当前位置:首页 > Công nghệ > Nhận định, soi kèo Arys vs Okzhetpes, 18h00 ngày 17/5: Khác biệt trình độ 正文
标签:
责任编辑:Kinh doanh
Cheerleader đã có mặt trong giải đấu Sinh viên Văn thể mỹ toàn quốc từ năm 2010 (Ảnh BĐVN) |
Giáo viên trường Tiểu học Trung Môn (Yên Sơn) sử dụng sơ đồ tư duy trong giảng dạy.
Theo báo cáo về chuyển đổi sốcủa Sở Giáo dục và Đào tạo, đến nay 100% cơ sở giáo dục trong tỉnh đã sử dụng phần mềm quản lý nhà trường Smas hoặc vnEdu kết nối đồng bộ lên cơ sở dữ liệu ngành của Bộ Giáo dục và Đào tạo, đồng bộ lên cơ sở dữ liệu ngành IOC của Sở Giáo dục và Đào tạo.
Tỉnh đã trang cấp bổ sung 230 phòng học tin học với trên 500 máy vi tính mới cho các trường tiểu học, THCS, THPT; trang cấp phòng sinh hoạt chuyên môn trực tuyến, dự giờ trực tuyến cho 22 trường tiểu học; trang cấp cho trên 200 trường màn hình tương tác để thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới và chuyển đổi số; Quỹ Thiện Tâm thuộc Tập đoàn Vingroup tài trợ 182 bộ máy vi tính cho 8 trường tiểu học, trường liên cấp Tiểu học và THCS trên địa bàn các huyện: Lâm Bình, Na Hang, Chiêm Hóa, Hàm Yên, Yên Sơn và Sơn Dương với tổng giá trị tài trợ gần 2 tỷ đồng.
Các trường học đã tổ chức kết nối, khai thác, sử dụng có hiệu quả các nền tảng số như: nền tảng dạy học trực tuyến, lớp học trực tuyến, lớp học mở, trường học mở KAV trên nền tảng Khan Academy; xây dựng Kho học liệu số, phần mềm K12 online, phần mềm vnEdu Content school; phần mềm quản lý cơ sở dữ liệu về trường, lớp, học sinh, cán bộ, giáo viên, nhân viên sử dụng vnEdu, Smas, IOC (trung tâm điều hành giáo dục), hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu ngành; phần mềm quản lý sổ điểm điện tử, học bạ điện tử, quản lý văn bằng chứng chỉ, phần mềm kiểm định chất lượng giáo dục; phần mềm quản lý tuyển sinh đầu cấp;...
Bên cạnh đó, các trường học cũng đã chú trọng phát triển, hoàn thiện các cơ sở dữ liệu ngành giáo dục (dữ liệu học sinh, nhân sự, cơ sở vật chất, tài chính,…) có tính kế thừa, liên thông giữa các cấp học và với các cơ quan quản lý giáo dục để phục vụ điện tử hóa quá trình quản lý, chỉ đạo, điều hành đảm bảo tiện lợi, chính xác và nhanh chóng.
Những năm gần đây, trường THPT Nguyễn Văn Huyên (TP Tuyên Quang) được coi là điểm sáng trong chuyển đổi số của ngành giáo dục.
Bà Nguyễn Thị Hòa, Bí thư Đảng ủy, Hiệu trưởng nhà trường chia sẻ, trong hai năm học 2022 - 2023 và 2023 - 2024 đánh dấu bước chuyển đổi số mạnh mẽ của thầy và trò trong nhà trường. Hiện nay, trong công tác quản lý và dạy học, nhà trường đều ứng dụng hiệu quả các phần mềm hỗ trợ. Nhà trường đã nâng cấp kết nối internet tốc độ cao, mua phần mềm dạy và dự giờ trực tuyến Vmeet.
Giáo viên và học sinh trường THPT Nguyễn Văn Huyên sử dụng màn hình tương tác trong dạy và học.
Nhà trường đã tổ chức hội thảo, tập huấn phát triển năng lực công nghệ số cho cán bộ, giáo viên cụ thể là về sử dụng phòng trực tuyến để dạy học và dự giờ trực tuyến, sử dụng màn hình tương tác, sử dụng phần mềm Mozabook, sử dụng hệ thống quản lý hồ sơ điện tử bằng eDOC,… giúp cán bộ, giáo viên nhà trường nắm vững các công cụ và phương pháp mới trong giảng dạy và quản lý.
