Bé Vũ Minh Thư (2 tuổi) được sinh ra bởi một người mẹ mắc bệnh tâm thần phân liệt, lúc tỉnh, lúc mê. Đứa trẻ chưa từng gặp cha ruột. Đau đớn hơn, con được chẩn đoán mắc phải căn bệnh ung thư máu khi mới hơn 1 tuổi.Sống cùng mẹ đẻ thần trí không minh mẫn, Minh Thư không được chăm sóc tốt. Ngay cả khi phát bệnh nặng cũng bị chậm trễ đưa đi viện thăm khám. Đến lúc biết con mắc ung thư, mẹ của Thư đã "trao" con lại cho vợ chồng chị Lan chăm sóc.
|
Đại diện Báo VietNamNet (phải) trao gần 54 triệu đồng cho mẹ con bé Minh Thư. |
Ngày nhận chăm sóc bé Minh Thư, chị Lan đang mang bầu hơn 4 tháng. Bởi phải vất vả chạy vạy lo liệu và ở viện chăm sóc con, chị bị sinh non ở tháng thứ 7, may mắn đưa đi cấp cứu kịp thời nên 2 mẹ con đều bình an.
Thế nhưng, chi phí chữa bệnh cho Minh Thư cùng đợt cấp cứu khiến vợ chồng chị Lan kiệt quệ, phải vay mượn khắp người thân quen, đến nay chưa thể trả.
Thương cô bé thông minh, hoạt bát, lại sớm hiểu chuyện, trong lúc nguy cấp, vợ chồng chị không muốn buông tay nên đã cầu cứu khắp nơi.
Sau khi Báo VietNamNet đăng tải bài viết "Không có cha, mẹ tâm thần, tính mạng bé gái ung thư gặp nguy hiểm", nhiều nhà hảo tâm đã liên hệ giúp đỡ.
Ngoài số tiền gần 53.945.000 đồng được ủng hộ thông qua tài khoản của Báo VietNamNet, nhiều bạn đọc đã liên hệ để trao trực tiếp số tiền hơn 20 triệu đồng.
Thông qua Báo VietNamNet, chị Lò Thị Hoàng Lan gửi lời cảm ơn tới những tấm lòng nhân ái đã gieo duyên, giúp đỡ để chị được tiếp tục đồng hành cùng con trong cuộc chiến với bệnh tật.
Khánh Hòa
Báo VietNamNet đóng hơn 84 triệu đồng viện phí cho bé Vũ Huy Hoàng
Sau bài viết "Xin giúp đứa trẻ bệnh tật, cần gấp 250 triệu đồng phẫu thuật ghép gan", rất nhiều bạn đọc hảo tâm đã giúp đỡ bé Huy Hoàng.
" alt="Trao gần 54 triệu đồng cho bé Minh Thư bị ung thư máu"/>
Trao gần 54 triệu đồng cho bé Minh Thư bị ung thư máu
Tại phiên họp, Hội đồng đã nghe Bộ GD-ĐT báo cáo về kết quả tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT, tuyển sinh ĐH-CĐ năm 2020 và định hướng giai đoạn 2021-2025.Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đề nghị các thành viên Hội đồng tập trung thảo luận, cho ý kiến về phương án tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021 và những năm tiếp theo.
Tất các thành viên Hội đồng đều khẳng định sự cần thiết của việc tổ chức kỳ tốt nghiệp THPT, không chỉ theo đúng quy định của Luật Giáo dục, mà còn tạo động lực để thúc đẩy công tác dạy và học, đánh giá chất lượng giáo dục trên cả nước làm cơ sở xây dựng, ban hành cơ chế, chính sách liên quan đến giáo dục.
|
Toàn cảnh phiên họp. Ảnh: VGP/Đình Nam |
Cô giáo Nguyễn Thị Nhiếp, Hiệu trưởng Trường THPT Yên Hoà (Hà Nội) khẳng định nếu không tổ chức kỳ thi thì không chỉ học sinh không có động lực học tập, mà các thầy cô cũng sẽ không nỗ lực đổi mới phương pháp dạy học. “Kết quả của mỗi kỳ thi không chỉ thể hiện qua điểm số mà bản thân các thầy cô, học sinh cũng rèn luyện kỹ năng, ý chí. Mỗi giáo viên, học sinh đều có nhu cầu được đánh giá đúng năng lực của mình. Vì vậy, kỳ thi là rất cần thiết”, cô Nhiếp nói.
