu đựng được.
Tôi thì lo toan và hay cẩn thận, ví dụ đưa anh Kỷ món đồ mang xuống bà ngoại sẽ dặn dò rất kỹ. Tôi lo là vì nhà anh Kỷ không có con gái và mọi người sống đơn giản, trong khi nhà tôi lại thuần Hà Nội, tinh tế và nhiều phụ nữ, nữ công gia chánh ai cũng tốt. Hai hoàn cảnh thật sự khác biệt.
Một ngày đẹp trời anh Kỷ nói có cảm giác lấy vợ về không còn được tự do và thoải mái, chẳng lẽ mang đồ xuống bà ngoại lại không biết nói gì hay sao mà vợ phải dặn. Khi anh nói thì tôi nhận ra không nên như thế và chấp nhận rằng chồng mình sẽ vụng về khi đến nơi này nơi kia. Tôi đợi khi sự việc qua đi một thời gian và xảy ra hậu quả mới góp ý. Đôi khi phải vấp thực sự, gánh chịu thiệt hại để tìm đến sự bền vững.
NSND Lan Hương trẻ trung ở tuổi 63. Khi mới về làm dâu tôi không thể hòa hợp ngay với mẹ chồng
- Chị dùng từ "chịu đựng", đôi khi phải mềm mỏng, phải thay đổi nhưng trong cuộc sống có những thời điểm vì stress quá mà người ta theo lẽ thường muốn buông tất cả. Chị có từng rơi vào trạng thái này trong suốt cuộc hôn nhân của mình?
Tôi không có suy nghĩ đó nhưng thực sự cũng có lúc không giải tỏa được tâm lý. Chẳng hạn khi mới về làm dâu tôi không thể hòa hợp ngay với mẹ chồng. Đôi lúc tôi thấy vô lý khi bà nội bắt bẻ mình điều gì đó nên giận. Nhưng tôi được giáo dục rằng khi về nhà chồng phải luôn biết kính trọng người lớn.
Thời điểm mới sinh được 3 tháng, tôi bế con ra phòng khách ngồi. Khi đó một người bạn của bà đến chơi nên tôi chào và đi vào trong. Tôi nghe thấy người khách nói: Bà có cô con dâu xinh thế. Mẹ chồng tôi lúc đó đáp: Tôi không cần cái mặt đẹp, tôi chỉ cần nết đẹp. Lúc đó tôi chạnh lòng kinh khủng. Nhưng phải biết tìm cách để giải tỏa. Những lúc buồn có khi tôi xách xe đạp đi vài vòng quanh hồ Ha Le gần nhà chồng hoặc về thăm mẹ đẻ.
NSND Lan Hương luôn rạng rỡ vì có một gia đình viên mãn. Tôi tự tìm cách giải tỏa bức xúc nhưng tuyệt đối tuân thủ nguyên tắc không bao giờ cãi mẹ chồng. Khi phàn nàn với chồng, anh Kỷ chỉ nói: Sao bà chán thế ai lại nói như thế. Rõ ràng tôi biết anh cũng không đồng ý với quan điểm của bà nhưng hiểu bà nói không có ác ý.
Khi càng ở cùng tôi càng hiểu bà chỉ nói chung thế thôi chứ không nhắm vào tôi. Vì thế, sau này tôi phải sống cởi mở, hòa đồng hơn với mọi người và học ở người lớn sự bao dung giống như mẹ.
Trong hôn nhân, cuộc sống của tôi và anh Kỷ không lãng mạn, không tặng hoa tặng quà gì cả. Chẳng may vào ngày lễ nào đó anh ấy ở nhà và nhớ ra mua quà, còn khi bận hay đi công tác thì thôi.
NSND Lan Hương học nhiều từ mẹ chồng và luôn tuân thủ nguyên tắc không cãi người lớn. Tôi từng bực tức cả đêm không thể ngủ được
- Dù làm quen với chuyện đó nhưng có tủi thân vì chồng mình quá thiếu sự lãng mạn?
Lúc trẻ tôi rất tủi thân và thậm chí còn nghĩ: Mình có xấu gì đâu mà sao khổ thế này? Lúc mới lấy chồng có suy nghĩ buồn cười như vậy. Và khi giận hai người quay lưng lại với nhau, vừa lời qua tiếng lại một lúc tôi đã thấy anh ngáy khò khò. Thế là tôi tức cả đêm không thể ngủ được.
Sau này tôi nhận ra nếu thế chỉ mình thiệt nên dần dần cuộc sống dung hòa và tôi tự biết cách điều chỉnh. Con người không ai hoàn hảo, cái chính là nhìn ra lỗi và sửa không.
Tôi muốn tâm sự để các bạn trẻ thấy rằng mọi thứ ban đầu không phải là màu hồng. Quan điểm của tôi đến giờ vẫn thấy đúng. Hạnh phúc là cái cây và cả hai phải tưới tắm nó hằng ngày. Đồng nghĩa với việc vợ chồng phải chung sức vượt khó, càng khó khăn càng biết chia sẻ thì tình yêu thêm bền vững.
Tôi và anh Kỷ đến với nhau không có gì, phải ngồi vót từng đôi đũa, hứng từng giọt nước dột trên mái đến những sự cố trong lúc tôi và anh ấy làm việc, bao nhiêu điều tiếng, bao nhiêu sự ghen ghét đố kỵ, bao người muốn hại mình.
Tuy nhiên, chúng tôi chưa bao giờ tìm cách phản kháng và luôn chọn cách đi đường vòng để vượt qua sự cố. Thời điểm vừa rồi khi anh Kỷ trượt NSND, có lẽ vì nghĩ thôi cuối đời rồi, cả hai nên lên tiếng một lần, đầu tiên và duy nhất. Hy vọng thế hệ đi trước là chúng tôi sẽ thành tấm gương cho thế hệ trẻ tin tưởng vào sự thật và tránh xa điều xấu. Khi xuất phát từ cái xấu thì việc làm không bao giờ hay và không bao giờ đúng cả. Nếu xuất phát điểm là sự xây dựng sẽ có kết quả tốt.
Giống như trong đoàn phim mới đây của tôi, khi làm quá lâu và mọi người đã mệt mỏi, các bộ phận bắt đầu trục trặc và đổ lỗi cho nhau. Tôi lên tiếng góp ý mọi người nên đối thoại với nhau và mắng các bạn làm việc ngày càng thiếu chuyên nghiệp, muốn nhanh muốn hiệu quả thì phải tập trung vào. Nhưng hôm sau quay tôi lại tươi tắn bình thường.
