- MU dùng lương cao để chiêu mộ Casemiro. Chủ tịch Perez tuyên bố Real Madrid không nâng lương cho Ronaldo. Lộ mục tiêu của Mourinho ở Áo.
- MU dùng lương cao để chiêu mộ Casemiro. Chủ tịch Perez tuyên bố Real Madrid không nâng lương cho Ronaldo. Lộ mục tiêu của Mourinho ở Áo.
Theo khảo sát của ICTnews cuối tháng 2/2017, sau một thời gian các nhà mạng thu hồi SIM đã kích hoạt sẵn có tài khoản khủng trên kênh phân phối thì số lượng SIM này giảm đáng kể. Một số cửa hàng tại Hà Nội cũng bắt đầu bán SIM trắng (SIM không có tài khoản) theo đúng quy định của Bộ TT&TT.
Tuy nhiên, thị trường vẫn công khai bán SIM đã kích hoạt sẵn của tất cả các nhà mạng. Nhiều chủ cửa hàng SIM thẻ cho biết, họ bán những SIM đã chuyển sang đăng ký dưới tên doanh nghiệp nhằm tránh việc thu hồi của các nhà mạng và SIM kích hoạt từ năm 2015 về trước nên không thuộc diện thu hồi để khách hàng yên tâm sử dụng. Thậm chí, khi khách hàng có nhu cầu mua SIM thì các đại lý dùng thiết bị kích hoạt SIM ngay tại cửa hàng bằng chứng minh thư giả.
Một chủ cửa hàng SIM thẻ trên phố Kim Mã chia sẻ: “Nhà tôi bị khóa hàng loạt SIM của năm 2016. Nhiều khách hàng mua SIM này xong bị khóa quay lại phàn nàn với chúng tôi. Thế nhưng, anh yên tâm nhà mạng chỉ thu hồi SIM đã kích hoạt sẵn trên kênh phân phối trong năm 2016 còn những SIM kích hoạt sẵn từ năm 2015 trở về trước vẫn dùng vô tư không bị thu hồi. Các SIM kích hoạt sẵn từ ngày 1/1/2017 cũng không bị thu hồi nên các anh mua về sử dụng bình thường”.
Ông Nguyễn Khắc Lịch, Phó Giám đốc Trung tâm VNCERT cho biết, việc thu hồi SIM đã kích hoạt trên kênh phân phối chỉ là đợt 1. Tính đến hết tháng 12/2016 có khoảng 19 triệu SIM kích hoạt sẵn đã bị thu hồi. Thế nhưng, Bộ TT&TT đã yêu cầu các mạng rà soát và tiến hành khóa những SIM kích hoạt sẵn trên kênh phân phối trong năm 2015 và cả những SIM đã kích hoạt sẵn trên kênh phân phối 3 tháng đầu năm 2017. Ước tính số SIM kích hoạt sẵn phải khóa lên đến trên 20 triệu SIM. Thậm chí, còn có phương án tiếp tục rà soát những SIM kích hoạt sẵn trên kênh phân phối còn sót lại để kiên quyết thu hồi.
" alt=""/>Nhà mạng sắp mở tiếp chiến dịch thu hồi SIM kích hoạt sẵnBảng xếp hạng vừa được hãng tư vấn định giá và chiến lược Brand Finance đưa ra cho thấy, thương hiệu viễn thông đứng thứ 1 tại Đông Nam Á hiện nay là Telkom Indonesia (xếp hạng thương hiệu AAA-, đứng thứ 40 thế giới), Viettel Telecom của Việt Nam đứng thứ 2 (xếp hạng A, đồng thời đứng thứ 49 thế giới), xếp trên cả Singtel (Singapore), Axiata (Malaysia), PLDT (Philippines), Maxis (Malaysia)…
VinaPhone được xếp hạng thương hiệu A-, thứ 10 Đông Nam Á và đứng thứ 89 trên thế giới; MobiFone đứng thứ 17 Đông Nam Á và xếp hạng thương hiệu A-, đồng thời đứng thứ 139 trên thế giới, xếp trên U Mobile (Malaysia), GSM Advance (Thái Lan), M1 (Singapore).
Về giá trị thương hiệu, Viettel Telecom được Brand Finance định giá 2,68 tỷ USD (trong khi hãng đứng số 1 là Telkom Indonesia được định giá 4,33 tỷ USD), VinaPhone 1,04 tỷ USD và MobiFone “khiêm tốn” với 391 triệu USD.
Như vậy, nếu so sánh giữa ba thương hiệu viễn thông của Việt Nam với nhau thì giá trị thương hiệu của Viettel gấp gần 2,6 lần VinaPhone và gấp gần 6,8 lần MobiFone.
Trao đổi với báo giới Việt Nam, ông Samir Dixit, Giám đốc điều hành Brand Finance Châu Á - Thái Bình Dương cho hay sức mạnh thương hiệu của các doanh nghiệp viễn thông được tính trên thang điểm từ 0 đến 100, đại diện bởi xếp loại sức mạnh thương hiệu từ DDD- đến AAA+, dựa trên một số thuộc tính.
Có ba yếu tố chính tác động đến giá trị thương hiệu đó là sức mạnh thương hiệu, hiệu quả kinh doanh và các khía cạnh bên ngoài.
" alt=""/>Viettel bỏ xa VinaPhone, MobiFone về giá trị thương hiệu