Còn GS Nguyễn Văn Minh, Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm Hà Nội cho rằng kỳ thi tốt nghiệp THPT giúp đánh giá được hệ thống giáo dục. Đây còn là cơ sở, tạo động lực thúc đẩy, tạo ra sự tiến bộ trong quá trình dạy và học của các thầy cô giáo lẫn học sinh.
Đồng quan điểm, GS Nguyễn Tùng Lâm, Chủ tịch Hội Tâm lý giáo dục Hà Nội nhấn mạnh: Không tổ chức kỳ thi, chúng ta không kiểm soát được việc dạy và học, đặc biệt là những định hướng đổi mới trong giáo dục.
GS Nguyễn Lân Dũng, PGS.TS Trần Xuân Nhĩ (nguyên Thứ trưởng Bộ GD-ĐT) cũng khẳng định chỉ có qua kỳ thi mới đánh giá được môn học, lĩnh vực nào mà địa phương nào còn yếu.
Từ đó, các ý kiến đề nghị tiếp tục giữ ổn định phương án tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT như năm 2020, đồng thời tăng cường chuẩn hoá, ứng dụng công nghệ.
Theo GS.TS Nguyễn Hữu Đức (ĐH Quốc gia Hà Nội) giữ ổn định và hiện đại hoá, chuẩn hoá phương án tổ chức kỳ thi THPT quốc gia là hướng đúng, khả thi. Kỳ thi đáp ứng được 3 nguyên lý giáo dục cơ bản: Học và thi; phi tập trung hoá, phân cấp, bảo đảm độc lập giữa người tổ chức thi và người sử dụng kết quả thi; tính liên ngành và ứng dụng công nghệ.
Lãnh đạo một số trường đại học cho rằng 2 đổi mới lớn nhất đối với kỳ thi THPT là thí sinh được đăng ký nguyện vọng xét tuyển đại học, cao đẳng sau khi biết kết quả; thí sinh không phải về các thành phố lớn mà được thi tại địa phương.
GS Hoàng Minh Sơn, Chủ tịch Hội đồng trường ĐH Bách khoa Hà Nội cho rằng qua 6 năm thực hiện lộ trình đổi mới, kỳ thi THPT đã cơ bản đáp ứng yêu cầu.
“Nếu kỳ thi được tổ chức như năm nay thì đáp ứng được khoảng 80% yêu cầu của các trường đại học”, ông Sơn nói.
Còn PGS.TS Đỗ Văn Dũng, Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TPHCM nêu quan điểm: “Nhiều ý kiến cho rằng đỗ trên 90% không cần tổ chức kỳ thi nhưng không thi không được. Bởi nếu không thi, các em sẽ không học, không chuẩn bị được đầy đủ kiến thức để học ở bậc cao hơn”.
Ông Phạm Tất Thắng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội cho biết, kỳ thi THPT đã được quy định trong Luật Giáo dục nhằm đánh giá chất lượng giáo dục phổ thông trên cả nước.
Nhìn lại kỳ thi THPT năm nay, dù tỷ lệ đỗ trên 90% nhưng ở từng môn học cụ thể như Lịch sử hay Tiếng Anh cũng đặt ra những vấn đề cần tiếp tục xử lý.
“Kỳ thi phải đảm bảo chính xác, khách quan, công bằng; không gây áp lực cho thí sinh, tốn kém cho xã hội; đánh giá được chất lượng dạy và học ở các trường phổ thông. Chúng ta cũng cần giữ ổn định kỳ thi, tránh việc tạo áp lực thay đổi đối với xã hội”, ông Thắng nói.
