Tối 31/1,ắcthậtcủaJisoovàJungHaeInhậutrườlịch thi đấu bóng chuyền nữ việt nam phim Snow Drop đã phát sóng tập cuối và dù đã được dự báo từ trước nhưng kết thúc buồn của cặp đôi khiến cho người hâm mộ tiếc nuối và hụt hẫng.
Ngọc Sang có thu nhập trung bình 25-30 triệu đồng mỗi tháng nhờ vẽ mặt búp bê và ma-nơ-canh.
Mỗi sản phẩm đều mang nét riêng đầy cá tính, Phan Ngọc Sang sớm có được vị trí trong cộng đồng những người chơi búp bê tại Việt Nam.
Với mỗi sản phẩm có giá từ 800.000 đến hơn chục triệu đồng, 9X có thu nhập trung bình hàng tháng khoảng 25-30 triệu đồng.
Kiếm tiền bằng đam mê
9X kể khi bắt đầu, anh phải dành tiền tiết kiệm thử mua búp bê về, mày mò tẩy những nét vẽ gốc để trang điểm lại theo ý thích. Sau khi đăng hình ảnh sản phẩm của mình lên diễn đàn dành cho những người yêu thích búp bê, Sang nhận phản hồi tích cực và có đơn đặt hàng đầu tiên.
Đến nay, 9X đã có nhiều sản phẩm chất lượng và nổi tiếng trong cộng đồng mạng. Từ một người họa mặt búp bê vô danh, giá sản phẩm thấp, thậm chí có lúc làm miễn phí, đến nay Sang đã gây dựng cho mình uy tín và sự yêu mến nhất định trong cộng đồng người sưu tập búp bê.
Bằng những dụng cụ đơn giản cùng năng khiếu nghệ thuật, Ngọc Sang khiến những con búp bê trở nên sinh động, đa màu sắc.
Khách hàng thuê anh chủ yếu là dân công sở, những người đã đi làm. Họ có nhu cầu muốn sửa lại những con búp bê đã từng gắn bó với tuổi thơ, cũng có người sưu tập muốn sở hữu một búp bê độc lạ nên yêu cầu anh sáng tạo thêm.
Các bước cơ bản để vẽ một gương mặt búp bê hoàn chỉnh bắt đầu bằng việc vẽ chì sơ khảo rồi đến đánh phấn mắt, má, kẻ eyeliner (nếu cần thiết), vẽ mi sau đó tô bóng môi và cuối cùng là gắn mi giả.
Anh mất từ 4-5 tiếng để hoàn thành một sản phẩm, một ngày vẽ được khoảng 2-3 con búp bê. Cũng có những sản phẩm được khách đưa ra yêu cầu cao, có khi anh mất mấy tháng "vẽ xóa tới lui" mới xong.
Sang hạnh phúc và thêm yêu công việc này vì anh có thể kiếm được tiền từ chính đam mê, sở trường của mình. Mỗi ngày làm việc của anh đều là thời gian thỏa mãn sự sáng tạo của bản thân.
Cùng một con búp bê gốc, Ngọc Sang đã vẽ mặt, sửa tóc để thành những phiên bản khác nhau hoàn toàn.
Run tay khi vẽ búp bê giá 80 triệu
Với Sang, nghề này cũng giống “làm dâu trăm họ” khi phải chiều lòng từng khách. Có nhiều món anh nhận làm cho khách là "hàng hiếm", sản phẩm đắt tiền nên khá áp lực trong việc phải vẽ đúng, nếu không sẽ khó đền bù được.
9X tiết lộ búp bê đắt nhất anh từng vẽ có giá 80 triệu đồng. “Khách đó là nhà thiết kế nên yêu cầu 'làm búp bê trở nên high fashion'. Khi vẽ nó mình run tay lắm, sợ chỉ cần sơ sẩy làm rơi hoặc phạm lỗi nhỏ nào có thể phải đền bằng thu nhập cả mấy tháng”.
Ngọc Sang cho rằng điều khiến anh tạo nên dấu ấn riêng và được mọi người tin tưởng là bởi luôn đặt ra những yêu cầu ngày càng cao cho bản thân.
Trong những năm làm nghề, Sang gặp không ít khách hàng khó tính, đưa ra các yêu cầu lạ song anh luôn nỗ lực để hoàn thành, thỏa mãn mong muốn của họ.