Trong quá trình giảng dạy, giáo viên nhà trường đã sử dụng ứng dụng làm bài tập trực tuyến trên K12 Online, sử dụng nền tảng Khan Academy để khai thác câu hỏi trong dạy học môn Toán… Từ năm học 2023 - 2024, nhà trường cũng sử dụng phần mềm quản lý thư viện để học sinh thuận tiện trong việc đọc sách trực tuyến cũng như nhà trường thuận tiện trong quản lý việc mượn, trả sách.
Cô giáo Nguyễn Thu Thủy, giáo viên Tin học của nhà trường cho biết, chuyển đổi số tuy làm cho đội ngũ giáo viên phải tìm tòi, nghiên cứu và tự học nhiều hơn song việc ứng dụng chuyển đổi số cũng nâng cao rất rõ rệt chất lượng công tác dạy và học, làm cho mỗi tiết học thêm sinh động, hấp dẫn đối với học sinh, phát huy được tính sáng tạo của học sinh.
Tại trường Tiểu học Trung Môn (Yên Sơn) chuyển đổi số không còn là khái niệm chung chung mà đã đi vào từng nhiệm vụ cụ thể, từng tiết giảng dạy của giáo viên và học sinh. Đây là ngôi trường có tỷ lệ học sinh ứng dụng các phần mềm để học trực tuyến cao nhất của huyện Yên Sơn.
Bà Nghiên Lan Thanh, Bí thư chi bộ, Hiệu trưởng nhà trường cho biết, trong công tác quản lý, cán bộ nhà trường ký duyệt trên nền tảng số, duyệt hồ sơ, giáo án các tổ chuyên môn cũng đều trên nền tảng số. Đối với công tác giảng dạy, phần lớn giáo viên sử dụng phần mềm Khan Academy, sơ đồ tư duy, phần mềm “5 phút thuộc bài - Tâm Trí Lực”…
Ngoài ra, mỗi năm học, nhà trường phát động phong trào mỗi giáo viên tự tạo 2 học liệu số để đưa lên kho dữ liệu số của nhà trường và của ngành để phục vụ cho các giáo viên khác trong khai thác tư liệu số dạy học. Từ năm học 2023 - 2024, nhà trường xây dựng cụ thể tiêu chí đánh giá mức độ chuyển đối số của giáo viên, phân công người thực hiện, nhiệm vụ cụ thể. Trong năm học, nhà trường thường xuyên theo dõi và cuối năm có tổ chức đánh giá.
Theo bà Nghiên Lan Thanh, Bí thư chi bộ, Hiệu trưởng nhà trường, chuyển đổi số ở nhà trường bước đầu còn hạn chế do cơ sở vật chất còn thiếu thốn và năng lực ứng dụng chuyển đổi số của một số giáo viên chưa đáp ứng được yêu cầu. Nhận thức được những hạn chế này, cán bộ, giáo viên nhà trường đã tích cực hỗ trợ nhau, giao việc cụ thể. Do đó, những khó khăn trên đã từng bước được khắc phục. Ứng dụng chuyển đổi số trong công tác quản lý và dạy học của nhà trường đã giúp công tác quản lý được chặt chẽ, công khai, minh bạch, chuyên nghiệp và công tác giảng dạy được đổi mới, khơi dậy được tinh thần chủ động, sáng tạo của cả giáo viên và học sinh.
Trên cơ sở nỗ lực của các thầy cô, học sinh cùng với sự quan tâm đầu tư về cơ sở vật chất, trang bị kỹ năng, phương pháp của tỉnh, của ngành, chuyển đổi số ở các trường học đang được giáo viên và học sinh tích cực hưởng ứng, tạo ra những chuyển biến rõ nét về chất lượng dạy và học.
" alt="Tuyên Quang sử dụng hiệu quả các nền tảng số trong ngành giáo dục"/>Tuyên Quang sử dụng hiệu quả các nền tảng số trong ngành giáo dục
Sắc trắng tinh khôi, dịu dàng pha chút hoang sơ của cánh đồng lau hút hồn giới trẻ (Ảnh KM) |
Kèo vàng bóng đá Brentford vs Liverpool, 22h00 ngày 18/1: Khó thắng cách biệt
Bộ GD-ĐT vừa công bố đáp án chính thức môn Địa lý thi THPT quốc gia 2019 tất cả các mã đề. Cập nhật đáp án chính thức thi THPT quốc gia nhanh nhất trên báo VietNamNet.