Khi các bạn thắc mắc tôi có trả lời rằng vì hôm qua chỉ có đoàn phim còn hôm nay có nhiều diễn viên, quần chúng rất đông nên không bao giờ tôi lại vạch áo cho người xem lưng. Hôm nay, mọi thứ lại đâu vào đấy, mọi người sửa sai rồi cớ gì mà tôi không vui vẻ bình thường.
Tôi nói các bạn không được tự ái, đặc biệt trong công việc không phải cứ không thích là bỏ hay dỗi không làm nữa. Nếu nhận việc thì chết cũng phải hoàn thành nhiệm vụ chứ không phải vì khó quá mà bỏ ngang, điều đó sẽ ngáng đường các bạn đi tới thành công.
Ảnh & Video:Quỳnh An
NSƯT Đỗ Kỷ nói về tin đồn là đại gia, kể chuyện 'ở rể' nhà NSND Lan HươngNSƯT Đỗ Kỷ đến quán cà phê trên phố Trần Quang Diệu (Hà Nội) với phong cách giản dị. Ngoài đời, anh là một người ít nói nhưng sâu sắc, chân thành." alt="NSND Lan Hương và NSƯT Đỗ Kỷ cùng cuộc hôn nhân gần 40 năm" />Thay mặt lãnh đạo Bộ GD-ĐT, Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn gửi lời cảm ơn đến các tác giả, các nhạc sĩ đã tham gia cuộc thi. Theo Thứ trưởng, cuộc thi “Sáng tác ca khúc về thầy cô và mái trường” là hoạt động thiết thực, góp phần tạo môi trường, điều kiện cho các tác giả, nhạc sỹ tìm tòi, sáng tạo những tác phẩm mới về thầy cô, mái trường, đáp ứng yêu cầu phát triển phong trào văn nghệ trong các nhà trường, ngành giáo dục.
“Đây là cuộc thi giàu hình tượng cảm xúc về hình ảnh người thầy, thể hiện được giá trị giáo dục và tính nhân văn cao. Ngay tên gọi cuộc thi cũng đã thể hiện được vai trò của người thầy đối với các em học sinh, với nền giáo dục. Thầy cô và mái trường – nơi đã gắn bó rất nhiều kỷ niệm đẹp của tuổi thơ.
Những tác phẩm tham gia cuộc thi “Sáng tác ca khúc về thầy cô và mái trường”, dù đạt giải hay không đạt giải, cũng hứa hẹn sẽ làm phong phú thêm nội dung trong các chương trình văn nghệ của các nhà trường. Hy vọng, thông điệp ý nghĩa của cuộc thi sẽ được lan tỏa và những ca khúc sẽ trở nên quen thuộc đối với học sinh, thầy cô”, Thứ trưởng chia sẻ.
PGS.TS Hoàng Minh Sơn, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT phát biểu tại buổi lễ (Ảnh GDTĐ)
Kể từ khi phát động, cuộc thi đã nhận được hơn 400 tác phẩm tham dự, tập trung phản ánh truyền thống và những nét đẹp của nghề giáo, những cống hiến thầm lặng của người làm công tác giáo dục trên khắp mọi miền Tổ quốc.
Nhạc sĩ Phạm Ngọc Khôi, Phó Chủ tịch Hội Nhạc sĩ Việt Nam, Trưởng Ban giám khảo cho biết, các tác phẩm tham dự đều khai thác đề tài rất rộng, nhiều cấp độ, từ học sinh mầm non, mẫu giáo tới phổ thông, đại học; tập trung phản ánh truyền thống và những nét đẹp của nghề giáo, những cống hiến thầm lặng của người làm công tác giáo dục trên khắp mọi miền Tổ quốc.
Có nhiều tác phẩm về ký ức trong giai đoạn đi học của những người đã trưởng thành với sự biết ơn sâu sắc, chắt chiu về ca từ, giai điệu âm nhạc. Nhiều nhạc sỹ đã lấy chất liệu âm nhạc dân gian để viết những tác phẩm bám sát cuộc sống từ miền núi, cao nguyên tới đồng bằng mang những sắc thái riêng. Tất cả tác phẩm tham dự đều có sự tìm tòi sáng tạo với ngôn ngữ âm nhạc rất chuyên nghiệp, dàn dựng tốt.
Trong số các tác phẩm này, Ban giám khảo đã lựa chọn được 30 tác phẩm đoạt giải, trong đó có 2 giải Nhất, 4 giải Nhì, 8 giải Ba và 16 giải Khuyến khích.
PGS.TS Nguyễn Kim Sơn, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT, GS.TS Phùng Xuân Nhạ - Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương trao giải cho tác giả đoạt giải Nhất - Nhạc sĩ Đào Hữu Thi (Ảnh: GDTĐ)
Cụ thể, ban giám khảo quyết định trao 2 giải nhất thuộc cho các tác phẩm “Em là cô giáo vùng cao” (tác giả là nhạc sỹ Đào Hữu Thi, quận Long Biên, Hà Nội), “Tình cô” (nhạc Kiều Tấn Minh, thơ: Phạm Bạch Trúc, Hội Âm nhạc TP.HCM).
Giải Nhì thuộc về các tác phẩm “Em đi gieo mùa xuân đất nước” (tác giả Đặng Hoàng Long, Hội Nhạc sỹ Việt Nam, Hội Âm nhạc Hà Nội), “Bài ca về mái trường” (tác giả Nguyễn Ngọc Thịnh, Hội Nhạc sỹ Việt Nam), “Hạnh phúc của em” (tác giả Trần Thị Hường, Giáo viên Trường Trung học cơ sở Nguyễn Du, Di Linh, Lâm Đồng) và tác phẩm “Trở lại mái trường xưa” (tác giả Phạm Xuân Hải, Trưởng phòng Đào tạo Trường Cao đẳng Văn hóa nghệ thuật Nghệ An).
Ngoài ra, ban tổ chức cũng trao 8 giải Ba và 16 giải Khuyến khích.
Thời Vũ
Trao giải cuộc thi sáng tác ca khúc và video clip về giáo dục nghề nghiệp
Sáng 15/1, Tổng cục Giáo dục Nghề nghiệp (Bộ LĐ TB&XH) tổ chức hội thảo truyền thông giáo dục nghề nghiệp và lễ trao giải cuộc thi sáng tác video clip và ca khúc về giáo dục nghề nghiệp.
