TờDaily Mail đưa tin,ảibớiráckiếmănquyếtởbẩnvìsợbịcưỡngbức1 2024 nữ người mẫu Loni Willison đang sống bi thảm sau cú sốc ly hôn năm 2014. Loni Willison bị bắt gặp khi đang lang thang tại một khu trại dành cho người vô gia cư ở Los Angeles, Mỹ.
Loni Willison với diện mạo không thể nhận ra trên phố.
Nữ người mẫu nóng bỏng một thời nay nhếch nhác trong bộ quần áo bám đầy bụi bẩn cùng gương mặt lấm lem. Loni Willison thậm chí còn không đi giày mà chỉ có đôi tất đã sờn cũ. Cô lục lọi thùng rác và tìm được một chiếc xúc xích.
Loni Willison là người vô gia cư vài năm qua.
Trước đó, Loni Willison nhiều lần bị bắt gặp lục lọi thùng rác để tìm quần áo và đồ ăn. Có lần, cô còn ngồi dùng ma túy đá ngay bên lề đường đông đúc người qua lại. Loni Willison từng chia sẻ không tắm một năm để giữ cơ thể bốc mùi nhằm tránh bị tấn công hoặc hãm hiếp trên phố.
Loni Willison phải bới rác để tìm đồ ăn.
Loni Willison đã sống cảnh vô gia cư vài năm nay và từ chối mọi sự giúp đỡ của bạn bè, người thân. Cựu người mẫu chia sẻ: “Tôi không muốn làm xáo trộn cuộc sống của người khác. Tuy nhiên, tôi vẫn thấy biết ơn những người đã nghĩ cho tôi”.
Cuộc sống của Loni Willison bế tắc sau khi ly dị chồng.
Daily Mailtiết lộ cuộc sống của Loni Willison trở nên bế tắc sau khi ly dị chồng năm 2014. Từ một người mẫu được nhiều tạp chí săn đón, Loni Willison mất việc làm và nhà cửa. Cô cũng mắc phải các vấn đề về sức khỏe tâm thần và nghiện ma túy đá.
Loni Willison sinh năm 1983 tại California, Mỹ. Với vóc dáng khỏe khoắn cùng chiều cao ấn tượng, Loni Willison được nhiều tạp chí thời trang để ý đến và từng xuất hiện trên trang bìa các tạp chí Fit Lifestyle Magazine, Glam Fit Magazine hay Flavourmag. Ở thời kỳ đỉnh cao của sự nghiệp, Loni Willison có khối tài sản lên tới 1,6 triệu USD.
Loni Willison và chồng cũ khi còn mặn nồng.
Năm 2012, Loni Willison kết hôn với diễn viên Jeremy Jackson. Cuộc hôn nhân chỉ kéo dài trong 2 năm khi Loni Willison tố bị chồng cũ bạo hành, bóp cổ tại nhà riêng. Sau khi ly hôn, Loni Willison làm trợ lý ở một trung tâm thẩm mỹ. Năm 2016, Loni Willison bị đuổi việc và không đủ khả năng chi trả các hóa đơn tiền thuê nhà, điện nước. Cô buộc phải rời nhà thuê với một chiếc vali hành lý.
Hình ảnh người mẫu 40 tuổi trước khi qua đời vì biến chứng nâng vòng 3BRAZIL - Lygia Fazio là người mẫu nổi tiếng, vừa qua đời ở tuổi 40 do biến chứng nâng vòng 3 sau vài tuần nhập viện vì bị nhiễm trùng.
Hơn một năm trước, gia đình anh Lâm từng loay hoay, khổ sở tìm mọi cách cho anh được điều trị. Bệnh lui, anh xuất viện về nhà chưa được bao lâu thì thần Chết lại một lần nữa gõ cửa, đe dọa tính mạng.
Lần này, phác đồ điều trị cho anh cũng tương tự, tuy nhiên mức độ khó khăn tăng lên rất nhiều. Bao nhiêu tiền nhà, tiền vay mượn trước kia đã dốc ra lo cả nên với khoản chi phí thời điểm hiện tại dù không khác là mấy vẫn khiến kinh tế rơi vào khốn đốn.