" alt="Đáp án môn Địa lý thi THPT quốc gia 2019 mã đề 307"/>Hoàng Tiến, một cựu sinh viên Trường ĐH Giao thông vận tải (Hà Nội) thì nhớ mãi câu chuyện hồi năm 2006 khi anh mới chân ướt chân ráo từ Vĩnh Phúc xuống thủ đô ăn học. Để tiết kiệm tiền và muốn tìm được phòng gần trường, Tiến và ba bạn khác thuê trọ ở một nhà chủ trên đường Cầu Giấy trong căn phòng khoảng 12m2 được làm tạm bằng nhôm rỉ và gỗ loại ọp ẹp.
"Ngoài chuyện gia đình chủ nhà đánh chửi, xô xát lẫn nhau "như cơm bữa", tra tấn bọn mình, họ cũng có nhiều quy định oái oăm như nếu con chó nhà họ có lên gần khu trọ rồi ị phân, nếu không dọn kịp thì cả phòng sẽ bị nhà chủ chửi thậm tệ.
Xuất phát từ những bất đồng trong chuyện thuê nhà trọ, người phụ nữ (áo tím) xuất hiện trong clip được cho là chủ nhà trọ và nữ sinh T.H xảy ra xô xát (Ảnh cắt từ clip) |
"Bạn bè mình vào chơi đều phải đóng tiền gửi xe, mỗi lần vào không quá 2 người, nếu thấy có đồ đạc gì khả nghi đều bị kiểm tra như hình sự. Cái ổ cắm ở gần nhà tắm nếu mình có sạc điện thoại hay đun ấm nước, bị phát hiện sẽ phạt 100.000 đồng" - Tiến nhớ lại thời sinh viên.
Hòa Minh, một sinh viên Trường ĐH Điện lực hiện trọ ở phường Quan Hoa, quận Cầu Giấy cười như mếu: "Chủ nhà chỗ mình quy định sau 0h tất cả phải tắt điện phòng, muốn sử dụng phải dùng đèn bàn. Lần 1 phát hiện bị nhắc nhở, lần 2 sẽ bị đuổi. Mỗi lần muốn học muộn không được, vì việc chuyển chỗ ở không phải dễ tìm được nơi phù hợp".
Còn Phan Hùng, sinh viên Trường ĐH Kinh tế-Kỹ thuật công nghiệp (Hà Nội) trọ ở khu vực Tam Trinh cho biết: "Gần nhà trọ mình ở có hai hàng tạp hóa đối diện nhau, một hàng bán thân thiện giá vừa phải, hàng còn lại là con bà chủ nhà. Dù nhà này bán đắt hơn nhưng lúc nào bọn mình cũng phải mua ở đó, không mua thì họ sẽ tăng tiền điện nước, ở hay không tùy mình".
"Hở" ra là phạt
Quên khóa, khép cửa cổng: phạt, quên tắt điện nhà vệ sinh: phạt, mở nhạc qua 22h: phạt; đưa bạn vào chơi, không báo cáo, xin phép: phạt; không đóng tiền nhà đúng hạn: phạt; để bạn ngủ qua đêm không xin phép, trình chứng minh thư: phạt; để rác quá nhiều mà không vứt: phạt,...là những quy định ở khu trọ của Hà Nam, sinh viên Trường ĐH Thương mại.
Nhìn vào hợp đồng của nữ sinh T.H với chủ nhà trọ với quy định phạt tiền của chủ nhà trọ khá nghiêm ngặt như: nộp tiền nhà chậm theo hạn sẽ bị phạt; vứt rác ở ô thoáng trong phòng bị phát hiện phạt 500.000 đồng;
Không được để khách đến chơi quá 22h, không đưa chìa khóa cho khách tự mở cổng ra vào, không cho xe khách để qua đêm, không thực hiện đúng sẽ bị phạt 200.000 đồng; cố tình để bạn bè, người thân ở lại không xin phép sẽ bị phạt 200.000 đồng hoặc tháng đó phải đóng thêm 1 tháng điện nước...