Tiếp thu các ý kiến, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ khẳng định qua 6 năm thực hiện, lộ trình đổi mới kỳ thi THPT quốc gia đến lúc này đã hoàn thành. Do đó, việc tổ chức kỳ thi sau năm 2020 cơ bản ổn định.
“Vì vậy, phương án tổ chức kỳ thi năm 2021 không có gì thay đổi cả về số môn thi, phạm vi kiến thức, cách thức tổ chức… giống như kỳ thi năm 2020”, Bộ trưởng Nhạ nói.
Bộ GD-ĐT tập trung chủ yếu vào 2 khâu: ngân hàng đề thi và đẩy mạnh ứng dụng công nghệ.
Phát biểu kết luận cuộc họp về nội dung liên quan đến kỳ thi tốt nghiệp THPT, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam cho biết, đổi mới giáo dục nói chung và đổi mới thi là quá trình đã được bàn được bàn từ khi xây dựng Nghị quyết 29/NQ-TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, tiếp đến là Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 29/NQ-TW. Bộ GDĐT chọn thi cử là khâu đột phá vì thi được người dân quan tâm, nhiều bức xúc nhất ở thời điểm đó.
“Đổi mới cần có lộ trình, qua 6 năm thực hiện lộ trình đổi mới thi đến nay cơ bản đã hoàn thành. Năm nay dù bị ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 nhưng chúng ta đã tổ chức tốt kỳ thi và các trường đại học đang thực hiện xét tuyển theo tiến độ. Tới đây, Bộ GDĐT sẽ có báo cáo Chính phủ về 6 năm thực hiện đổi mới thi”, Phó Thủ tướng nhấn mạnh.
Chia sẻ với VietNamNet, ông Mai Văn Trinh, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng (Bộ GD-ĐT) cho hay, kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020 đã được tổ chức tốt, diễn ra nhẹ nhàng, công bằng, khách quan thì không cần thiết phải có sự thay đổi lớn. “Những khía cạnh nhỏ ở mặt kỹ thuật cần thì sẽ điều chỉnh, song nếu có chỉ là những tiểu tiết”, ông Trinh nói. Ông Trinh cũng cho biết, có 2 việc cần phải làm là xây dựng, làm “giàu” hệ thống ngân hàng câu hỏi thêm và tăng cường ứng dụng công nghệ vào trong quá trình tổ chức. “Trong đó có việc chuẩn bị, thí điểm và có thể đến thời điểm hợp lý sẽ tổ chức thi ở trên máy, rồi mở rộng dần khi đảm bảo các điều kiện. Tuy nhiên, việc này phải có lộ trình”. |
Hải Nguyên
Bộ GD-ĐT đề xuất phương án thi tốt nghiệp THPT trong 5 năm tới
Bộ GD-ĐT đề xuất giao kỳ thi tốt nghiệp THPT về cho các địa phương chịu trách nhiệm toàn bộ. Hình thức tổ chức thi tốt nghiệp THPT năm 2021 vẫn là thi trên giấy, đồng thời triển khai thí điểm để mở rộng dần thi trên máy tính.
" alt="Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021 được giữ ổn định như năm 2020"/>
Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021 được giữ ổn định như năm 2020
Tìm về gia đình ông Nguyễn Ân (66 tuổi), bà Võ Thị Thủy (58 tuổi), trú xóm 2, xã Hương Giang, huyện Hương Khê (Hà Tĩnh), từ đầu ngõ, người đàn ông có dáng người nhỏ thó, đen nhẻm, chít trên đầu chiếc khăn trắng cứ liên tục òa khóc khi nghe có người hỏi thăm.Vợ chồng ông Ân đang trải qua những ngày tháng quá đỗi thương tâm. Con gái ông bà vừa qua đời do bạo bệnh, để lại một khoản nợ lớn. Cậu con trai bị tai nạn cách đây 4 năm chưa có tiền lắp vỏ não, nay lại mắc u phổi.