“Nhiều khi người ta không vừa ý cũng không nói lại với mình. Mình biết khách không ưng sản phẩm khi họ rao bán lại trên nhóm. Khi đó cũng có chạnh lòng nhưng mình càng quyết tâm làm tốt hơn, hoàn hảo hơn để sau này không còn khách nào phật ý”.
Để làm được nhân vật Avatar, Ngọc Sang đã đầu tư nhiều thời gian và công sức.
9X hào hứng giới thiệu về sản phẩm mà anh tâm đắc nhất là búp bê Avatar. Đây là đơn hàng của một người chị vì quá yêu thích bộ phim hoạt hình đình đám cùng tên.
"Mình phải tỉ mẩn vẽ từng họa tiết trên thân, đắp thêm tai và tự làm đuôi cho búp bê gốc bằng đất sét. Kết quả, sau 3 tháng, từ một búp bê bình thường, mình đã biến nó thành Avatar khiến khách vô cùng hài lòng.
Không chỉ vẽ cho khách, Ngọc Sang cũng có bộ sưu tập búp bê riêng, trong đó đắt tiền nhất là một búp bê của thương hiệu nổi tiếng có giá 1.300 USD.
"Mỗi búp bê mình chọn đều do một người nghệ sĩ làm nên, dưới hộp còn ghi tên họ và ngày tháng sản xuất cụ thể. Mình trân trọng và thích phiên bản gốc của chúng. Tự chúng đã đẹp theo cách riêng rồi".
Tự mua nhà, muốn phát triển thương hiệu riêng
Ban đầu chỉ nhận vẽ búp bê do khách gửi, nhưng vì cảm thấy phải gò bó theo ý người khác nên Ngọc Sang bắt đầu mua búp bê có sẵn về và tự sửa theo ý mình và rao bán.
Búp bê anh mua về có giá từ 600.000-800.000 đồng, sau khi tạo hình xong sẽ bán được với mức 2 triệu rưỡi đến 4 triệu đồng.
9X Long An ngày càng có nhiều người tin cậy, đặt hàng vẽ búp bê và ma-nơ-canh.
Khách mua búp bê của Sang đa số là người nước ngoài như Đức, Anh, Mỹ, Thái Lan… Họ sẵn sàng chi số tiền lớn để sở hữu sản phẩm độc đáo vào bộ sưu tập. Sang vui khi được những vị khách đánh giá cao.
Vài năm trở lại đây, Ngọc Sang có thêm việc trang điểm cho ma-nơ-canh. Hiện anh đang ấp ủ dự án thành lập thương hiệu búp bê mang tên mình. Đó sẽ là những sản phẩm do anh tự thiết kế, mang cá tính của anh. 9X Long An cũng đã sắm một chiếc máy in 3D để phục vụ cho công việc này.
Sang cho hay anh cũng mới tự mua được một căn chung cư tại TP.HCM sau nhiều năm tích cóp. Sang đã lên dự định sớm chuyển lên thành phố làm việc. Làm việc ở thành phố sẽ cho anh nhiều cơ hội phát triển, dễ dàng tiếp cận khách hàng và giao lưu học hỏi công nghệ mới.
Cô gái bỏ học ra sống ở nhà hoang theo đuổi ước mơ tuổi trẻ
Khi đang theo học đại học năm thứ nhất, Nguyễn Đinh Hoàn Vũ buộc phải lựa chọn: một là học tiếp theo ý bố mẹ, hai là ra khỏi nhà. Cô chọn cách thứ hai.
" alt="Chàng trai mua được nhà TP.HCM nhờ nghề trang điểm búp bê" />Chàng trai mua được nhà TP.HCM nhờ nghề trang điểm búp bê
Võ Minh Lâm mê chụp ảnh, từng thể nghiệm nhiều phong cách khác nhau.
Trở lại Cuộc thi Tài năng diễn viên sân khấu cải lương Trần Hữu Trang 2022, “Hot boy cải lương” một lần nữa muốn thử sức mình. Với anh, cuộc thi như ngày hội để nghệ sĩ gặp gỡ, trao đổi kinh nghiệm với nhau. Khi thi sự hăng say, nhiệt huyết trong anh tăng thêm gấp bội.
Mục tiêu lớn nhất Võ Minh Lâm đặt ra tại cuộc thi năm nay là bước qua được cái bóng của chính mình để phát triển, trưởng thành hơn. Vòng chung kết diễn ra 17 - 21/10 tới, anh sẽ thể hiện một vai kép mùi trong trích đoạn một tác phẩm nổi tiếng từng đoạt nhiều giải thưởng.