Về điều khoản chung, hợp đồng quy định "nếu bên nào thực hiện sai hợp đồng bị phạt tiền gấp 3 lần/tháng, còn tiền đặt cọc không hoàn lại".
Sống trong sợ hãi
Ngọc Định, sinh viên Trường ĐH Ngoại ngữ (ĐHQG Hà Nội) nhớ lại: "Lần đó mình ở 233 Xuân Thủy, quận Cầu Giấy, Hà Nội gặp ông chủ siêu khó tính, cứ bạn bè vào chơi là thấy bóng ông đi ra đi vào tỏ vẻ hằn học.
Trong ảnh: Bên ngoài khu nhà có phòng cho thuê trọ của gia đình bà M. ở phố Hồ Tùng Mậu (Hà Nội) nơi vừa xảy ra vụ việc nữ sinh T.H bị bà M. bạt tai, dùng dây vụt vào người . |
Có lần đến dịp đóng tiền nhà, ông gia hạn nếu trong ngày không có tiền thì phải chuyển hết đồ đạc đi. Thế là hôm đó phải đi thật, mình và đứa bạn cùng phòng lếch thếch khuôn đồ, chở đi bằng xe đạp đi gần 4km sang gửi bạn. Tối muộn mới xoay được tiền thì ông cho vào không quên xả ra một tràng các lời chửi bới".
Nguyễn Hồng, sinh viên Trường ĐH Thương mại (Hà Nội) đang trọ trên phố Trần Cung cho biết: "Quy định ở khu trọ mình rất nghiêm. Trước 22h bạn phải về nhà, muộn một chút là phải ở ngoài vì chìa khóa cổng chỉ có một và do chủ nhà giữ. Muốn đi đâu cũng nơm nớp lo về sớm hoặc xin qua chỗ bạn ngủ nhờ".
Khu trọ của Hồng cũng yêu cầu các phòng không được dẫn bạn khác giới vào chơi dù ngày hay đêm. "Cô chủ nhà thì gần như lúc nào cũng túc trực ở lối ra vào 24/7. Nếu vi phạm, bị phát hiện bạn đừng mong được ở lại dù chưa đến tháng phải trả phòng" - Hồng cho biết.
Nguyễn Loan - một sinh viên Học viện Báo chí-Tuyên truyền tâm sự: "Mình mới tới trọ ở khu Cầu Giấy, chủ nhà bắt đặt cọc trước nửa năm, cả chục triệu đồng. Quá trình ở, một lỗi nhỏ như chậm vứt rác, mở nhạc hơi to, đưa bạn vào chơi đi qua không hỏi cũng bị đáp lại bằng những cái nhìn hằn học.
Ở được hơn 1 tháng thì ngày nào mình cũng bị than phiền hết chuyện này đến chuyện khác để mình không ở nữa. Đến khi tính chuyển phòng đi thì họ không cho lấy số tiền đặt cọc. Nài nỉ mãi, họ trả cho được thêm 2 tháng".
Trái ngược lại với sự xét nét của nhiều chủ nhà trọ, Vân Trường, sinh viên Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội từng trọ ở khu vực Xuân Đỉnh, quận Nam Từ Liêm cho biết, chủ nhà gần như phó mặc sự quản lí cho sinh viên và người trọ. Mọi thứ hỏng hóc như điện nước, cửa, giường mình đều phải tự lo dù nhiều khi không phải lỗi mình gây ra.
Mong muốn tìm được những chỗ trọ giá rẻ, dịch vụ hợp lí như khu ký túc xá hiện đại của ĐHQG Hà Nội ở KĐT Mỹ Đình, làng sinh viên Hancinco hay có được một chỗ ở trong kí túc xá của trường với không ít bạn sinh viên vẫn chỉ là mơ ước.
Đăng Duy (Tên nhân vật đã được thay đổi)
Sau khi thăm khám, bác sĩ tiến hành nội soi phế quản, phát hiện một nửa hạt lạc tại khí quản, chiếm gần hết khẩu kính đường thở. Hơn 1 giờ đồng hồ, các bác sĩ mới có thể phá hạt lạc thành nhiều mảnh nhỏ và lấy hết dị vật ra ngoài.
Tiếp đó là trường hợp bé gái N.N.M.C (21 tháng, Nam Định). C. được mẹ cho ăn kẹo lạc khi đang đi xe máy.
