当前位置:首页 > Thế giới > Nhận định, soi kèo Yokohama F Marinos vs Shonan Bellmare, 17h ngày 2/7 正文
标签:
责任编辑:Ngoại Hạng Anh
Bộ luật Hình sự 2015 được Quốc hội khóa XIII thông qua tại Kỳ họp thứ 10 tổ chức vào tháng 11/2015, đã được công bố và thời điểm bộ luật này có hiệu lực là từ ngày 1/7/2016. Tuy nhiên, vào ngày 29/6/2016, Quốc hội khóa XIII đã ra Nghị quyết 144 về việc lùi hiệu lực của Bộ luật Hình sự năm 2015 và 3 đạo luật liên quan. Sau khi Bộ luật này thông qua, rất nhiều doanh nghiệp và hiệp hội trong lĩnh vực ICT đã lên tiếng đề nghị bỏ hoặc sửa đổi bởi Điều 292 - “Tội cung cấp dịch vụ trái phép trên mạng máy tính, mạng viễn thông” của Bộ luật này gây ảnh hưởng rất lớn đối với sự phát triển của xã hội, đồng thời trái với quan điểm của Đảng và Nhà nước.
Sau khi các doanh nghiệp và hiệp hội trong lĩnh vực ICT đã lên tiếng thì trong dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự số 100/2015/QH13 của Bộ Tư pháp thì điều 292 của Bộ luật này không được bỏ như đề xuất của cộng đồng doanh nghiệp. Việc này khiến nhiều doanh nghiệp bức xúc tiếp tục gửi văn bản kiến nghị đề nghị Bộ Tư pháp điều chỉnh hoặc bỏ hẳn điều luật này.
Trong văn bản gửi Bộ trưởng Bộ Tư pháp, Chủ tịch CMC cho nói rằng: “Thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng, Công ty Cổ phần Tập đoàn Công nghệ CMC (CMC) được biết Bộ Tư pháp có đăng tải trên website của mình Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự để lấy ý kiến các Bộ ngành, trong đó có Điều 292. CMC rất vui mừng vì Bộ Tư pháp đã có những tiếp thu kiến nghị từ cộng đồng và doanh nghiệp, tuy nhiên, cách thức lấy ý kiến, tiếp thu, sửa đổi và những sửa đổi hiện nay vẫn còn có một số điểm chưa phù hợp:
Chủ tịch CMC đưa ra dẫn chứng, việc lấy ý kiến mang tính hình thức, chỉ được thực hiện thông qua các website mà không có những buổi lấy ý kiến trực tiếp đối với doanh nghiệp, các đối tượng bị tác động bởi văn bản. Khi không có sự trao đổi nhiều chiều thì các quy định hoàn toàn có thể duy ý chí, mang tính áp đặt từ cơ quan nhà nước. Việc soạn thảo, tiếp thu ý kiến của Ban soạn thảo nên thể hiện sự cầu thị, lắng nghe và trao đổi có tính biện chứng, không nên để tình trạng “đứng trên dân”, áp đặt một chiều, bác bỏ ý kiến mà không có lý giải hay cơ sở thuyết phục. Việc soạn thảo cũng cần tránh việc đặt ra quy định chỉ nhằm mục đích thuận tiện cho cơ quan quản lý mà không tính đến hậu quả khôn lường đối với xã hội, ảnh hưởng đến quyền, lợi ích của doanh nghiệp nói chung và người dân nói riêng. Ngoài ra, Ban soạn thảo cần có sự nghiên cứu thông lệ quốc tế, nhằm đảm bảo mục tiêu hội nhập, kêu gọi nhà đầu tư nước ngoài.
Trong văn bản gửi Bộ trưởng Bộ Tư pháp, ông Nguyễn Trung Chính kiến nghị, cần làm rõ yếu tố cấu thành tội phạm của tội cung cấp dịch vụ trái phép qua mạng máy tính và mạng viễn thông với các tình tiết định khung của các tội danh quy định tại Điều 290, 321, 326 nhằm loại bỏ sự trùng lắp. Cụ thể, tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản (Điều 290), Tội đánh bạc (Điều 321) và Tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy (Điều 326) đều có tình tiết định tội và/hoặc định khung là sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông để thực hiện hành vi lừa đảo trong thương mại điện tử, thanh toán điện tử, kinh doanh đa cấp, đánh bạc (thông qua trò chơi điện tử), mua bán văn hóa phẩm đồi trụy. Vậy cơ quan thực thi sẽ áp dụng tội danh nào cho những hành vi đó.