Tiết mục quy tụ nhiều nghệ sĩ cải lương ăn khách như NSƯT Tú Sương, NSƯT Lê Hồng Thắm, NSƯT Vân Hà… Điểm đặc biệt, những nghệ sĩ này sẽ đảm nhận vai trái với loại nhân vật mình thường đóng. Họ sẵn sàng hỗ trợ Võ Minh Lâm ngay cả khi diễn không đúng sở trường.
Võ Minh Lâm trong vai Lê Tư Thành (trái) và Lương Sơn Bá (phải).
“Mỗi cuộc thi đều có tiêu chí khác nhau. Không phải vì mình từng đoạt HCV các cuộc thi trước mà tôi lại áp đặt bản thân phải đoạt giải ở cuộc thi này. Tuy nhiên với tất cả tâm huyết, kinh nghiệm và sự tự tin của mình, tôi đặt mục tiêu sẽ tỏa sáng ở đêm chung kết. Tôi mong đoạt giải cao nhưng giải thưởng sẽ có giá trị nhất khi tôi vượt qua cái bóng của chính mình", nghệ sĩ cho hay.
Võ Minh Lâm sinh năm 1989 ở Cần Thơ, bắt đầu đi hát từ năm 11 tuổi. Để trở thành sao trẻ cải lương nổi bật hàng đầu hiện tại, anh từng đi qua con đường không ít chông gai. Ba mẹ anh là nghệ sĩ cải lương nhưng từng không ủng hộ con trai theo nghề.
Tuổi 17 đoạt quán quân Chuông vàng vọng cổ mùa đầu tiên, Võ Minh Lâm từng tổn thương vì những công kích. Có người nói thẳng anh không xứng đáng, cuộc thi “đãi vàng ra cát”, có người chỉ trích anh “ngựa non háu đá”. Đáp lại, nghệ sĩ im lặng, âm thầm làm nghề với tình yêu dành cho sân khấu đồng thời học hỏi không ngừng.
Từ Cần Thơ, Võ Minh Lâm lên Sài Gòn với một chiếc ba lô và số tiền ít ỏi chỉ đủ thuê nhà. Có những ngày, anh phải nhịn đói để chờ show diễn vì không quen ai ở thành phố, mặt khác vẫn còn nhút nhát của tuổi mới lớn. Dù khó khăn, anh vẫn quyết từ chối những show không tôn trọng mình hay nghĩ "chỉ cần bỏ tiền ra là mời được nghệ sĩ".
Nhìn lại hành trình đã đi qua, Võ Minh Lâm thấy nghệ sĩ cải lương quá vất vả. Một nghệ sĩ cải lương mất 10 năm mới tạm đủ hành trang cơ bản của nghề. Đặc thù của nghề là cần quá trình dài "như con ong cái kiến góp nhặt từng chút một". Sau đó, họ phải tỏa sáng bằng chất riêng, vai diễn riêng không trùng lặp với người đi trước.
Theo Võ Minh Lâm, hiếm nghệ sĩ cải lương nào hiện có thể sống bằng nghề mà phải làm nhiều việc tay trái. Cá nhân anh cũng ôm đồm nhiều việc như làm MC, tham gia gameshow, đóng phim,... bên cạnh đi diễn tại Nhà hát cải lương Trần Hữu Trang, Sân khấu Chí Linh - Vân Hà và Sân khấu Đại Việt.
" alt="Lý do sao cải lương Võ Minh Lâm từng đoạt HCV vẫn thi Trần Hữu Trang" />Lý do sao cải lương Võ Minh Lâm từng đoạt HCV vẫn thi Trần Hữu Trang
Lời của Đen Vâu không chỉ bắt tai mà còn "ngầu", nên dễ được lòng người trẻ.
Kêu gọi bạn trẻ “Đi về nhà” bởi Đen Vâu không lường trước được diễn biến phức tạp của dịch. Nay, Covid quay lại, Đen Vâu đã lên tiếng kêu gọi fan cố gắng tuân theo khuyến nghị của Bộ Y tế để dịch tạm lắng, còn được sum vầy.