" alt="Trao giải cuộc thi “Sáng tác ca khúc về thầy cô và mái trường” năm 2021" />Dù là tháng giáp Tết nguyên đán Giáp Thìn 2024, song số cuộc tấn công mạng vào các hệ thống tại Việt Nam gây ra sự cố vẫn giảm mạnh so với tháng liền kề, cũng như cùng kỳ năm ngoái. (Ảnh minh họa: Internet). Việc số lượng cuộc tấn công mạng gây ra sự cố vào các hệ thống thông tin tại Việt Nam trong tháng 1/2024 giảm mạnh so với tháng cuối năm ngoái và tháng 1/2023, theo các chuyên gia, là một tín hiệu đáng mừng.
Trao đổi với phóng viên VietNamNet, chuyên gia Ngô Tuấn Anh, Giám đốc Công ty cổ phần An ninh mạng thông minh (SCS) phân tích, sự cố tấn công mạng vào các hệ thống tại Việt Nam trong tháng 1/2024 có chiều hướng giảm so với tháng liền kề trước đó hoặc cùng kỳ năm trước phần nào cho thấy kết quả, sự chuyển biến bước đầu của các cơ quan, đơn vị trong việc áp dụng các biện pháp tăng cường an toàn, an ninh bảo mật giai đoạn vừa qua, khi các đơn vị đầu tư nhiều hơn cho hệ thống giám sát, phát hiện và cảnh báo sự cố.
“Khi phòng thủ tốt hơn, giám sát cảnh báo phát hiện sớm tốt hơn, việc các hệ thống bị tấn công xâm nhập sẽ giảm. Đây là tín hiệu đáng ghi nhận!”,ông Ngô Tuấn Anh bình luận.
Tuy nhiên, các chuyên gia an toàn thông tin cũng lưu ý các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp vẫn cần đặc biệt quan tâm đến công tác đảm bảo an toàn các hệ thống thông tin, bởi lẽ giai đoạn cận Tết và trong đợt nghỉ Tết nguyên đán, các nhóm tấn công mạng thường gia tăng hoạt động.
“Nhân sự quản trị của các đơn vị cần tăng cường các biện pháp giám sát an ninh mạng cho hệ thống, đặt biệt lên phương án sẵn sàng trong những ngày nghỉ Tết vì theo kinh nghiệm hàng năm, những ngày nghỉ thường xảy ra nhiều vụ tấn công mạng nhất”,ông Vũ Ngọc Sơn, Trưởng ban Nghiên cứu công nghệ an ninh mạng, Hiệp hội An ninh mạng quốc gia nêu quan điểm.
Chuyên gia Vũ Ngọc Sơn cũng khuyến nghị, các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp cần rà soát, săn tìm, kiểm tra, xác định các dấu hiệu bị tấn công trên các thiết bị máy chủ nhạy cảm, tiến hành gỡ bỏ mã độc (nếu có).
Bên cạnh đó, các đơn vị cũng nên đánh giá toàn diện, kiểm thử tấn công xâm nhập hệ thống máy chủ/ứng dụng nhằm phát hiện các lỗ hổng bảo mật tồn tại trên hệ thống/ứng dụng; đồng thời đánh giá mức độ rủi ro, mức độ ảnh hưởng của các lỗ hổng và tiến hành nâng cấp hệ thống, khắc phục các lỗ hổng, giảm thiểu rủi ro bị khai thác.
Quản trị các hệ thống thông tin cần rà soát, săn tìm, kiểm tra, xác định các dấu hiệu bị tấn công trên các thiết bị máy chủ nhạy cảm. (Ảnh minh họa: V.Ngọc) Đồng quan điểm, chuyên gia Ngô Tuấn Anh nhấn mạnh, để bảo vệ tốt hệ thống của đơn vị mình, các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp thời gian này cần tăng cường hơn nữa việc rà quét phát hiện các điểm yếu, lỗ hổng cũng như tăng cường giám sát, rà soát để phát hiện sớm các mối nguy cơ, dấu hiệu bất thường với hệ thống; từ đó có các biện pháp phòng tránh và ứng phó kịp thời.
Với người dùng cá nhân, chuyên gia Ngô Tuấn Anh cho hay, trong giai đoạn sát Tết nguyên đán, có một đặc điểm là người dân tăng cường mua bán hàng hóa, dịch vụ hơn. Thời điểm này mọi người thường tăng chi tiêu và bận bịu hơn, do đó tính cảnh giác sẽ giảm bớt đi so với bình thường. Lợi dụng tâm lý mọi người muốn nhanh chóng hoàn thành các giao dịch, mua bán trước khi nghỉ Tết, các đối tượng xấu cũng sẽ tăng cường các hành vi lừa đảo trực tuyến trong dịp này.
Vì thế, lời khuyên của chuyên gia SCS là người tiêu dùng cần phải thận trọng hơn với các giao dịch trong khoảng thời gian sát đợt nghỉ Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024. Ví dụ, khi mua sắm hàng hoá và dịch vụ, cần lựa chọn những nguồn tin cậy, hạn chế việc chuyển tiền trước nhận hàng sau và tốt nhất nên mua ở các cửa hàng uy tín hơn và tốt nhất chọn sử dụng dịch vụ giao hàng – thu tiền COD.
Song song đó, các hộ gia đình, bên cạnh việc người lớn hướng dẫn, nhắc nhở cho con em và các thành viên khác cách để an toàn khi tham gia môi trường mạng, còn cần trang bị những giải pháp công nghệ nhằm chủ động phát hiện, ngăn chặn các mối nguy bị tấn công mạng gây mất mát tài sản và dữ liệu riêng tư.
Thu hẹp khoảng cách về kỹ năng để nâng cao khả năng ứng phó tấn công mạngChuyên gia Fortinet khuyến nghị tổ chức, doanh nghiệp chú trọng mô hình phản ứng linh hoạt trên mạng và thu hẹp khoảng cách về kỹ năng để nâng cao khả năng ứng phó trước các cuộc tấn công mạng ngày càng tinh vi." alt="Sự cố tấn công mạng vào các hệ thống tại Việt Nam giảm 33%" />- Chàng trai 25 tuổi Lukas Yla đã nảy ra một ý tưởng vô cùng độc đáo để thu hút sự chú ý của các ông chủ tiềm năng của mình.
