您的当前位置:首页 > Thời sự > Bỏ “Chí Phèo”: “Nên để học sinh nói nhiều hơn quan điểm của mình” 正文

Bỏ “Chí Phèo”: “Nên để học sinh nói nhiều hơn quan điểm của mình”

时间:2025-01-26 15:34:12 来源:网络整理 编辑:Thời sự

核心提示

Cần nghe hơn những cảm xúc của người học,ỏChíPhèoNênđểhọcsinhnóinhiềuhơnquanđiểmcủamìbảng xếp hạng nbảng xếp hạng ngoại hạnh anhbảng xếp hạng ngoại hạnh anh、、

Cần nghe hơn những cảm xúc của người học,ỏChíPhèoNênđểhọcsinhnóinhiềuhơnquanđiểmcủamìbảng xếp hạng ngoại hạnh anh cần nghiên cứu định lượng và định tính sự tác động của một số tác phẩm văn học đến hành vi, văn hoá ứng xử của học sinh… là những trao đổi đáng chú ý xung quanh ý kiến "Nên đưa tác phẩm Chí Phèo ra khỏi chương trình Ngữ văn lớp 11".

Nghiên cứu sinh Nguyễn Sóng Hiền: Các thầy cô liệu có đủ thời gian truyền tải đầy đủ giá trị của tác phẩm tới học sinh?

Tôi đã đọc và suy ngẫm về những quan điểm trước ý kiến của mình. Đa số không đồng tình, hầu hết những quan điểm đó đến từ những nhà văn, thầy cô dạy văn hoặc những người yêu văn. Một bộ phận ý kiến và quan trọng nhất mà chúng ta bỏ quên chính là các em học sinh không học chuyên văn.

{ keywords}
Ảnh từ bộ ảnh tái hiện câu chuyện về Chí Phèo -Thị Nở của nhiếp ảnh gia Trang Đàm

Tôi rất tiếc vì không ở Việt Nam, nếu không thì trước khi viết bài này sẽ thăm dò ý kiến đối với các em lớp 11 và 12, để xem tác động của tác phẩm Chí Phèođối với các em như thế nào. Nên thăm dò quan điểm của cả học sinh trường công lập và ngoài công lập. Khi đó,   sẽ có những nhận định và đánh giá chính xác hơn.

Tôi vẫn bảo lưu quan điểm của mình, cùng với thông điệp rằng: Giáo dục là cuộc sống- như nhà triết học, nhà tâm lý học và nhà cải cách giáo dục vĩ đại John Dewey đã từng nói.

Mà cuộc sống thì có bao giờ đứng yên, mà nó vận động và thay đổi từng ngày từng giờ. Vì vậy, một nền giáo dục tiến bộ là nền giáo dục cần phải thay đổi và bắt kịp với những thay đổi của cuộc sống.

Nếu xa rời cuộc sống, không phản ánh thực tiễn thì đó là một nền giáo dục kinh viện, lạc hậu.

Chúng ta đang sống trong kỷ nguyên của cách mạng công nghệ thông tin, việc tiếp cận tri thức của nhân loại cũng trở nên bình đẳng hơn bao giờ hết. Chỉ đơn giản một cái nhấp chuột trên màn hình máy tính, bạn đã có thể nhìn thấy cả thế giới, thì vai trò của giáo dục cũng đến lúc phải thay đổi.

Vì vậy, cần phải cân nhắc để thay thế, bổ sung những kiến thức mới, tri thức mới, phù hợp với xu thế mới và nhận thức mới của các em.

Điều này đặt ra một yêu cầu cấp bách hơn đối với các nhà quản lý giáo dục, những người làm giáo dục và cả thầy cô khi đưa bất kỳ kiến thức, nội dung hay chương trình nào vào giảng dạy cho học sinh.

Về tác phẩm Chí Phèo, tôi không phủ nhận giá trị nghệ thuật và sự thành công trong phong cách viết của nhà văn Nam Cao. Nhưng ở góc độ giáo dục, tác phẩm Chí Phèokhông nên dạy ở chương trình lớp 11 vì những tác động tiêu cực có thể ảnh hưởng đến nhận thức của các em khi mà độ tuổi này chưa hoàn thiện về mặt nhận thức xã hội.