Điều này sẽ gây những bất cập và tạo khoảng trống cho cơ quan thực thi pháp luật, nếu chưa muốn nói đến sự tùy tiện trong việc quyết định tước bỏ quyền công dân của người thực hiện hành vi nói trên.
Chủ tịch CMC cho rằng, đối với ngành nghề kinh doanh trò chơi điện tử trên mạng: cần xác định rõ tính chất nguy hại của trò chơi đến mức phải xử lý hình sự, theo đó, chỉ những trò chơi thuộc nhóm G1 mới bị đưa vào quy định của tội này. Bởi vì, chỉ có G1 là cần có Giấy phép cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử và Quyết định phê duyệt nội dung, kịch bản đối với từng trò chơi điện tử do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp. Điều này có nghĩa, các loại trò chơi được xếp vào G1 có thể ảnh hưởng tiêu cực đến trật tự công cộng, quản lý xã hội. Hiện nay, có nhiều trò chơi, đặc biệt là thuộc nhóm G4, hữu ích cho việc giải trí, học tập, dễ đem lại doanh thu, lợi nhuận, từ đó làm tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước thì cần khuyến khích.
" alt="Nguy cơ doanh nghiệp ICT vướng vòng lao lý, Chủ tịch CMC gửi văn bản lên Bộ Tư pháp"/>Nguy cơ doanh nghiệp ICT vướng vòng lao lý, Chủ tịch CMC gửi văn bản lên Bộ Tư pháp
Theo thông tin từ Cổng thông tin điện tử Chính phủ, Chính phủ vừa ra Nghị quyết phê duyệt chủ trương đầu tư 21 Chương trình mục tiêu giai đoạn 2016 - 2020. Trong đó, tổng số vốn để thực hiện 20 Chương trình mục tiêu giai đoạn 2016 - 2020 được giao cho 11 Bộ, ngành (gồm: Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Y tế, Công an, Quốc phòng, Kế hoạch và Đầu tư, GD&ĐT, Lao động-Thương binh và Xã hội, Văn hóa-Thể thao và Du lịch, Tài nguyên và Môi trường, Công Thương, TT&TT) chủ trì triển khai là hơn 1.139.235 tỷ đồng.
Riêng với Chương trình mục tiêu Biển Đông - Hải đảo bảo đảm cho lĩnh vực Quốc phòng an ninh trên biển và hải đảo giai đoạn 2016 - 2020, Chính phủ yêu cầu thực hiện theo Quyết định số 610/QĐ-TTg ngày 8/5/2015 của Thủ tướng Chính phủ.
Đối với Chương trình mục tiêu CNTT giai đoạn 2016 - 2020 do Bộ TT&TT chủ trì, nguồn vốn thực hiện Chương trình được Chính phủ phê duyệt là 7.920 tỷ đồng.
Trước đó, trong quý III/2015, Chương trình mục tiêu CNTT giai đoạn 2016 - 2020 do Bộ TT&TT xây dựng, đã được thông qua về nguyên tắc hỗ trợ có mục tiêu từ nguồn vốn ngân sách nhà nước tại Nghị quyết 1023 ngày 28/8/2015 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quyết định 40 ngày 14/9/2015 của Thủ tướng Chính phủ về nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2016 - 2020.
Theo chia sẻ của đại diện Vụ Kế hoạch Tài chính (Bộ TT&TT) tại“Hội nghị trực tuyến về công tác chuẩn bị thực hiện Chương trình mục tiêu CNTT giai đoạn 2016 - 2020” diễn ra ngày 19/7, việc thực hiện Chương trình mục tiêu CNTT giai đoạn 2016 - 2020 sẽ giúp khắc phục những khó khăn, bất cập, hạn chế về ứng dụng, phát triển CNTT trong thời gian qua trong ứng dụng CNTT, công nghiệp CNTT, An toàn thông tin; Quán triệt thực hiện các chỉ đạo của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về ứng dụng và phát triển CNTT;
" alt="Hơn 7.900 tỷ đồng để thực hiện Chương trình mục tiêu CNTT đến năm 2020"/>Hơn 7.900 tỷ đồng để thực hiện Chương trình mục tiêu CNTT đến năm 2020
Tại Hội thảo, Thứ trưởng Bộ TT&TT Phan Tâm khẳng định Bộ sẽ luôn đồng hành cùng doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất kinh doanh, trong việc phát triển và ứng dụng các dịch vụ, công nghệ tiên tiến như 4G.