Ước mơ ấp ủ bấy lâu nay của cậu là được chuyển từ Vilnius, Cộng hoà Litva tới sinh sống ở San Francisco, Mỹ. Và để thực hiện được điều đó, trước tiên cậu phải tìm được một công việc ở đất nước này. Lukas nhận ra, đây không phải là một việc dễ dàng vì sự cạnh tranh trong thị trường việc làm ở Mỹ là rất cao. Vì thế, cậu đã xây dựng một chiến lược marketing cho bản thân.
Lukas in một chiếc áo của một trong những công ty chuyển phát lớn nhất San Francisco. Sau đó, cậu mua những hộp đầy bánh rán, đính kèm bức thư của mình bên trong hộp, rồi chuyển nó tới mọi công ty mà cậu muốn làm việc.
Lukas đóng giả là nhân viên chuyển phát để gửi đi những hộp bánh kèm bức thư của mình
Bức thư trong mỗi hộp bánh của Lukas viết:
“Hầu hết các bộ hồ sơ đều bị vứt vào thùng rác. Nhưng của tôi thì sẽ ở trong bụng bạn.
Xin chào,
Bưu kiện này không bị gửi nhầm đâu. Tôi đã giả vờ là nhân viên chuyển phát để đảm bảo rằng hồ sơ của mình được chuyển đến trực tiếp cho bạn.
Như bạn đã thấy, tôi tiếp cận mọi thứ theo cách khác biệt và quan trọng nhất là tôi muốn làm việc này.
Tên tôi là Lukas. Tôi là một nhân viên marketing với kinh nghiệm 5 năm. Tôi rất ngưỡng mộ công ty của các bạn và rất muốn được làm việc ở đây.
Nếu tôi khiến bạn tò mò và bạn không biết làm thế nào để liên lạc với tôi, thì hãy click vào địa chỉ này....
Còn bây giờ hãy thưởng thức những chiếc bánh rán nổi tiếng và tuyệt vời từ cửa hàng Mr. Holmes Bakehouse này đi.”
Trước đó, Lukas đã tìm hiểu để chắc chắn có trong tay địa chỉ trực tiếp của những người chịu trách nhiệm tuyển dụng nhân viên mới ở các công ty. Bằng cách sử dụng phương pháp đơn giản này, Lukas chắc chắn rằng hồ sơ của mình sẽ được tất cả các công ty tiếp cận, vì chẳng có ai có thể cưỡng nổi lại việc mở chiếc hộp có dán logo của một công ty sản xuất bánh kẹo nổi tiếng.
Lukas hiện đã gửi đi hơn 40 chiếc hộp tới nhiều công ty khác nhau và đã nhận được hơn 10 phản hồi. Hiện cậu đang trong quá trình tham gia phỏng vấn với vài công ty.
Nguyễn Thảo (Theo Metro)
" alt="Cách lấy lòng nhà tuyển dụng tuyệt vời của chàng trai 25 tuổi" />
- ·Nhận định, soi kèo Nam Định vs Bình Định, 18h00 ngày 24/2: Sáng cửa dưới
- ·Tổng thống đắc cử Indonesia Prabowo Subianto thăm Việt Nam
- ·Cận cảnh người Nga đóng phim trên vũ trụ, vượt Mỹ trong cuộc đua không gian
- ·Hoa hậu Ý Nhi: 'Tôi và bạn trai thường gọi điện động viên nhau khi yêu xa'
- ·Soi kèo góc Newcastle vs Nottingham Forest, 21h00 ngày 23/2
- ·Cơ hội giành học bổng Hoàng tử Andrew 600 triệu đồng
- ·Việt Nam có hai giáo sư được bầu là viện sĩ Viện Hàn lâm Khoa học Thế giới
- ·Mark Zuckerberg giầu thứ hai thế giới, chỉ sau Elon Musk
- ·Nhận định, soi kèo Real Sociedad vs Leganes, 03h00 ngày 24/2: Thêm một lần vùi dập
- ·Doanh thu công nghiệp công nghệ số Việt Nam tăng trưởng gần 18%
Ảnh: Aelaschool Tác động của AI trong sáng tạo nghệ thuật
Đẩy nhanh quá trình sáng tạo
Một trong những lợi thế lớn nhất của AI trong nghệ thuật là giúp đẩy nhanh quá trình sáng tạo. Các công cụ và kỹ thuật tích hợp AI cho phép nghệ sĩ tạo ra tác phẩm trong một khoảng thời gian ngắn hơn so với các công cụ truyền thống.
Ví dụ: GAN có thể tạo ra một hình ảnh thực tế ảo chỉ trong tích tắc, trong khi việc tạo ra một hình ảnh tương tự theo cách thủ công có thể tốn hàng giờ hoặc thậm chí là vài ngày.
Việc sử dụng các hệ thống phân loại hình ảnh cho phép các nghệ sĩ có thể tạo ra một số lượng lớn hình ảnh trong một khoảng thời gian ngắn, điều này sẽ khá hữu ích cho các dự án yêu cầu nhiều mẫu đề xuất cho khách hàng.
Sự tác động này cho phép nghệ sĩ sáng tạo nhiều hơn và thử nghiệm nhiều ý tưởng hơn, mở ra những khả năng mới cho quá trình sáng tạo nghệ thuật.
Thay đổi quan niệm về bản quyền và tính xác thực
Các tác phẩm nghệ thuật do AI tạo ra dựa trên các thuật toán và mô hình đào tạo, nhiều người đặt câu hỏi liệu những tác phẩm này có thực sự được coi là sự "sáng tạo" của nghệ sĩ hay không.
Ngoài ra, các công cụ AI cho phép mọi người tạo các bản sao chính xác của các tác phẩm nghệ thuật hiện có, đặt ra câu hỏi về tính xác thực của các bản sao này và giá trị nghệ thuật của chúng. Những cuộc tranh luận này đặc biệt phù hợp trong thị trường nghệ thuật, nơi mà giá trị của một tác phẩm thường phụ thuộc vào tính xác thực của nó và chữ ký của nghệ sĩ.
Ảnh: Aelaschool Tăng khả năng tiếp cận với sáng tạo nghệ thuật
Trí tuệ nhân tạo có thể giúp vượt qua các rào cản về ngôn ngữ, văn hóa và địa lý thường ngăn cản các nghệ sĩ tiếp cận các nguồn tài nguyên và phương tiện để sáng tạo nghệ thuật của họ.