Chính Đen Vâu cũng rơi vào hoàn cảnh như nhiều bạn trẻ hiện nay, không thể về quê: “Quảng Ninh là nơi sống. Hải Dương là quê mẹ”. Như bao người dân Việt Nam anh mong cuộc sống sớm trở lại nhịp bình thường, để được trở về nhà.
Đen Vâu là tác giả của những câu rap truyền cảm hứng.
Trên nền bài “Đi về nhà”: “Hạnh phúc, đi về nhà/Cô đơn, đi về nhà/Thành công, đi về nhà/Thất bại, đi về nhà/Mệt quá, đi về nhà/Mông lung, đi về nhà/Chênh vênh, đi về nhà/Không có việc gì, vậy thì đi về nhà”… Đen Vâu đã “chế” lời mới hợp thời cuộc, khuyên fan khoan hãy về: “Hạnh phúc, khoan hãy về/Cô đơn, khoan hãy về/Thành công, khoan hãy về/Thất bại, khoan hãy về/Mệt quá, khoan hãy về/Mông lung, khoan hãy về/Chênh vênh, khoan hãy về/Không có việc gì, vậy thì khoan hãy về/Không có việc gì, vậy thì khoan hãy về, khoan hãy về, khoan hãy về”.
Đến nay, đã có trên 30 ngàn lượt “like”, thả “tim”, và biểu tượng mặt cười dành cho đoạn chế của Đen Vâu. Không có gì ngạc nhiên, khi “đồng âm” của Đen Vâu ngày càng lớn mạnh vì Đen Vâu cũng rất khéo chăm sóc bạn trẻ yêu mến mình và cổ vũ họ hướng tới cách sống lành mạnh.
Như nhiều bạn trẻ, Đen Vâu cũng mong COVID lắng xuống, để được về nhà.
Theo Tiền Phong
Đen Vâu: Từ công nhân dọn rác đến rapper tiền tỷ showbiz Việt
Câu chuyện "from zero to hero" của Đen Vâu truyền cảm hứng cho nhiều người. Còn với anh, như từng chia sẻ với VietNamNet, được sống và làm công việc mình yêu thích là hạnh phúc nhất trên đời.
" alt="Đen Vâu nhận 'bão' like nhờ lời khuyên mùa dịch" />
...[详细]
Trong khuôn khổ ngày hội sẽ diễn ra nhiều hoạt động đặc sắc như: Trưng bày, giới thiệu và bán sản phẩm đặc trưng vùng cao; chương tình nghệ thuật; trình diễn lễ hội “Trích đoạn đám cưới dân tộc Dao Đỏ tỉnh Tuyên Quang”; trình diễn lễ hội “Trích đoạn đám cưới Dao Đỏ tỉnh Lào Cai”; giao lưu dân ca, dân vũ hương sắc vùng cao của các tỉnh và sinh viên các trường đại học, cao đẳng, các cháu thiếu nhi Thủ đô; trình diễn trang phục dân tộc, giao lưu tìm hiểu “Nét đẹp vùng cao” và “Vòng xòe Tây Bắc”; tham quan Khu Di tích Phủ Chủ tịch.
Thùng nước đục ngầu vẫn được gia đình giữ lại để lau nhà, dội nhà vệ sinh
Tương tự, 10 người lớn và trẻ em trong gia đình ông Phùng Văn Huấn (tầng 5) phải sang cơ quan cũ là Ban Cơ yếu chính phủ xách nước về dùng. Vợ ông Huấn chia sẻ: “Trời rét thế này gia đình vẫn phải giặt tay vì nước không đủ để giặt máy giặt, chúng tôi cũng chủ động giặt tay để giữ lại nước dùng việc khác”.
Ông Huấn nói, tổ dân phố 51 từ các năm trước đã góp tiền mua 1 máy bơm lớn để hút nước từ đường ống vào bể lớn của cả khu tập thể (khoảng 100m3). Ngoài ra nhiều hộ gia đình cũng chủ động mua máy bơm nhỏ để hút nước từ bể lớn lên các tầng nhưng tình hình vẫn không được cải thiện.
Gia đình ông cũng sắm một máy bơm cá nhân với giá khoảng 1,2 triệu để hút được một khối lượng nước nhỏ “cầm cự” qua ngày. Những gia đình không có máy bơm riêng thì không có giọt nước nào để dùng.
Theo ông Huấn, họ đành phải đi ăn cơm bụi ngoài quán, tắm giặt thì ra nhà nghỉ.