Sau đó, trẻ bị sặc, ho, khó thở, tím tái. Gia đình đưa đi cấp cứu tại bệnh viện huyện, được đặt nội khí quản và chuyển lên Bệnh viện Nhi Trung ương.
Sau khi được bác sĩ tiến hành gắp dị vật, trẻ tiếp tục thở máy trong 2 ngày. Đến ngày 11/1, sức khỏe bệnh nhi ổn định và dần hồi phục.
Trường hợp tiếp theo là bệnh nhi N.P.M (21 tháng, Bắc Giang) bị mắc dị vật hạt lạc hơn một tuần ở phế quản gốc bên phải, gây viêm và tổ chức sùi che lấp dị vật, khiến việc tiếp cận lấy dị vật rất khó khăn.
Hiện, bác sĩ Trung tâm Hô hấp, Bệnh viện Nhi Trung ương đang tiến hành điều trị nội khoa để giải quyết tình trạng viêm và nội soi gắp dị vật sau vài ngày.
Chị H.A (mẹ bé N.P.M) chia sẻ, con ăn 3-4 hạt lạc liên tục và bị hóc. Gia đình có móc họng lấy ra được một ít nên nghĩ đã hết dị vật. Mấy ngày sau, trẻ vẫn chơi bình thường nhưng ăn uống ít, ho nhiều, mỗi khi khóc là khó thở.
Ngày tiếp theo, bé sốt cao 39-40 độ không hạ, gia đình đưa trẻ đến bệnh viện huyện nhưng tình trạng không thuyên giảm. Trẻ được chuyển lên Bệnh viện Nhi Trung ương.
Ths.BS Phùng Đăng Việt - Trưởng Khoa Khám và Thăm dò Hô hấp, Trung tâm Hô hấp, Bệnh viện Nhi Trung ương, cho biết, cho trẻ nhỏ ăn lạc nếu không cẩn thận bị hóc sẽ gây bít tắc đường thở, nguy hiểm đến tính mạng.
Lạc là loại hạt có dầu, ngoài việc gây tắc đường thở, suy hô hấp còn có thể gây viêm đường thở do dầu lạc.
“Ba bệnh nhi chúng tôi vừa tiếp nhận những ngày qua đều có tình trạng khó thở, tím tái, viêm phổi với tổn thương lan tỏa, nhiễm trùng tăng cao. Rất may, các trẻ được cấp cứu kịp thời”, Ths.BS Việt cho biết.
Bác sĩ cũng khuyến cáo thêm, Tết Nguyên đán sắp tới, truyền thống của người là ăn các loại hạt hướng dương, đậu tương, hạt bí…
Phụ huynh cần lưu ý để xa tầm tay của trẻ và giám sát chặt chẽ khi con ăn, tránh xảy ra những trường hợp đáng tiếc. Chúng ta không nên bắt ép trẻ ăn khi đang khóc hoặc để trẻ cười đùa trong khi ăn uống.
“Nhiều phụ huynh mất bình tĩnh để nhận định trẻ bị hóc dị vật đường thở, thiếu kiến thức về xử trí sơ cứu nên cố gắng lấy tay hoặc các vật khác đưa vào miệng trẻ để móc dị vật ra. Việc này có thể làm dị vật xuống sâu hơn, hoặc gây trầy xước, chấn thương niêm mạc vùng hầu họng của trẻ.
Để đề phòng biến chứng nguy hiểm do hóc hạt, khi thấy trẻ ho, khò khè kéo dài, cha mẹ nên đưa trẻ đi khám. Trường hợp trẻ ho sặc rồi bị hóc, nếu không biết sơ cứu phải đưa ngay đến cơ sở y tế gần nhất”, Ths.BS Phùng Đăng Việt khuyến cáo.
Người đàn ông sốc nhiễm trùng vì hóc xương cáBệnh nhân đau bụng, mạch nhanh, huyết áp tụt phải chuyển mổ cấp cứu. Nguyên nhân là một chiếc xương cá mắc trong trực tràng, gây viêm và sốc nhiễm trùng." alt="Ba trẻ suy hô hấp do hóc hạt, bác sĩ cảnh báo nguy cơ ngày Tết"/>Ba trẻ suy hô hấp do hóc hạt, bác sĩ cảnh báo nguy cơ ngày Tết