Các công cụ AI cũng có thể cho phép các nghệ sĩ khuyết tật hoặc còn gặp hạn chế về kỹ thuật tạo ra các tác phẩm dễ dàng hơn.
Vẫn còn những thách thức khi sử dụng AI trong nghệ thuật
Bên cạnh những lợi ích của AI trong việc sáng tạo nghệ thuật, vẫn có những thách thức cần phải đối mặt. Điều quan trọng là phải hiểu những lo ngại này, cách chúng ta có thể khắc phục chúng cũng như tận dụng tốt nhất công nghệ này.
Ảnh: Aelaschool Tiêu chuẩn hóa và đồng nhất hóa nghệ thuật
AI hoạt động dựa trên các thuật toán và mô hình đào tạo. Do đó, nó có thể dẫn đến việc sản xuất nghệ thuật hàng loạt, trong đó các tác phẩm được tạo ra đều rất giống nhau. Điều này có thể làm giảm tính độc đáo và đa dạng của nghệ thuật, khiến tác phẩm trở nên kém thú vị và ít giá trị hơn đối với công chúng. Ngoài ra, tiêu chuẩn hóa và đồng nhất hóa có thể làm giảm tính sáng tạo và đổi mới trong ngành nghệ thuật, giảm sức hút với các tài năng mới.
Ảnh: Aelaschool Nguy cơ thay thế các hoạ sĩ
Các công cụ AI cho phép mọi người sáng tạo nghệ thuật nhanh và hiệu quả hơn. Do đó, nhu cầu đối với các hoạ sĩ thực thụ sẽ có thể giảm, kéo theo cơ hội việc làm giảm.
Việc thay thế hoạ sĩ con người có thể làm mất đi tính độc đáo và tính chủ thể của nghệ thuật. Điều này có thể làm giảm tầm quan trọng của phong cách nghệ thuật và tính cá nhân trong sáng tạo nghệ thuật.
Quyền riêng tư và bảo mật dữ liệu
Một số công cụ AI yêu cầu sử dụng dữ liệu có tính “nhạy cảm” của con người, chẳng hạn như thông tin sinh trắc học. Tuy nhiên, việc thu thập và lưu trữ dữ liệu này có thể dẫn đến vi phạm quyền riêng tư và khai thác dữ liệu này cho các mục đích xấu.
Ngoài ra, các thuật toán và mô hình đào tạo được sử dụng trong AI có thể sai lệch sẵn và phản ánh những định kiến, khuôn mẫu trong xã hội. Việc sử dụng AI có thể dẫn đến phân biệt đối xử và bất công trong sáng tạo nghệ thuật.
Ảnh: Aelaschool Vấn đề đạo đức và trách nhiệm
Ngoài ra còn có các vấn đề về đạo đức và trách nhiệm liên quan đến việc sử dụng AI trong sáng tạo nghệ thuật. Ví dụ: tạo hoặc chỉnh sửa hình ảnh với mục đích lừa dối hay còn gọi là tin giả.
Trên thực tế, đây là vấn đề phổ biến và đáng lo ngại ở xã hội hiện nay, đặc biệt là trên môi trường trực tuyến.
Ảnh: Aelaschool Bất bình đẳng trong việc sử dụng công nghệ
Cho đến nay, AI là một công nghệ tiên tiến mà không phải ai cũng có cơ hội được tiếp cận. Khó khăn này có thể dẫn đến sự chênh lệch về khả năng sáng tạo và sản xuất nghệ thuật bằng các công cụ tiên tiến.
(Nguồn: Aelaschool)
" alt="Tác động của AI với sáng tạo nghệ thuật" />Gợi ý lời giải đề Toán thi lớp 10 chuyên Tin của Hà Nội năm 2022Sáng nay, thí sinh thi vào lớp 10 chuyên Tin học của các trường chuyên thuộc Sở GD-ĐT Hà Nội đã làm bài thi môn chuyên là môn Toán. Dưới đây là gợi ý lời giải đề Toán thi lớp 10 chuyên Tin của Hà Nội năm 2022." alt="Đề thi chuyên môn Toán chuyên Tin vào lớp 10 của Hà Nội năm 2022" />
Thủ tướng gặp mặt nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục tiêu biểu nhân ngày 20/11. Ảnh: VGP
Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn bày tỏ, “toàn ngành Giáo dục rất vui mừng khi được biết Thủ tướng Chính phủ quan tâm, dành thời gian gặp mặt các nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục tiêu biểu năm 2021 nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.
Đây là vinh dự, nguồn cổ vũ, động viên lớn lao để đội ngũ các thầy cô giáo, cán bộ quản lý giáo dục trên mọi miền đất nước tiếp tục nỗ lực phấn đấu, không ngừng học hỏi, trau dồi kiến thức, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, đổi mới, sáng tạo để thực hiện tốt hơn nhiệm vụ trồng người cao quý, nhất là trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 đang ảnh hưởng nghiêm trọng tới các hoạt động của ngành”.
Theo Bộ trưởng, thời gian qua, đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục các cấp đã không ngừng lớn mạnh, chất lượng ngày càng được nâng cao. Hầu hết cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, người lao động trong các cơ sở giáo dục đều có bản lĩnh chính trị vững vàng, có tinh thần trách nhiệm, tâm huyết, tận tụy với nghề, luôn giữ vững đạo đức, tác phong nhà giáo.
Đội ngũ giáo viên với tinh thần trách nhiệm, tâm huyết đã tích cực, chủ động tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, không ngừng đổi mới, sáng tạo trong hoạt động dạy học, góp phần quan trọng trong việc đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, truyền cảm hứng cho thế hệ trẻ - những chủ nhân tương lai của đất nước.