Các hộ dân ở đây phải tận dụng từ nước vo gạo, nước rửa rau, nước rửa bát…để lau nhà, dội nhà vệ sinh. Họ không dám mua rau lá như rau cải, rau cúc, xà lách…mà chỉ mua các củ như bí, su hào, su su, cà rốt…bởi mua rau lá rửa rất tốn nước. Bên cạnh đó rau lá rửa xong nước có nhiều cặn dội nhà vệ sinh hay bị tắc.
Thậm chí lúc tắm, người lớn còn phải mua một chậu to đứng hẳn vào đấy để dội nước. Nước chảy xuống chậu được giữa lại, người dân lại dùng nước đấy làm các việc khác.
Nhịn đi vệ sinh vì thiếu nước
Bà Lê Minh Thuận (60 tuổi, sống tại căn hộ 502) cùng mẹ già 90 tuổi từ sáng sớm cũng phải xuống xách nước để dùng nhu cầu thiết yếu.
Máy bơm cá nhân có giá khoảng 1,2 triệu các hộ gia đình tự trang bị nhưng vẫn không đủ nước để dùng
Hôm nào muốn tắm giặt, bà bắt xe ôm sang nhà người quen ở Cát Linh để tắm, giặt nhờ. Bà nói: “Hôm nay tôi chỉ dám mua bìa đậu rán, một ít quả cà chua nấu với trứng làm canh để đỡ phải dùng nước rửa. Chúng tôi làm gì dám mua rau vì nước đâu mà rửa. Nhưng người già chỉ thèm ăn miếng rau chứ có thiết tha gì”.
Nhà có 2 mẹ con, bà dùng nước hết sức tiết kiệm. “Lúc nào “đi nặng” thì mới dội nước còn nếu “đi nhẹ” thì từ sáng tới tối mới dám dội một lần. “Hai bà già sống với nhau sức đâu mà đi gánh nước được nhiều”, bà chán nản.
Một hộ dân khác ở tầng 2 cũng nhấn mạnh, cả tuần gia đình anh mới dám giặt giũ, tổng vệ sinh một lần. Muốn giặt thì phải tích nước khi nào đủ nước thì mới có thể giặt qua loa. Như hôm 26/1 trời mưa cả ngày anh cũng phải giặt một đống đồ mùa đông vì tích nước đã đủ và không còn quần áo để mặc.
Bán nhà vì "hết kiên nhẫn"
Bà Nguyễn Thị Hằng (Tổ trưởng tổ dân phố 51) cho biết, nguồn nước sạch cung cấp cho các hộ dân trong Khu tập thể là của Xí nghiệp Kinh doanh nước sạch quận Đống Đa, trực thuộc Công ty TNHH MTV Nước sạch Hà Nội.
Người dân liên tục phải canh giờ bơm nước để lắp máy bơm cá nhân hút nước về từng hộ gia đình
Các hộ dân đã nhiều lần họp và có gọi điện cho công ty nước yêu cầu khắc phục nhưng hiện nay nước vẫn chưa có. Theo bà Hằng, ngày 25/1, công ty nước sạch đã cử người xuống, sau khi kiểm tra họ kết luận đồng hồ không vấn đề gì nhưng áp lực nước chỉ có 30 % mà áp nước phải 70 % thì nước mới chảy vào bể của khu được.
Bà Hằng khẳng định: “Người dân ở đây phải đầu tư dây nhợ, quanh gánh, thùng nước…để gánh nước từ dưới tầng 1 lên tầng 5. Nếu như các đợt trước vì vỡ đường ống nước ảnh hưởng đến nhiều phường, quận thì chúng tôi phải chấp nhận vì khó khăn chung nhưng hiện nay tất cả các hộ dân xung quanh đều có nước đầy đủ chỉ có khu tập thể này khan nước đó là điều không hiểu nổi”.
Bà khẳng định, đã có nhiều hộ trong khu tập thể phải bán nhà, chuyển đi chỗ khác vì thiếu nước sạch triền miên.
Trao đổi với PV VietNamNet, đại diện Công ty kinh doanh nước sạch Đống Đa, khẳng định, sau khi nhận được tin báo của người dân nước phản ánh tình trạng thiếu nước sạch công ty này đã cho người xuống kiểm tra, khắc phục sự cố. Phía công ty khẳng định, nguyên có thể do 'tắc' đồng hồ dẫn đến lượng nước vào bể lớn kém. Hiện tại, sau khi khắc phục, mỗi ngày có khoảng 35-40 khối nước chảy vào bể của Khu tập thể.
