Nói về chương trình Cử nhân CNTT định hướng ứng dụng, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Đặng Hoài Bắc, Giám đốc PTIT cho biết, thay vì học 4,5 năm, sinh viên sẽ chỉ học khoảng 3,5 năm đến 4 năm và sẽ đáp ứng ngay yêu cầu của nhà tuyển dụng khi ra trường. Chương trình tập trung vào 3 khía cạnh chính “Doanh nghiệp hóa”, “Chứng chỉ hóa” và “Quốc tế hóa” với mục tiêu cung cấp cho người học khả năng thích ứng ngay với yêu cầu công việc ngay sau khi tốt nghiệp, đáp ứng chuẩn nghề nghiệp quốc tế.
Việc kết hợp cùng các doanh nghiệp để thiết kế, tổ chức đào tạo các ngành, chương trình như chương trình Cử nhân CNTT định hướng ứng dụng cũng là một minh chứng về cách tiếp cận mới của PTIT trong đào tạo nguồn nhân lực số để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường lao động.
Theo học chương trình Cử nhân CNTT định hướng ứng dụng, sinh viên sẽ được học tập tại các phòng học, phòng máy mô phỏng môi trường làm việc theo chuẩn các doanh nghiệp, đối tác công nghệ của Học viện, được cấp chứng chỉ kỹ năng nghề nghiệp theo chuẩn quốc tế như AWS, CCNA, TOEIC, MOS…; đồng thời được đào tạo qua công việc (on-job training) qua các dự án “thực chiến” tại doanh nghiệp.
Đại diện lãnh đạo Học viện cho biết thêm, với giá trị cốt lõi của chương trình là mô hình “1+N”, với 1 bằng đại học chính quy về CNTT và N chứng chỉ quốc tế, sinh viên tốt nghiệp chương trình Cử nhân CNTT định hướng ứng dụng có thể tự tin đáp ứng yêu cầu công việc với mức lương lên tới 1.000 USD ngay khi ra trường.
Tiến sĩ Ngô Quốc Dũng, Phó Viện trưởng Viện Khoa học Kỹ thuật Bưu điện - đơn vị được Học viện giao nhiệm vụ tổ chức đào tạo chương trình Cử nhân CNTT định hướng ứng dụng, chia sẻ: Yếu tố then chốt để Học viện có thể rút ngắn thời gian đào tạo nhưng vẫn đảm bảo vừa cung cấp khối lượng kiến thức, kỹ năng chuyên môn là việc ứng dụng nền tảng Đại học số của Học viện; từ đó tối ưu các nguồn lực, chuyển đổi cách thức đào tạo trên môi trường số để rút ngắn thời gian đào tạo nhưng vẫn đảm bảo chất lượng đầu ra.
“Sinh viên CNTT của Học viện hiện đã được trang bị kiến thức toàn diện và chuyên sâu nhưng còn ít có động lực “sưu tập” các chứng chỉ chuyên môn quốc tế. Hệ thống các chứng chỉ quốc tế sẽ là điểm “key” của sinh viên theo học chương trình Cử nhân CNTT định hướng ứng dụng. Đây cũng là một trong những yếu tố tạo nên sự khác biệt trong chương trình đào tạo mới này của nhà trường”, ông Ngô Quốc Dũng cho hay.
Năm 2023, tổng chỉ tiêu tuyển sinh hệ đại học chính quy của PTIT là 4.345 cho cả 2 cơ sở đào tạo tại Hà Nội và TP.HCM, với 16 ngành, chương trình đào tạo. Trong đó, CNTT định hướng ứng dụng và Kỹ thuật dữ liệu là 2 chương trình đào tạo mới được trường mở và tuyển sinh từ năm nay.
Trong nội dung vừa được điều chỉnh của Đề án tuyển sinh đại học chính quy năm 2023, PTIT cũng công bố chỉ tiêu của chương trình chất lượng cao trình độ đại học ngành CNTT là 100. Theo đó, năm nay sinh viên có nhu cầu theo học chương trình chất lượng cao ngành CNTT của PTIT sẽ đăng ký xét tuyển dựa vào kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2023 theo mã ngành riêng “7480201_CLC” tương tự như xét tuyển các ngành đào tạo đại trà, với 2 tổ hợp xét tuyển là Toán, Lý, Hóa (A00); Toán, Lý, Anh (A01) trên hệ thống tuyển sinh chung của Bộ GD&ĐT. Nguyên tắc xét tuyển chương trình này cũng tương tự như xét tuyển các ngành đào tạo đại trà.
Tại sự kiện Twitter Spaces, Musk mô tả kế hoạch xây dựng công nghệ AI an toàn hơn bằng việc phát triển một AI có “sự tò mò không giới hạn”, thay vì tích hợp những quy chuẩn đạo đức rõ ràng vào thuật toán của mình.
“Theo quan điểm của tôi, AI trở nên an toàn nhất khi nó cố gắng tìm hiểu bản chất của vũ trụ”, Musk cho hay. “Tôi nghĩ nó sẽ ủng hộ loài người từ quan điểm rằng có nhân loại thì mọi thứ sẽ thú vị hơn so với phi nhân loại”.
Musk cũng dự đoán rằng siêu trí tuệ, hay AI thông minh hơn con người, sẽ xuất hiện sau 5 hoặc 6 năm nữa.
Musk đồng sáng lập OpenAI, công ty đứng sau ChatGPT, vào năm 2015, nhưng đã rời khỏi hội đồng quản trị của công ty vào năm 2018.
Trang web dành cho xAI cho biết họ sẽ tổ chức sự kiện Twitter Spaces vào ngày 14/7.
Nhóm phát triển tại xAI bao gồm Igor Babuschkin (cựu kỹ sư DeepMind), Tony Wu và Christian Szegedy (đều từng làm việc tại Google) và Greg Yang (cựu chuyên gia Microsoft).
Theo hồ sơ, vào tháng 3, Musk đã đăng ký một công ty có tên X.AI Corp, được thành lập tại Nevada. Công ty liệt kê CEO Tesla là giám đốc duy nhất, còn Jared Birchall, Giám đốc điều hành văn phòng gia đình của Musk, là thư ký.
Hồi tháng 4, Musk đã nói rằng ông sẽ tung ra TruthGPT, hoặc một AI tìm kiếm sự thật tối đa để cạnh tranh với Bard của Google và Bing AI của Microsoft.
AI tạo sinh đang là lĩnh vực thu hút nhiều sự chú ý sau khi OpenAI ra mắt chatbot ChatGPT vào tháng 11 năm ngoái.
(Theo Reuters)
Bài 1: Nghe cuộc gọi giả danh công an, tiền tỷ của giáo viên, giáo sư 'ra đi' phút chốc
Bài 2:Chiêu trò giả làm nhân viên ngân hàng tuyển người xử lý đơn
Bài 3: Mất tiền đau vì tin vào cuộc gọi Deepfake
Bài 4: Lừa đảo trên không gian mạng tăng mạnh sau đại dịch
Bài 5: Lừa đảo trực tuyến đang nhắm đến trẻ em và người cao tuổi
Bài 6:Thao túng tâm lý qua điện thoại để lừa đảo chiếm đoạt tài sản
Bài 7:Thoát 'ma trận' lừa đảo trên mạng ở phút 89
Bài 8: Ngân hàng liên tiếp chặn đứng các vụ lừa đảo qua điện thoại
Bài 9: Người dân cần làm gì khi bị lừa đảo trực tuyến?