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn: Hầu hết cán bộ quản lý, giáo viên... có bản lĩnh chính trị vững vàng, có tinh thần trách nhiệm, tâm huyết, tận tụy với nghề, luôn giữ vững đạo đức, tác phong nhà giáo. “Các thầy giáo, cô giáo có mặt tại đây hôm nay chính là những đại điện tiêu biểu của hơn 1,5 triệu nhà giáo, cán bộ quản lý các cấp trong cả nước. Đó là các thầy giáo, cô giáo ngày đêm bám trường, bám lớp ở các buôn làng, xóm, ấp ở biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa để duy trì sĩ số học sinh, phụ đạo học sinh yếu, giúp đỡ học sinh có hoàn cảnh khó khăn, bồi dưỡng học sinh giỏi, không ngừng đổi mới, sáng tạo trong dạy học. Đó cũng là các giảng viên có thành tích xuất sắc trong đào tạo nguồn nhân lực, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, có nhiều công trình khoa học góp phần giải quyết những vấn đề của đời sống kinh tế - xã hội, nhất là trong phòng, chống dịch Covid-19,…”, Bộ trưởng nói.
Đồng thời, Bộ trưởng cũng bày tỏ mong muốn Thủ tướng Chính phủ sẽ tiếp tục quan tâm hơn nữa, lãnh đạo, chỉ đạo các Bộ, ngành, các địa phương và cả hệ thống chính trị chung tay với ngành Giáo dục để triển khai hiệu quả các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về đội ngũ nhà giáo nói riêng, lĩnh vực giáo dục và đào tạo nói chung, đúng theo tinh thần “Giáo dục là quốc sách hàng đầu, là chìa khóa thành công là tương lai của dân tộc Việt Nam”.
Khó khăn không bao giờ làm nản chí thầy trò
Tại cuộc gặp mặt, các thầy giáo, cô giáo, cán bộ quản lý giáo dục cũng đã chia sẻ suy nghĩ, nêu những giải pháp, kiến nghị để góp phần thúc đẩy phát triển sự nghiệp trồng người.
Cô Nguyễn Thị Dung, giáo viên đã 9 năm công tác tại Trường Mầm non Bằng Lãng, huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn xúc động chia sẻ, trường của cô cách trung tâm thị trấn 8km với gần 100 học sinh 100% là người dân tộc thiểu số. Nhiều học sinh có hoàn cảnh khó khăn, lớp học cách nhà hàng chục km đường rừng. Nhưng với lòng yêu nghề, mến trẻ các thầy cô giáo đã kiên trì đến vận động từng gia đình, kiên trì bám bản mặc dù lớp học trên đỉnh đồi, xe máy không đi được phải trèo đèo, lội suối để đến trường..
Cô Nguyễn Thị Dung, giáo viên Trường mầm non Bằng Lãng, huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn (Ảnh: VGP)
Có những trường, phụ huynh nghèo quá, một bữa cơm có thịt là cả một niềm mơ ước đối với các con, mỗi ngày đi học là một ngày mang cơm độn ngô, khoai, hay có khi chỉ vài hạt cơm với vài sợi mì tôm chan nước. Lúc đó không ai bảo ai, các cô giáo lại góp tiền, góp công để giúp cho bữa ăn của các con tươm tất.
"Còn nhiều, nhiều lắm những hoàn cảnh khó khăn trên tỉnh miền núi Bắc Kạn. Nhưng tôi nghĩ rằng những khó khăn đó không bao giờ có thể làm nản chí các thầy cô giáo và các học trò của mình", cô Dung nói.
Cô giáo Lê Thị Hạnh. Ảnh: VGP Làm giáo viên công tác tại vùng sâu, vùng xa đã gần 20 năm, cô Lê Thị Hạnh, giáo viên Trường Phổ thông Dân tộc bán trú trung học cơ sở Na Loi, huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An mong lãnh đạo Đảng, Nhà nước, bộ, ngành quan tâm tạo điều kiện về trang thiết bị, vật chất, điều kiện giảng dạy, học tập cho giáo viên, học sinh vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa.
"Vừa qua, khi dịch Covid-19 diễn ra, các thầy cô dạy học trực tuyến nhưng học sinh lại không có trang thiết bị, Các thầy cô cắm bản để gieo chữ cho học sinh, có bản xa trường 20km, có bản không có học sinh, có bản 1-2 học sinh" - cô Hạnh nói.
Chất lượng giáo dục ngày càng được nâng lên
Thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước và Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính gửi lời chúc mừng tốt đẹp nhất tới các thầy giáo, cô giáo, các cán bộ quản lý giáo dục trên khắp mọi miền đất nước và giáo viên là người nước ngoài đang giảng dạy tại Việt Nam; chúc các thầy cô giáo sức khỏe, thành công để thực hiện lời dạy của Bác Hồ “Vì lợi ích 10 năm trồng cây - Vì lợi ích trăm năm trồng người ”.
Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh thể hiện khát vọng và tầm nhìn lớn lao, sâu sắc về giáo dục, với câu nói “Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành”. Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng khẳng định “Không có thầy giáo thì không có giáo dục. Không có giáo dục, không có cán bộ thì không nói gì đến kinh tế, văn hóa”...
Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta luôn coi Giáo dục là quốc sách hàng đầu. Nhà nước đã dành nhiều nguồn lực ưu tiên đầu tư cho phát triển sự nghiệp giáo dục. Các chính sách tập trung đổi mới toàn diện giáo dục, trong đó chú trọng quan tâm, chăm lo phát triển đội ngũ nhà giáo, nhất là các thầy cô giáo ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo...
Mặc dù còn đối mặt với nhiều khó khăn, ngành Giáo dục đào tạo đã đóng góp to lớn trong việc bồi dưỡng nhân cách đạo đức cho thế hệ trẻ, giúp phát triển con người, nâng cao dân trí, đào tạo nguồn nhân lực đóng góp chung vào phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Trong những năm gần đây, giáo dục Việt Nam ngày càng đạt nhiều kết quả tích cực, khẳng định vị thế quan trọng dẫu rằng phía trước còn rất nhiều việc phải làm, phải đổi mới. Chất lượng giáo dục ngày càng được nâng lên ở tất cả các cấp học. Một số trường đại học đã cải thiện vị trí xếp hạng trong các bảng xếp hạng khu vực và quốc tế. Học sinh của chúng ta đạt được nhiều giải thưởng cao trong các kỳ thi Olympic quốc tế và khu vực, thể hiện trí tuệ và sức sáng tạo của người Việt Nam. Những thành tựu đó có sự đóng góp rất lớn của đội ngũ các thầy cô giáo.
Thủ tướng cũng chia sẻ với khó khăn của các thầy cô khi dịch Covid-19 gần 2 năm qua đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến mọi mặt của đời sống xã hội, mà giáo dục là một trong những ngành bị ảnh hưởng nặng nề nhất. Hàng triệu thầy cô giáo, đặc biệt là giáo viên mầm non và ngoài công lập bị ảnh hưởng thu nhập, đời sống khó khăn do dịch bệnh.