Ngọc Trang
" alt="Giữa Thủ đô: 2, 3 tháng không dám ăn rau vì thiếu nước rửa" />
...[详细]
Lúc đầu chồng tôi là một người cần cù, chịu khó.Ảnh minh họa
Thời gian đầu, 2 vợ chồng tôi phải thuê nhà để sinh sống. Sau đó nhờ bố mẹ tôi giúp đỡ, chúng tôi cũng đã mua một ngôi nhà nhỏ xa trung tâm. Thấy anh nhanh nhẹn gần gũi gia đình vợ, bố tôi quyết định xin cho anh vào làm trong một cơ quan nhà nước.
Từ khi kết hôn đến nay, vợ chồng tôi đã có một bé trai 2 tuổi, tưởng như thế đã đủ nhưng ai biết được chữ ngờ khi anh ngoại tình.
Lần đầu tôi phát hiện bởi anh hay ra ngoài muộn, ít khi về nhà ăn cơm với vợ. Khi tôi gặng hỏi, anh hay ấp úng trả lời. Tôi chẳng hiểu sao anh lại thay đổi nhiều như thế, trong khi tôi đã cố gắng mọi thứ để vun vén cho anh và gia đình này.
Tôi có thể tự hào vì mình đã làm một người vợ tốt, một người con dâu ngoan, không có gì phải suy nghĩ cả. Tôi cũng không bao giờ đòi hỏi ở anh quá đáng. Ngay cả chuyện anh bị yếu sinh lý, chẳng thể chiều tôi ở trên giường nhưng tôi vẫn cứ không bận tâm, chỉ vì tôi rất yêu anh.
Hồi mới cưới, biết anh bị 'yếu' nhưng vì anh nói tôi giấu chuyện này nên tôi cũng đồng ý. Với lại, chuyện có hay ho gì mà nói ra, chỉ tổ thành chuyện tiếu lâm cho người khác. Tôi đã chịu đựng anh bởi lúc nào 'yêu', anh cũng nhanh nhanh vội vội hoặc là một tí đã xong đôi lúc anh còn sợ không dám làm gì.
Vì yêu và thương anh nên tôi đã ra sức tìm thuốc chữa trị, tìm các món ăn bổ cho sức khỏe của đàn ông trong chuyện ấy để thúc giục anh ăn. Tôi cũng thường xuyên kích thích những ham muốn gối chăn của chồng, để khiến anh cảm thấy cuộc sống này có ý nghĩa hơn.
Những tưởng khi tôi chăm sóc và yêu thương anh như vậy, anh sẽ bù đắp cho tôi, sẽ là một người chồng tuyệt vời. Nào ngờ, anh không biết thân biết phận lại đi cặp bồ với người đàn bà khác, người mà anh cho là đáp ứng tốt hơn tôi.
Nếu như người đàn bà ấy không gọi đến nhà, không hỏi tôi có phải vợ của anh không, đến đón anh về thì có lẽ tôi không thể biết anh đi ngoại tình.
Người đó nói chuyện với tôi, cô ta chê anh 'yếu' thế mà cũng đòi đi ngoại tình. Cô ta còn cười vào mặt tôi vì người chồng như thế cũng không giữ được. Người đàn bà này vỗ ngực cho biết, có ý định ngoại tình với chồng tôi nhưng người yếu sinh lý như thế thì cô ta chẳng thiết, xin trả về cho tôi.
Nhân tình gọi điện chê chồng tôi sinh lý yếu còn đi ngoại tình. Ảnh minh họa
Nghe những lời ấy mà tôi chua xót vô cùng, phần vì giận mình phần giận chồng. Tại sao anh lại suy nghĩ nông cạn như vậy? yếu sinh lý lại còn đòi đi ngoại tình và nhất định không chịu nhận lỗi về mình. Tôi đã cho anh cơ hội để thú nhận tất cả nhưng anh đã không đã tiếp tục nói dối, bao biện.
Sau đó, tôi bắt anh đưa điện thoại kiểm tra. Tôi không thể tưởng tượng được những dòng tin nhắn mùi mẫn lại có thể phát ra từ anh. Tôi ném tan chiếc máy, khinh bỉ và coi thường anh. Tôi quá đau khổ. Mong mọi người hãy cho tôi lời khuyên.