Sự đồng hành này "vì sự phát triển chung của ngành, của doanh nghiệp và vì lợi ích của xã hội", Thứ trưởng nhấn mạnh trong thông điệp tại Hội thảo "Phát triển tiềm năng 4G LTE hướng tới kỷ nguyên Internet kết nối vạn vật" sáng 18/8.
Thứ trưởng Bộ TT&TT Phan Tâm phát biểu tại Hội thảo. |
Theo ông Tâm, Bộ TT&TT rất coi trọng việc phát triển thông tin di động băng rộng các thế hệ tiếp theo để có hạ tầng viễn thông hiện đại, làm nền tảng cho phát triển kinh tế số, góp phần chuyển đổi cơ cấu tăng trưởng, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia. Bộ đã tham mưu Chính phủ ký ban hành Quyết định 149/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình phát triển hạ tầng viễn thông đến năm 2020. Một trong những mục tiêu cơ bản là phủ sóng 3G/4G phục vụ 95% dân số vào năm 2020, đủ năng lực cung cấp đa dịch vụ băng rộng với chất lượng tốt, giá cước hợp lý theo cơ chế thị trường.
Thời gian qua, Bộ đã cho phép các DN viễn thông trong nước thử nghiệm 4G LTE. Hiện tại 3 nhà mạng VNPT, Viettel, MobiFone đang trong quá trình đánh giá kết quả thử nghiệm và hoàn tất thủ tục xin cấp phép chính thức triển khai thương mại hệ thống thông tin di động 4G trên băng tần 1800 MHz.
Phải có một hệ sinh thái 4G
Một vấn đề rất quan trọng được nhắc đến tại các phát biểu khai mạc Hội thảo, chính là việc hình thành một hệ sinh thái ứng dụng và dịch vụ đi theo 4G, mà Internet của vạn vật là một thành tố không thể thiếu.
Thứ trưởng Phan Tâm khẳng định "Chính phủ VN rất khuyến khích tinh thần khởi nghiệp, sự năng động sáng tạo trong kinh doanh, khuyến khích và tạo mọi điều kiện phát triển, ứng dụng những công nghệ tiên tiến như 4G LTE, IoT... để phục vụ cộng đồng, giám sát và bảo vệ môi trường, xây dựng nhà thông minh, thành phố thông minh...". Mạng và dịch vụ di động 4G mở ra cơ hội lớn cho việc đạt được các mục tiêu này. Cụ thể, các doanh nghiệp, nhất là DNVVN có cơ hội phát triển kinh doanh trên môi trường số mọi lúc, mọi nơi với chi phí tối thiểu, tạo thuận lợi cho việc kết nối thông suốt giá trị sản xuất, hàng hóa, dịch vụ, phân phối trong nước và quốc tế, Chính phủ có điều kiện triển khai chính quyền điện tử rộng khắp. "Vì vậy, việc phát triển bền vững cũng như kinh doanh hiệu quả 4G gắn kết chặt chẽ với việc phát triển hệ sinh thái ứng dụng", Thứ trưởng nêu rõ.
Đồng quan điểm, Chủ tịch Hiệp hội Internet Việt Nam Vũ Hoàng Liên cho rằng, tại thời điểm này không nên chỉ bận tâm đến duy nhất vấn đề hạ tầng khi triển khai 4G nữa, mà quan trọng hơn, các nhà mạng, cơ quan quản lý phải quan tâm đến việc khi 4G đi vào đời sống thì nó sẽ được ứng dụng như thế nào, phục vụ người dùng như thế nào và mang lại những lợi ích ra sao.