“Thậm chí, tôi biết nhiều thầy cô còn phải làm thêm các công việc khác để lo cuộc sống. Hàng chục triệu trẻ em không được học trực tiếp dài ngày, ảnh hưởng đến tâm lý chất lượng học và đảo lộn cuộc sống hàng triệu gia đình. Hàng nghìn em đã trở thành mồ côi do mất cha mất mẹ trong dịch bệnh...”.
Thủ tướng Phạm Minh Chính. Ảnh: VGP Thay mặt lãnh đạo Đảng và Nhà nước, Thủ tướng ghi nhận và biểu dương những nỗ lực và thành tích vượt khó của đội ngũ nhà giáo trên cả nước. “Các thầy cô đã khắc phục khó khăn thách thức để việc học tập của học sinh không bị gián đoạn - ngay cả khi dịch bệnh ở thời điểm căng thẳng nhất. Các thầy, cô giáo, ngành Giáo dục và Đào tạo đã biến nguy cơ, thách thức thành cơ hội, động lực để đổi mới giáo dục”, Thủ tướng nhấn mạnh.
Theo Thủ tướng, hiện nay chúng ta đang thực hiện quyết liệt các giải pháp đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo nhằm nâng cao chất lượng giáo dục ở tất cả các cấp học. Phương châm là: Lấy học sinh làm trung tâm; chú trọng phát triển nhân cách, đạo đức, tính sáng tạo của học sinh. Muốn vậy chúng ta cần tiếp tục lấy nhà trường làm nền tảng, lấy thầy cô giáo làm động lực để thành công cho phương châm lấy học sinh làm trung tâm. Trong quá trình đó yêu cầu là phải học thật, thi thật, nhân tài thật.
Năm học 2020 - 2021 ghi dấu mốc quan trọng với việc xây dựng cơ chế chính sách tháo gỡ những nút thắt, tạo hành lang pháp lý cho đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo theo yêu cầu Nghị quyết 29 của Trung ương. Qua đó, tạo sự chuyển biến về chất lượng đào tạo, cơ sở vật chất, đồng thời huy động nguồn lực xã hội và thúc đẩy hội nhập quốc tế.
Chung tay vì sự nghiệp trồng người
Trong bối cảnh dịch bệnh, Chính phủ đang và sẽ giải quyết sớm những vấn đề trước mắt để tạo điều kiện cho ngành Giáo dục và Đào tạo thích ứng an toàn kiểm soát hiệu quả dịch bệnh.
Thứ nhất, về vấn đề học trực tuyến. Chính phủ nhất quán quan điểm không thể để các cháu học trực tuyến quá lâu, giao Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Y tế phối hợp với các địa phương có phương án, giải pháp khắc phục việc này theo lộ trình từng bước thận trọng, chắc chắn nhưng phải phải hết sức khẩn trương, đảm bảo an toàn chống dịch. Nghiên cứu thí điểm kết hợp học trực tiếp với học trực tuyến căn cứ vào tình hình dịch bệnh từng khu vực và mức độ bao phủ vaccine. Ví dụ, chúng ta tổ chức các cháu đã được tiêm đầu cấp, cuối cấp, sinh viên học trực tiếp hoặc kết hợp học trực tiếp với trực tuyến, trước hết thí điểm ở những nơi an toàn, mở rộng dần
Thứ hai, đối với giáo viên. Chính phủ tiếp tục yêu cầu các bộ, ngành liên quan rà soát chính sách hỗ trợ đối với giáo viên, nhất là giáo viên mầm non và ngoài công lập. Trên thực tế, các chính sách hỗ trợ đã được thực hiện nhưng chúng ta cần rà soát lại, đề xuất các phương án phù hợp và giải quyết các vấn đề phát sinh. Trong đó, một vấn đề rất quan trọng cần được quan tâm hơn nữa là sự tôn vinh với các thầy cô giáo bằng nhiều hình thức sâu sắc, rộng rãi hơn để toàn xã hội nhận thức hơn nữa vai trò, vị trí của ngành giáo dục và người giáo viên nhân dân. Rà soát đội ngũ giáo viên theo tinh thần ở đâu có học sinh thì ở đó có giáo viên nhưng phải bảo đảm khoa học, hợp lý, hiệu quả theo Nghị quyết của Trung ương.
Thứ ba, đối với các cháu học sinh. Chính phủ yêu cầu Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với các bộ ngành, địa phương liên quan quan tâm hơn nữa đến các cháu. Thực tế nhiều nơi đã thực hiện giảm học phí cho các cháu nhưng vấn có một số nơi chưa làm. Về việc này, Thủ tướng đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu các cơ sở giáo dục rà soát lại, phối hợp với các cơ quan chức năng các địa phương hỗ trợ các cháu và gia đình, nhất là ở những tỉnh, thành phố bị ảnh hưởng nặng nề do dịch. “Mục tiêu của chúng ta là không để cháu nào phải bỏ học do đại dịch, do hoàn cảnh, không để ai bị bỏ lại phía sau trong thực hiện quyền được học tập”.
Thứ tư, về điều kiện trang thiết bị cho dạy học trực tuyến. Với tình hình diễn biến dịch hiện nay, chúng ta phải xây dựng nhiều phương án ứng phó với dịch bệnh trong việc dạy và học. Để thuận lợi cho các học sinh học trực tuyến, nhất là vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa.., Thủ tướng đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông và các bộ, ngành liên quan tiếp tục nâng cấp hạ tầng viễn thông và hỗ trợ sóng miễn phí, trang thiết bị học cho các cháu, triển khai chương trình “Sóng và máy tính cho em” hiệu quả hơn để học sinh không thể vì thiếu điều kiện mà không được học trực tuyến. Đây cũng là điều được nhiều đại biểu Quốc hội trăn trở trong kỳ họp vừa qua.
Bác Hồ đã từng nói: “Người thầy giáo tốt - thầy giáo xứng đáng là thầy giáo - là người vẻ vang nhất. Dù tên tuổi không đăng trên báo, không được thưởng huân chương, song những người thầy giáo tốt là những anh hùng vô danh. Đây là một điều rất vẻ vang”. Thủ tướng kêu gọi các cấp, các ngành mọi người, mọi nhà, mọi bậc cha mẹ... cùng chung tay sát cánh với ngành giáo dục, với các thầy cô giáo trong sự nghiệp trồng người. Việc giáo dục con người không phải là việc riêng của ngành giáo dục, của các thầy cô giáo.