Mỗi lần thanh toán từng đợt, sau khi trừ bảo hiểm y tế, gia đình chị Phước phải chạy đôn chạy đáo lo trả 20% viện phí. Đang trong đợt điều trị cần tiền mua thuốc ngoài mà con cái chưa kịp kiếm đủ khiến chị sốt ruột vô cùng. Với chị, mọi thứ chỉ tạm bợ, chắp vá được tới đâu tính tới đó.
Nợ cũ chồng nợ mới, con học hành dang dở
Dù đang bị bệnh hiểm nghèo nhưng anh Đoàn Công Lâm lại không lo lắng cho bản thân mình. Điều khiến anh trăn trở là đứa con thứ hai có khả năng phải nghỉ học.
"Cháu nó ngoan lắm. Ngoài giờ học cũng đi làm thêm hy vọng giúp đỡ cha mẹ được phần nào. Nhưng cháu còn nhỏ, tiền kiếm ra không đủ ăn uống, tiền học và nhà trọ nên vẫn cần cha mẹ hỗ trợ. Mà chúng tôi thì..", chị Phước xót xa.
Anh Lâm lo lắng con phải nghỉ học vì cha nằm viện
Thời gian qua, anh Lâm bị bệnh nên phải vay tiền ngân hàng chính sách gửi cho con. Người con lớn của anh mới ra trường đi làm, lập gia đình, hằng tháng vẫn tích góp từng chút gửi cho cha chữa bệnh. Số tiền ít ỏi đó không thấm tháp vào đâu với những toa thuốc đặc trị đắt đỏ.
Bản thân chị Phước gần như sống luôn ở bệnh viện để chăm chồng, không thể kiếm được một đồng. 700 ngàn người con đưa cho, chị vẫn còn gói ghém cẩn thận bỏ trong túi. Đây là số tiền dành để mua đỡ cho cha 10 viên thuốc ngoài danh mục bảo hiểm y tế. Đang bận chăm sóc cho chồng, chị vẫn chưa kịp ra ngoài mua. Chị nhẩm tính, mỗi ngày một viên rưỡi cũng chỉ được 6 ngày là hết. Số còn lại và những chi phí khác, chị vẫn chưa biết lấy ở đâu ra.
Chia sẻ với chúng tôi chị Phước nói: “Trước đây khi ông ấy chưa bị bệnh, tôi còn bán hàng rong trước cổng trường học. Cứ đi từ 3 giờ sáng đến 10 giờ trưa cũng kiếm được hơn trăm bạc. Buổi chiều tôi ở nhà làm những việc lặt vặt, chăm chút gia đình.
Ngờ đâu ông ấy đổ bệnh, con còn học hành dang dở mà nợ nần nhiều quá. Nợ Ngân hàng chính sách 50 triệu, vay ngân hàng làm nhà còn thiếu 75 triệu và gần 100 triệu vay từ khắp nơi để chữa bệnh cho ông ấy. Giờ không biết xoay xở thế nào nữa. Ông ấy bảo thôi về để tiền lo cho con học mà bệnh thế này về sao chịu nổi”.
Đức Toàn
Mọi đóng góp có thể gửi về:
1. Gửi trực tiếp: Chị Dương Thị Phước thôn Mỹ Thanh, xã Cam Thịnh Đông, TP Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa. SĐT: 0365 595 804
2. Ủng hộ qua Báo VietNamNet: Ghi rõ ủng hộ MS 2018.287 (anh Đoàn Công Lâm)
Chuyển khoản: Báo VIETNAMNET
Số tài khoản: 0011002643148. Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam - 198 Trần Quang Khải, Hà Nội
- Chuyển khoản từ nước ngoài: Bank account: VIETNAMNET NEWSPAPER
- The currency of bank account: 0011002643148
- Bank:- BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM
- Address: 198 Tran Quang Khai, Hanoi,Vietnam
- SWIFT code: BFTVVNV X
- Qua TK ngân hàng Viettinbank:
Chuyển khoản: Báo VietNamnet
Số tài khoản: 114000161718
Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Đống Đa
- Chuyển tiền từ nước ngoài:
Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Industry and Trade, Dong Da Branch
- Phía Bắc địa chỉ: tầng 3, tòa nhà C’Land,156 Xã Đàn 2, phường Nam Đồng, quận Đống Đa, Hà Nội. - Phía Nam: Văn phòng đại diện báo VietNamNet phía Nam, số 408 Điện Biên Phủ, P11,Q10, TP.HCM. ĐT: 08 3818 1436
" alt="Cha ung thư chỉ lo con không đủ tiền đi học"/>
Trước diễn biến dịch Covid-19 phức tạp, Trường ĐH Nông lâm TP.HCM cũng quyết định cho sinh viên nghỉ hết ngày 29/3.
Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM không học tập trung tại trường đến hết ngày 29/3. Trong thời gian nghỉ sinh viên tiếp tục học trực tuyến.
Từ ngày 30/3 sinh viên đăng ký trả nợ sẽ học ca 3 sau 18 giờ vì không có học kỳ hè.
Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM và Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM cũng cho sinh viên nghỉ hết tháng 3.
Bảy trường thành viên của ĐH Quốc gia TP.HCM gồm Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, Trường ĐH Bách khoa, Trường ĐH Khoa học tự nhiên, Trường ĐH Kinh tế luật, Trường ĐH Công nghệ thông tin, Trường ĐH Quốc tế, Trường ĐH An Giang đều cho sinh viên nghỉ hết tháng 3.
Riêng KTX ĐH quốc gia TP.HCM có thể sẽ được trưng dụng thành bệnh viện dã chiến 20.000 giường.
Các Trường ĐH Tài chính - Marketing, Trường ĐH Nha Trang (Khánh Hòa), Học viện Cán bộ TP.HCM, Trường ĐH Phú Xuân, Trường ĐH Hùng Vương TP.HCM cũng cho sinh viên nghỉ hết tháng 3.
Riêng các Trường ĐH Ngân hàng TP. HCM, Trường ĐH Luật TP.HCM không học tập trung tại trường tới ngày 29/3.
Hiện ở TP.HCM chỉ Trường ĐH Y dược đi học lại từ ngày 9/3.
Ngoài trường ĐH, các trường CĐ ở TP.HCM cũng cho sinh viên nghỉ hết tháng 3 như Trường CĐ Kỹ thuật Lý Tự Trọng, Trường CĐ nghề Du lịch Sài Gòn, Trường CĐ Đại việt Sài Còn, Trường CĐ Công thương, Kinh tế TP.HCM, Trường CĐ Kỹ thuật Cao Thắng, Trường CĐ Kinh tế Đối Ngoại.
ĐH Đà Nẵng gồm các trường thành viên: Trường ĐH Bách Khoa,Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật, Trường ĐH Kinh tế, Trường ĐH Sư phạm, Trường ĐH Ngoại ngữ và các khoa, viện đều cho sinh viên nghỉ hết tháng 3.
ĐH Đà Nẵng cũng thông báo cho các sinh viên, học viên quốc tế, tình nguyện viên quốc tế tạm thời chưa quay lại Việt Nam cho đến khi có thông báo của nhà trường.
ĐH này sẽ tạm dừng việc đón, tiếp các đoàn khách quốc tế từ vùng có dịch và không cử CBVC, sinh viên đến vùng có dịch công tác, học tập, nghiên cứu, giao lưu...
Trong khi đó, ĐH Huế thông báo cho sinh viên không tập trung tại trường từ ngày 09/3 cho đến khi có thông báo mới. Thời gian nghỉ các trường, khoa, phân hiệu hướng dẫn cho sinh viên học online, làm bài tập tại nhà; nắm bắt kịp thời tình hình sinh viên của các đơn vị; hỗ trợ sinh viên nội, ngoại trú.
Ở Hà Nội, Trường ĐH Đại Nam đã có quyết định cho nghỉ hết tháng 3.
Trường ĐH Kinh doanh và công nghệ Hà Nộicho sinh viên, học viên tất cả bậc và hệ đào tạo tiếp tục nghỉ học đến khi có thông báo mới.
Trong khi đó ĐH Quốc gia Hà Nội mới chỉ thông báo không tổ chức cho sinh viên, học viên học tập trung tại giảng đường từ ngày 9/3/2020 đến khi có thông báo mới. Trong thời gian nghỉ thực hiện dạy - học trực tuyến.