Từ góc độ chuyên gia quốc tế, ông Mantosh Malhotra, Giám đốc Qualcomm khu vực đông Nam Á cũng đặc biệt lưu ý điểm này trong phần khuyến nghị với cơ quan quản lý và doanh nghiệp viễn thông Việt Nam. "Từ kinh nghiệm mà chúng tôi có được trong quá trình tư vấn cho Chính phủ các nước về quy hoạch băng tần, phân tích xu hướng công nghệ để xây dựng chiến lược triển khai 4G, cũng như trong quá trình hợp tác với các nhà mạng để quy hoạch mạng lưới, Qualcomm nhận thấy không một doanh nghiệp đơn lẻ nào có thể đảm bảo triển khai 4G thành công. Việt Nam cũng không phải là ngoại lệ. Chúng ta cần sự tham gia của cả một hệ sinh thái".
Thực tiễn 4G tại các nước đã triển khai cho thấy công nghệ này mở ra rất nhiều cơ hội cho Internet của vạn vật. Nếu như cả thế giới hiện chỉ có khoảng 1,3 tỷ smartphone thì một khi kết nối các thiết bị IoT với mạng 4G, số lượng thiết bị có thể tăng lên hàng chục, hàng trăm tỷ thiết bị. "Đây là thời điểm hoàn toàn thích hợp để Việt Nam tham gia vào hệ sinh thái IoT toàn cầu", ông Malhotra nhận định.
Tuy nhiên, cũng như mọi công nghệ mới khác, bên cạnh những cơ hội mở ra, 4G cũng đi kèm với nhiều thách thức mà Việt Nam cần phải đối mặt, chuyên gia Qualcomm lưu ý, chẳng hạn như vùng phủ sóng, an toàn bảo mật, năng lực mạng lưới, đảm bảo chất lượng dịch vụ và giá cả thiết bị phải phù hợp với ngân sách người dùng. Để vượt qua những thách thức này cần có sự phối hợp đồng bộ giữa chính sách quản lý và cam kết mạnh mẽ từ phía nhà mạng.
"Chính vì thế, thông qua Hội thảo "Hội thảo Phát triển tiềm năng 4G LTE hướng tới kỷ nguyên kết nối vạn vật", Bộ TT&TT mong muốn có cơ hội cùng các doanh nghiệp, chuyên gia thảo luận, cập nhật về cơ hội, thách thức trong lộ trinh xây dựng và phát triển mạng 4G tại VN, những bài học kinh nghiệm quốc tế và cơ chế quản lý, các giải pháp kinh doanh... để góp phần cho phát triển thành công mạng 4G LTE tại VN", Thứ trưởng Phan Tâm kết luận.
"Hội thảo Phát triển tiềm năng 4G LTE hướng tới kỷ nguyên kết nối vạn vật" do Bộ TT&TT chủ trì bao gồm 1 phiên báo cáo chính và 2 phiên thảo luận chủ đề, tập trung vào những vấn đề nóng xung quanh việc triển khai 4G LTE như Lộ trình triển khai 4G LTE tại Việt Nam (Cục Viễn thông), Phát huy tối đa tiềm năng và phát triển công nghệ LTE tại Việt Nam (Qualcomm), "Một số vấn đề cần quan tâm khi triển khai 4G LTE tại Việt Nam" (Nguyên Thứ trưởng Bộ TT&TT Lê Nam Thắng"... Chuyên đề 1 có chủ đề "Tối ưu hóa nguồn tài nguyên và hạ tầng cho mạng 4G LTE", tập trung thảo luận về chính sách quản lý băng tần trong thời gian tới, các giải pháp an ninh bảo mật cùng kinh nghiệm tối ưu chi phí đầu tư hạ tầng 4G hiệu quả. Chuyên đề hai tập trung vào việc phát triển các hình thức kinh doanh và dịch vụ trên nền tảng 4G LTE với mục tiêu tạo ra một hệ sinh thái ứng dụng và nội dung dành cho công nghệ này. Song song với Hội thảo, Triển lãm sản phẩm thiết bị đầu cuối và giới thiệu công nghệ mới cho 4G cũng có sự tham gia của các đơn vị VNPT, Mobifone, Viettel, OPPO, CMC Telecom,. |
T.C
" alt="4G phải gắn kết chặt chẽ với phát triển hệ sinh thái ứng dụng"/>4G phải gắn kết chặt chẽ với phát triển hệ sinh thái ứng dụng
Chiến dịch quảng bá của LG gắn với nhiều cái “đầu tiên”: công ty đầu tiên ra smartphone Android lõi kép (Optimus 2X); công ty đầu tiên giới thiệu smartphone 3D không cần kính (Optimus 3D); smartphone đầu tiên dùng chip Snapdragon S4 Pro (Optimus G). Sang đến thời hiện tại, LG vẫn không ngừng chứng minh sức sáng tạo của mình với LG G Flex màn hình cong hay dòng LG G với các nút bấm chuyển hết về phía sau và đặc biệt là mẫu điện thoại “xếp hình” LG G5.