“Mỗi người trong chúng ta hãy luôn là một người học trò để học tập không ngừng, học tập suốt đời, học mãi và cũng luôn là một nhà giáo dục nhiệt tình tham gia vào công việc vẻ vang, cao quý này”.
Thúy Nga
33 nhà giáo Hà Nội nhận danh hiệu “Nhà giáo Ưu tú”
Sáng 10/11, Sở GD-ĐT Hà Nội tổ chức lễ kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, trao tặng danh hiệu “Nhà giáo Ưu tú” lần thứ 15 và tuyên dương các điển hình tiên tiến, nhà giáo tiêu biểu năm 2021.
" alt="Thủ tướng gặp mặt nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục tiêu biểu nhân ngày 20/11" />Sở Xây dựng Hà Nội vừa có ý kiến về biện pháp thi công phá dỡ giai đoạn 1 (tầng 19) công trình vi phạm trật tự xây dựng tại số 8B Lê Trực.
Nhằm đốc thúc tiến độ phá dỡ phần sai phạm tại công trình 8B Lê Trực, hôm nay (ngày 4/8), cơ quan chức năng TP Hà Nội đã trực tiếp xuống hiện trường.
Trong khi đó, liên quan đến phương án phá dỡ giai đoạn 1, theo ông Trần Việt Trung, Phó giám đốc Sở Xây dựng ngày 2/8, Sở Xây dựng đã nhận được văn bản của UBND quận Ba Đình về thẩm định phương án, tiến độ phá dỡ công trình, kèm theo thuyết minh biện pháp thi công phá dỡ giai đoạn 1 (tầng 19) công trình số 8B Lê Trực do Công ty CP Hạ tầng Phương Bắc lập. Biện pháp thi công phá dỡ trên đã được Viện KHCN và Kinh tế Xây dựng Hà Nội xin cứu, xem xét và báo cáo Sở Xây dựng. Thuyết minh Biện pháp thi công phá dỡ giai đoạn 1 công trình số 8B Lê Trực do Công ty CP Hạ tầng Phương Bắc lập đã được Công ty tư vấn xây dựng VNT Việt Nam thẩm tra và đóng dấu thẩm tra.
Trên cơ sở đó, Sở Xây dựng Hà Nội thống nhất với ý kiến của Viện KHCN và Kinh tế Xây dựng Hà Nội về biện pháp thi công phá dỡ giai đoạn 1.
Việc đưa máy móc, thiết bị mới vào sẽ đẩy nhanh quá trình phá dỡ phần sai phạm tại nhà 8B Lê Trực
Sở cũng yêu cầu Công ty CP Hạ tầng Phương Bắc phải đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người, phương tiện thiết bị, công trình trong quá trình thi công phá dỡ và sử dụng cần trục tháp để phục vụ phá dỡ khi có vùng ảnh hưởng của vật rơi nằm ngoài phạm vi ranh giới khu đất của công trình. Việc lắp dựng thân cần trục tháp trên đế móng đã có sẵn và neo vào kết cấu thân công trình phải tuân thủ theo thiết kế được duyệt và phải được kiểm định theo quy định trước khi đưa vào sử dụng.
Về tiến độ phá dỡ, Sở yêu cầu Công ty CP Hạ tầng Phương Bắc tổ chức thi công bám sát theo tiến độ thi công đã lập và đảm bảo tiến độ theo chỉ đạo của UBND TP.
Liên quan đến vấn đề này, bên lề kỳ họp thứ 2 HĐND TP Hà Nội khoá 15 (ngày 1/8) Bí thư quận uỷ Ba Đình Hoàng Trọng Quyết cho hay, hiện quận đang trong quá trình tiến hành tháo dỡ tầng 19. Theo kế hoạch dự kiến, việc tháo dỡ tầng 19 sẽ hoàn tất trong vòng 45 ngày. Như vậy, đến nay còn một tháng nữa sẽ hoàn thành dứt điểm tháo dỡ tầng 19, ông Quyết cho biết. Cũng theo vị Bí thư quận ủy Ba Đình, sau khi tháo dỡ tầng 19, quận sẽ tiếp tục làm việc, bàn bạc với các bộ, sở, ngành, các cơ quan liên quan để lên phương án xử lý giai đoạn 2. Về kinh phí tháo dỡ, hiện quận đang ứng ngân sách và nhà đầu tư sẽ hoàn trả sau.
Tại phiên chất vấn của HĐND TP Hà Nội chiều 2/8, Chủ tịch UBND TP Nguyễn Đức Chung cho rằng, với việc đưa máy móc, thiết bị mới vào sẽ đẩy nhanh quá trình phá dỡ. Ông Chung khẳng định TP sẽ thực hiện theo sự chỉ đạo của Thủ tướng, đó là cưỡng chế một cách nghiêm túc và đẩy nhanh tiến độ.
Phong Vân
" alt="Đưa cần trục tháp vào phá dỡ sai phạm nhà 8B Lê Trực" />
- ·Kèo vàng bóng đá Real Madrid vs Girona, 22h15 ngày 23/2: Tin vào Los Blancos
- ·GS Trần Ngọc Thêm: Giả dối đã thâm nhập sâu vào văn hóa học đường
- ·Đại gia tung chiêu độc xử lý thảm họa nhà ở xã hội
- ·Phụ huynh tham gia xây dựng văn hóa ứng xử học đường
- ·Kèo vàng bóng đá Real Sociedad vs Leganes, 03h00 ngày 24/2: Thất vọng chủ nhà
- ·TP.HCM xây nhà giá 100 triệu theo chỉ đạo của Bí thư Thăng
- ·Cô giáo Lâm Đồng khát vọng phát triển nông nghiệp công nghệ cao
- ·Điểm thi tốt nghiệp THPT: Hà Nội có bài thi Văn đạt 9,75
- ·Kèo vàng bóng đá Real Sociedad vs Leganes, 03h00 ngày 24/2: Thất vọng chủ nhà
- ·Dự án khách sạn Park Hyatt Hà Nội 'mập mờ' tính pháp lý, bầu Thụy đang toan tính điều gì?