Tuy nhiên một số trường vẫn đi học bình thường như Trường ĐH Y Hà Nội, Học viện Báo chí và Tuyên truyền...
ĐH Thái Nguyên cho sinh viên học tại các trường tới hết ngày 22/3. Trong thời gian này các đơn vị tổ chức học trực tuyến, chủ động học tập. Sinh viên được khuyến cáo hạn chế đi lại tiếp xúc với nhiều người.
Lê Huyền
6 tỉnh thành cho học sinh nghỉ dài tránh Covid-19
- Trước diễn biến dịch Covid-19, nhiều địa phương cho học sinh nghỉ hết tháng 3.
" alt="Nhiều trường ĐH đồng loạt cho nghỉ hết tháng 3 tránh Covid"/>
Cô Lee Juwon, Trưởng khoa Ngôn ngữ và Văn hóa Hàn Quốc của Trường CĐ Công nghệ Bách khoa Hà Nội đang ghi hình bài giảng của mình. Ảnh: Thanh Hùng
Bà Phạm Minh Tơ, Phó hiệu trưởng Trường CĐ Công nghệ Bách khoa Hà Nội cho biết, trong đợt nghỉ học phòng dịch covid-19, từ ngày 10/2, trường đã triển khai các hoạt động kết nối với học viên như dạy trực tuyến, ghi hình các bài giảng và chia sẻ qua các kênh thông tin.
“Học viên của tất cả các ngành đều tham gia việc dạy học trực tuyến. Ngành công nghệ thông tin, quản trị hay du lịch,... các thầy cô đều có nhiều phương án để chia sẻ bài giảng và giao bài. Nhưng phát triển và hiệu quả nhất là các ngành học về ngoại ngữ bởi tính tương tác của ngành học này cao hơn”, bà Minh Tơ cho hay.
Nhà trường coi những buổi học trực tuyến, ghi hình bài giảng như những giờ thầy cô lên lớp theo các hình thức đa dạng. Theo đó, học viên sẽ truy cập vào các kênh của trường để biết giảng viên dạy, giao bài gì,...
Về phía học viên, các em cũng đón nhận và phản hồi tích cực với những thông tin thu nhận được.
“Với những lớp học trực tuyến, thậm chí các học viên vẫn phải thực hiện điểm danh như bình thường. Giảng viên vẫn có thể biết học viên hiện có đang tham gia giờ học. Một số phần học vẫn được tính điểm như học trên lớp. Còn với các clip giảng bài được ghi lại, giảng viên không thể điểm danh bằng cách gọi tên từng người nhưng điểm danh bằng việc các em phải trả bài theo yêu cầu của thầy cô. Như ngành du lịch, các học viên sau khi xem xong các bài giảng được đưa ra những bài tập để hiểu trong giai đoạn dịch bệnh thì ngành chịu ảnh hưởng như thế nào và nỗ lực của người trong ngành phải ra sao?”.
Giảng viên dạy Tiếng Hàn Quốc cho học viên qua kênh trực tuyến. Ảnh: Thanh Hùng
Bà Minh Tơ cho biết, ngày thường, có thể 1 buổi các học viên học 4 tiết nhưng khi hoc trực tuyến không thể học đươc trong khoảng thời gian dài như vậy. Tuy nhiên, mỗi ngày, các thầy cô đều phải đảm bảo kết nối trực tuyến 40-45 phút để tương tác với học trò.
Vẫn đến doanh nghiệp thực tập củng cố kiến thức
Ông Nguyễn Quốc Huy, Hiệu trưởng Trường CĐ Cơ điện và Xây dựng Bắc Ninh cho biết hiện nay học viên không phải đến trường học tập trung cho đến hết tháng 2 để đối phó với dịch bệnh covid-19.
Tuy nhiên, để đảm bảo kỹ năng của sinh viên không bị gián đoạn, nhà trường vẫn phối hợp với doanh nghiệp để bố trí các chương trình thực tập, trải nghiệm tại doanh nghiệp cho học viên theo kế hoạch đã được xây dựng.
Ảnh: Thanh Hùng
“Việc này giúp không làm gián đoạn chương trình học tập của học viên. Thông qua đó cũng hỗ trợ các doanh nghiệp có được nguồn nhân lực bổ sung cho sản xuất ngay sau Tết và trong mùa dịch bệnh covid-19”, ông Huy nói.