Dù vậy, có vẻ không phải sáng tạo nào cũng được đền đáp và thành công. Thực tế cho thấy dường như người dùng ưa chuộng các sản phẩm có kiểu dáng truyền thống, thậm chí từa tựa nhau qua các năm nhưng được nâng cấp nhiều về công nghệ bên trong hơn, chẳng hạn Galaxy S7 và S7 Edge. So với S6, S7 không thay đổi nhiều về kiểu dáng bên ngoài nhưng được trang bị nhiều tính năng mới và thực sự mạnh mẽ. Samsung đưa nhiều đổi mới vào camera của S7, trong đó có ống kính độ mở lớn hơn và chụp ảnh thiếu sáng đẹp hơn. Cơ chế lấy nét tự động kép học tập từ máy ảnh chuyên nghiệp hiện diện lần đầu tiên trên S7. Đó là một nước cờ táo bạo và không có smartphone nào lấy nét nhanh hay chụp chất lượng, rõ nét như S7. Chính nhờ những thay đổi ngoạn mục trong bộ đôi S7/ S7 Edge, Samsung đã vực dậy được mảng di động của mình sau một thời gian dài sụt giảm.
Có thể nói, sản phẩm của LG không thua kém các đối thủ ở bất cứ điểm nào, chỉ vì sự hiện diện ít ỏi đã làm tổn thương tất cả. Hugues de la Vergne, một nhà phân tích của Gartner, từng nhận xét do thị trường thay đổi quá nhanh nên hãng nào chậm một nhịp với các thay đổi đó đều có xu hướng bốc hơi nhanh chóng trước mắt công chúng.
" alt="LG thua Samsung ở điểm nào?"/>Nguồn tin của CNN khẳng định, các nhà điều tra tin rằng tình báo Nga đứng đằng sau các cuộc tấn công trên. Theo họ, chúng là một phần trong chiến dịch tấn công quy mô lớn hơn, trong đó có nhằm vào các tổ chức của Đảng Dân chủ.
Trong khi đó, The New York Times và FBI chưa xác nhận về cuộc điều tra nêu trên.
Bà Eileen Murphy, Phát ngôn viên của The New York Times cho hay: "Giống như hầu hết các tổ chức tin tức khác, chúng tôi luôn cảnh giác, đề phòng những âm mưu tấn công vào các hệ thống của chúng tôi. Chúng tôi đã thực hiện nhiều biện pháp như hợp tác với các nhà điều tra bên ngoài và các cơ quan hành pháp. Chúng tôi xin không bình luận gì về những vụ tấn công cụ thể nhằm tìm cách tiếp cận bất hợp pháp các hệ thống mạng của New York Times".
New York Times cũng bác bỏ thông tin cho rằng hãng này đã mời các nhà điều tra an ninh mạng tư nhân để hỗ trợ điều tra.
Theo giới chức Mỹ, các tổ chức tin tức được cho là mục tiêu hàng đầu vì họ có thể sở hữu nhiều thông tin tình báo có giá trị. Ví dụ như thông tin liên hệ với các quan chức chính phủ cũng như những thông tin bí mật, nhạy cảm không được công bố.
Nội dung được thực hiện qua tham khảo nguồn tin từ CNN, một kênh truyền hình nổi tiếng của Mỹ, thuộc sở hữu tập đoàn Time Warner. CNN là một trong những kênh thông tin uy tín nhất thế giới.
" alt="Tin tặc Nga tấn công tờ New York Times?"/>