Sáng 14/11,àNộivàTPHCMgiảmđơnvịhànhchínhcấpxãbảng xếp hạng bóng đá ý tại phiên họp thứ 39, với 100% thành viên có mặt tán thành, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua 12 nghị quyết về việc việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, xã giai đoạn 2023 - 2025 của 12 tỉnh, thành phố gồm: An Giang, Đồng Tháp, Hà Nam, Hà Nội, Hà Tĩnh, TP.HCM, Phú Thọ, Quảng Ngãi, Quảng Trị, Sơn La, Trà Vinh, Vĩnh Phúc. Các nghị quyết có hiệu lực thi hành từ 1/1/2025. Riêng nghị quyết của tỉnh Sơn La có hiệu lực từ ngày 1/2/2025 để tạo điều kiện cho địa phương trong công tác chuẩn bị, kiện toàn tổ chức bộ máy, thay đổi con dấu và các điều kiện cần thiết khác cho hoạt động của đơn vị hành chính hình thành sau sắp xếp. Trước đó, thay mặt Chính phủ trình bày tờ trình, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cho biết, tại TP Hà Nội, Chính phủ đề xuất thực hiện sắp xếp 109 đơn vị hành chính cấp xã để hình thành 56 đơn vị hành chính cấp xã mới. Sau sắp xếp giảm 53 đơn vị hành chính cấp xã. Đối với TP.HCM, Chính phủ đề xuất sắp xếp 80 phường để hình thành 41 phường mới, sau sắp xếp giảm 39 phường. Tại tỉnh An Giang, sắp xếp 2 đơn vị hành chính cấp xã để hình thành 1 phường mới. Sau sắp xếp giảm 1 đơn vị hành chính cấp xã. Tại tỉnh Đồng Tháp, sắp xếp 4 đơn vị hành chính cấp xã để hình thành 2 đơn vị hành chính cấp xã mới. Sau sắp xếp giảm 2 đơn vị hành chính cấp xã. Tại tỉnh Hà Nam, thành lập 1 thị xã trên cơ sở nguyên trạng 1 huyện (thị xã Kim Bảng) và sắp xếp 29 đơn vị hành chính cấp xã để hình thành 18 đơn vị hành chính cấp xã mới. Sau sắp xếp, giữ nguyên số lượng đơn vị hành chính cấp huyện, giảm 11 đơn vị hành chính cấp xã. Tại tỉnh Hà Tĩnh, sắp xếp 4 đơn vị hành chính cấp huyện và 23 đơn vị hành chính cấp xã để hình thành 3 đơn vị hành chính cấp huyện và 16 đơn vị hành chính cấp xã mới. Sau sắp xếp giảm 1 đơn vị hành chính cấp huyện và 7 đơn vị hành chính cấp xã. Tại tỉnh Phú Thọ, sắp xếp 31 đơn vị hành chính cấp xã để hình thành 13 đơn vị hành chính cấp xã mới. Sau sắp xếp giảm 18 đơn vị hành chính cấp xã. Tại tỉnh Quảng Ngãi, sắp xếp 9 đơn vị hành chính cấp xã để hình thành 6 đơn vị hành chính cấp xã mới. Sau sắp xếp giảm 3 đơn vị hành chính cấp xã. Tỉnh Quảng Trị, sắp xếp 13 đơn vị hành chính cấp xã để hình thành 7 đơn vị hành chính cấp xã mới. Sau sắp xếp giảm 6 đơn vị hành chính cấp xã. Tỉnh Sơn La, Chính phủ đề xuất thành lập 1 thị xã trên cơ sở nguyên trạng huyện (thị xã Mộc Châu) và sắp xếp 30 đơn vị hành chính cấp xã để hình thành 26 đơn vị hành chính cấp xã mới. Sau sắp xếp giữ nguyên số lượng đơn vị hành chính cấp huyện và giảm 4 đơn vị hành chính cấp xã. Tỉnh Trà Vinh, sắp xếp 3 phường để hình thành 1 phường mới, sau sắp xếp giảm 2 phường. Còn tại tỉnh Vĩnh Phúc, sắp xếp 28 đơn vị hành chính cấp xã để hình thành 13 đơn vị hành chính cấp xã mới. Sau sắp xếp giảm 15 đơn vị hành chính cấp xã. "Như vậy, Chính phủ đề nghị thực hiện sắp xếp, thành lập đối với 6 đơn vị hành chính cấp huyện và 361 đơn vị hành chính cấp xã để hình thành 5 đơn vị hành chính cấp huyện và 200 đơn vị hành chính cấp xã mới của 12 tỉnh, thành phố. Sau sắp xếp, giảm 1 đơn vị hành chính cấp huyện và 161 đơn vị hành chính cấp xã", bà Phạm Thị Thanh Trà nói. Bộ trưởng Nội vụ thông tin, có 5 tỉnh, thành phố (Hà Nội, Hà Tĩnh, Phú Thọ, Quảng Ngãi, Quảng Trị) đề nghị không thực hiện sắp xếp 8 đơn vị hành chính cấp huyện. Bên cạnh đó, có 10 tỉnh, thành phố (Đồng Tháp, Hà Nam, Hà Nội, Hà Tĩnh, TP.HCM, Phú Thọ, Quảng Ngãi, Quảng Trị, Trà Vinh, Vĩnh Phúc) đề nghị không thực hiện sắp xếp 258 đơn vị hành chính cấp xã. Theo bà Phạm Thị Thanh Trà, sau sáp nhập, về số lượng cán bộ, công chức, viên chức, người hoạt động không chuyên trách dôi dư ở cấp huyện là 136 người, cấp xã là 3.342 người. UBND 12 tỉnh, thành phố đã xây dựng phương án chi tiết để bố trí, sắp xếp và giải quyết đối với số cán bộ, công chức, viên chức cấp huyện, cấp xã và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã dôi dư theo đúng quy định. Về trụ sở, thống kê cho thấy cấp huyện có 9 trụ sở dôi dư và con số này ở cấp xã là 329. UBND 12 tỉnh, thành phố đã xây dựng phương án chi tiết để xử lý số lượng trụ sở, tài sản công dôi dư theo đúng quy định. Thảo luận tại phiên họp, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn lưu ý với 5 huyện mới hình thành sau sắp xếp, các cơ quan chuyên môn cần tiếp tục rà soát, đánh giá mức độ đáp ứng tiêu chí của đô thị loại II. "Chính phủ thực hiện tiến độ hoàn thành việc đánh giá, công nhận loại đô thị này trước ngày 31/12", Chủ tịch Quốc hội đề nghị và nhấn mạnh vấn đề này có tính chất quyết định trong việc sắp xếp. Anh Văn |