Và chúng ta đâu ai dám chắc được rằng các thầy cô liệu có đủ thời gian để truyền tải hết giá trị nhân văn của tác phẩm, cũng đâu được dạy trong một chỉnh thể đầy đủ, và dám chắc được rằng tất cả các em có thể nhận thức được mặt hay của tác phẩm?

Anh Đỗ Đức Anh – giáo viên Ngữ văn, Trường THPT Bùi Thị Xuân (TP.HCM): Nên để học sinh nói nhiều hơn những quan điểm của mình

Cá nhân tôi đề cao sự phản biện, vì mỗi ý kiến phản biện là dịp để chúng ta nhìn lại cách giảng dạy văn học phổ thông, xem rằng những tác phẩm văn học đó đã thực sự phù hợp với đời sống chưa. Như vậy, học sinh sẽ không bị ép buộc cảm nhận một cách gò bó khi đọc hiểu tác phẩm.Những góp ý, phản biện sẽ cho chúng ta thấy cần hơn những cảm xúc của người đọc, thay vì chỉ nghe thầy cô giảng giải.

Qua đề xuất lần này của anh Sóng Hiền, điều tôi nhận thấy là học sinh Việt Nam đang bị thiếu tư duy sáng tạo. Hiện nay, việc giảng dạy môn văn vẫn nặng về tính truyền thống. Đó là kiểu văn mẫu, cảm nhận của giáo viên giảng giải cho học sinh hiểu, còn học sinh làm lại ý kiến của giáo viên trong bài làm văn hay trong các kì thi.

Tôi nghĩ nên để học sinh nói nhiều hơn những quan điểm của mình. Đâu đó, hiện nay có những học sinh đã đặt câu hỏi tại sao mình phải học Chí Phèohay Vợ chồng A Phủ, có nghĩa là các em không tìm được ý riêng mà phải nói những điều giáo viên muốn... Đó là chưa kể học sinh bị bắt phải học quá dài như Đất nướccủa Nguyễn Khoa Điềm (150 câu thơ), hay tác phẩm Việt Bắc(98 câu thơ). Nên chăng những tác phẩm quá dài này nên bớt lại những trích đoạn ngắn hơn để học sâu hơn, tránh học dàn trải và có cảm giác bội thực.

TS. Hoàng Ngọc Vinh, nguyên Vụ trưởng Vụ Giáo dục chuyên nghiệp, Bộ GD-ĐT: Không phải thầy cô thích, cảm thụ được cái hay... thì mọi học sinh đều như vậy.

Tôi muốn đặt câu hỏi rằng tác phẩm “Chí Phèo”đóng góp như thế nào vào chuẩn đầu ra của học sinh phổ thông ở môn Ngữ văn nói riêng và tích hợp vào mục tiêu hình thành nhân cách của học sinh nói chung? Và có cách đo lường thế nào để biết được điều đó? Chúng ta đã có nghiên cứu định lượng và định tính sự tác động của một số tác phẩm văn học đến hành vi, văn hoá ứng xử của học sinh Việt Nam hay chưa?

Chương trình Giáo dục phổ thông mới có mục đích và tinh thần theo nguyên tắc thiết kế ngược, tức là xác định các chuẩn đầu ra rồi thiết kế, đánh giá nội dung.... Và hướng đến những phẩm chất chủ yếu cần hình thành, phát triển ở học sinh là yêu đất nước, yêu con người, chăm học, chăm làm, trung thực, trách nhiệm với bản thân và xã hội, tôn trọng luật pháp.

Nếu theo nguyên tắc này, thì cần hỏi ngược lại Ban soạn thảo chương trình, SGK mới rằng “kỳ vọng ở kết quả cần đạt được ở đầu ra môn Ngữ văn từng lớp là gì?”. Cũng nên có rà soát đánh giá lại, chứ không phải thầy cô thích, cảm thụ được cái hay... thì mọi học sinh phải cảm thụ và hành xử theo thầy cô như vậy.