Đào Duy Sơn (sinh viên năm 2 lớp Điện tử 3 của Trường CĐ Cơ điện và Xây dựng Bắc Ninh) là 1 trong 7 học viên của trường đang thực tập tại một công ty có vốn đầu tư từ Hàn Quốc trên địa bàn cho hay bản thân cảm thấy thoải mái khi được tạo điều kiện thực tập tốt, tại môi trường làm việc sạch và công việc không quá áp lực.
Đào Duy Sơn (sinh viên năm 2 lớp Điện tử 3 của Trường CĐ Cơ điện và Xây dựng Bắc Ninh) trong giờ thực tập tại công ty. Ảnh: Thanh Hùng
“Trong mùa dịch covid-19, khi vào công ty, em cũng được hướng dẫn trang bị thêm những kiến thức để phòng dịch nhưng vẫn đảm bảo việc thực tập. Mọi người được phát khẩu trang và dung dịch rửa tay khô. Em được đào tạo kỹ thuật chạy máy để trải nghiệm chương trình làm việc tại đây. Em hiện được học cách vận hành, hoạt động và sửa chữa các loại máy đang chạy trong công ty. Em thấy việc thực tập trực tiếp giúp mình hiểu kiến thức hơn”.
Em chia sẻ mình cũng như các bạn cảm thấy rất vui vì trong thời gian thực tập này cũng được tính lương như người lao động bình thường.
Thanh Hùng
Tập dượt dạy học trực tuyến thời phòng virus corona
- Một số trường triển khai học trực tuyến bằng ứng dụng công nghệ. Tuy nhiên, hiệu quả thực chất đến đâu là vấn đề còn băn khoăn.
" alt="Học viên nghề học trực tuyến, đi thực tập doanh nghiệp trong mùa covid"/>
Do chi phí ăn ở kèm thuốc kháng sinh điều trị mỗi ngày hết hơn 1 triệu đồng, gia đình chị Dương Thị Thảo (mẹ cháu Ngọc) xin với phía bệnh viện đưa cháu về bệnh viện 600 giường (Đà Nẵng) để điều trị.
Ngoài ra, ở Đà Nẵng gần nhà cũng là để tiện cho bố của Ngọc, anh Phan Tấn Quốc tiện công việc thợ sơn nước của mình, tranh thủ kiếm thêm tiền chữa bệnh cho con gái.
Tuy nhiên, do chạy chữa cho cháu trong một thời gian dài, tất cả tài sản có giá trị trong gia đình đều mang đi bán, cầm cố, rồi vay tiền khắp nơi lo cho Ngọc. Trong khi, muốn cứu cháu Ngọc thì phải mổ tim với chi phí 60 triệu đồng, nhiều lúc họ đã nghĩ tới chuyện chấp nhận số phận.
Sau khi Báo VietNamNet đăng bài viết: “Bé gái 5 tháng tuổi cần gấp 60 triệu đồng mổ tim”, nhiều bạn đọc đã đồng cảm và chia sẻ. Thông qua Báo VietNamNet, bạn đọc đã ủng hộ bé số tiền 15.200.000 đồng, được chúng tôi trao tận tay cho mẹ bé Ngọc.
Lần này gặp lại, bé Phan Thị Bảo Ngọc đã được một đoàn tình nguyện giúp mổ tim thành công. Hiện sức khỏe của Ngọc ổn định hơn, nhưng trong thời gian tới Ngọc phải tiếp tục điều trị bệnh biến chứng của phổi.
“Vợ chồng chúng tôi thật cảm kích sự giúp đỡ của các cô bác ở khắp cả nước. Nếu không có những tấm lòng hảo tâm, tôi không biết lấy đâu ra tiền để cầm cự, lo cho cháu tiền ăn tiền thuốc hàng ngày. Gia đình tôi không biết nói gì hơn, nhờ Báo VietNamNet gửi lời cảm ơn đến tất cả các mạnh thường quân đã giúp đỡ gia đình tôi”, chị Thảo chia sẻ.
Lê Bằng
" alt="Bé Phan Thị Bảo Ngọc mổ tim thành công và nhận 15 triệu đồng"/>