Chúng ta đang phấn đấu đến một nền giáo dục hiện đại, dân chủ và khai phóng, sáng tạo. Vì vậy rất cần có nghiên cứu bài bản về nội dung cũng như phương pháp giáo dục. Tránh sự áp đặt chủ quan ý muốn của nhà thiết kế hay của thầy cô lên học sinh, mà phải tuỳ theo đối tượng, tâm lý lứa tuổi và phù hợp với bối cảnh chung của toàn xã hội.

Nguyễn Trường Khánh, sinh viên khoa Triết học (ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQG TP.HCM): Trao truyền sắc thái thẩm mỹ, tinh thần khoa học cho học sinh

Sự việc mấy ngày qua đã gợi cho tôi nhiều suy tư về môn văn, về việc dạy và học văn hiện nay. Thay vì lục lọi, đào bới, dò sâu, vớt sạn, người ta quên mất tính chất định hướng nghiên cứu vốn có của môn học. Và với tính chất căn bản đó, cái học sinh cần là bộ công cụ và phương pháp để tự (do) khai triển đánh giá theo hướng đa chiều, theo mục đích phát triển nhận thức và tư duy khoa học lẫn phản biện.

Và hẳn là với môn văn, tính chất khoa học hệ thuộc trong cốt tính thẩm mỹ của nó. Mọi lối nhìn sắc cạnh quy kết hiện tượng là thô tục, đều có thể gột sạch tinh tươm và làm mềm dịu trong bể lọc của cái Đẹphay cái Cao cảcủa tinh thần nhân bản.

Sự vạch trần hiện thực xã hội đưa đến cảnh huống tha hoá đời sống con người, không hề là một hình thức phản kháng (thái quá) hay cổ suý lối sống du đãng, mà người đọc dễ dàng "gạn đục khơi trong" để đón lấy vị ngọt lành của "thiên chân" nhân tính, nơi niềm đau mà họ sẻ chia, nơi sự nuối tiếc cho kiếp người bi thảm, hay cả sự oán trách khả dĩ cho xã hội bể dâu, tăm tối...

Ở một khía cạnh khác, có thể nói, Nam Cao là một cây bút hiện thực phê phán tiêu biểu của văn học Việt Nam buổi đầu của nền văn học hiện đại dân tộc, và Chí Phèokhông thể không được xem là một trong những tác phẩm đặc sắc nhất, tiêu biểu nhất cho phong cách văn chương của ông. Nếu đặt tác phẩm trong dòng chảy lịch sử, bức tranh hiện thực nơi nó gợi ra thật là sống động và đa sắc. Sẽ còn gì quý hơn, ta truyền trao cho tuổi trẻ không chỉ là sắc thái thẩm mỹ trong văn chương, trong tình người, bên cạnh đó còn là tinh thần khoa học trong cảm thụ, phân tích, cùng với ý niệm lịch sử lẫn tri thức là lịch sử nước nhà?

Từ những tính chất cần có và cần được minh xét trong dạy và học văn học, “vẻ đẹp” mang hơi hướng giá trị luận của một tác phẩm văn học nói chung và của Chí Phèonói riêng, tôi đánh giá việc loại bỏ nó không chỉ là không cần thiết, mà hơn thế thông qua sự xem xét lại chân giá trị của tác phẩm này với những tranh luận xoay quanh, ta cần có một bộ tiêu chí rạch ròi hơn trong việc chọn lọc, phân bổ chương trình cũng như xác định khuynh hướng, mục đích giảng dạy. Từ đó, trao cho học sinh những kiến thức và kỹ năng cần thiết, mà như tôi đã có nêu ý kiến ở trên.

Tinh thần "nhìn lại" và "phê phán" của NCS Nguyễn Sóng Hiền là cần thiết, cũng sẽ cần thiết hơn nữa khi chúng ta phát khởi, khơi nguồn cho những phê phán trong tinh thần cầu thị và tương giao, trong ý hướng xây dựng, phát triển.

Ngân Anh - Lê Huyền - Thanh HùngGhi

Giáo viên đang dạy "Chí Phèo" như thế nào?

Giáo viên đang dạy "Chí Phèo" như thế nào?

Nhiều giáo viên khẳng định tác phẩm "Chí Phèo" là một kiệt tác của văn học, hàm chứa những giá trị nhân văn vĩnh cửu.