|
Ông Ân kiệt sức lực khi các con lần lượt bạo bệnh rồi qua đời |
“Tang thương quá các cháu ơi! Sáu người con của ông đều mất vì bệnh tật. Hai năm gần đây, hai đứa con gái của ông lần lượt mắc bệnh rồi bỏ ông mà đi. Tiền chạy chữa cho con hết nhiều, ông vay nợ khắp nơi giờ không biết lấy đâu để trả", ông Ân bật khóc nức nở.
|
Hai người con gái của ông bà lần lượt qua đời chỉ trong 2 năm ngắn ngủi |
|
Vợ chồng nghèo chết lặng trước bàn thờ các con |
Người trong xóm gọi ông Ân là người đàn ông đau khổ, bởi dường như mọi bất hạnh đều ập đến với vợ chồng ông. Con gái Nguyễn Thị Kiều (SN 1983) mất khi mới 1 ngày tuổi. Các con Nguyễn Văn Cần (14 tuổi mất), Nguyễn Thị Liêm (SN 1989, mất ở tuổi 13), Nguyễn Văn Chính (22 ngày tuổi mất do tắc mật bẩm sinh) đều để lại cho ông bà những nỗi đau đớn tận cùng.
Năm 2019, con gái Nguyễn Thị Thắm (SN 1997) phát hiện bệnh tiểu đường. Ông bà chạy vạy khắp nơi vay mượn tiền đưa con đi chữa bệnh, nợ nần chồng chất nhưng tình trạng không thuyên giảm. Em Thắm qua đời khi mới ở độ tuổi 22.
|
Bà Thủy bị bệnh tim và nhiễm trùng máu |
|
Giấy chứng nhận khuyết tật nặng của bà Thủy |
Thắm mất chưa được 2 năm thì đến lượt em Nguyễn Thị Ngọc (SN 2003) bất ngờ đổ bệnh lupus ban đỏ. Một lần nữa, vợ chồng ông Ân lại đi gõ cửa từng nhà người quen, cạy cục vay số tiền hơn 100 triệu đồng đưa con đi chữa bệnh. Thế nhưng hết vào Nam ra Bắc, cách đây gần 1 tháng, khi những đồng tiền vay mượn cuối cùng cạn kiệt thì cũng là lúc em Ngọc trút hơi thở cuối cùng.
“Hai năm mà ông trời cướp mất của tôi hai người con gái, không còn nỗi đau nào hơn như thế nữa. Tôi không muốn bi quan nhưng ước gì có thể chết thay được các con. Giờ con mất, tiền vay mượn chữa bệnh cho con cũng nhiều. Vợ tôi sức khỏe yếu lại khuyết tật, tôi bất lực không tả hết”, ông Ân bế tắc.
|
Căn nhà xơ xác, trống hoác của gia đình nghèo |
Giờ ông bà vẫn còn một gánh nặng đè lên vai. Đó là cậu con trai Nguyễn Văn Chuyên (SN 1991) bị tai nạn dẫn đến chấn thương sọ não cách đây 4 năm, vỏ não vẫn đang gửi nuôi tại bệnh viện.
“Thận của Chuyên bị cắt một quả sau tai nạn, lách bị dập cũng phải cắt bỏ một phần. Giờ vỏ não đang nuôi tại bệnh viện nhưng tôi không thể nào xoay nổi tiền cho con lắp lại.
Sau đợt ấy tính khí nó cũng thất thường, lúc tỉnh táo lúc nổi điên, nhưng đau lòng hơn là mới đây con đau tức ngực, đi khám bác sĩ kết luận con bị u phổi, lao phổi", ông cho biết.
|
Nguyện vọng của ông là có tiền lắp vỏ não và chữa bệnh phổi cho con trai |
Những khó khăn bủa vây khiến đôi vợ chồng già bất lực. Bà Võ Thị Thủy cho hay, bản thân bà bị bệnh tim, nhiễm trùng máu, cứ 3 tháng/lần, bà phải đi lên viện huyết học, mỗi lần cũng tốn 3-5 triệu đồng.
"Tôi thì thế nào cũng được, không chữa cũng không sao, nhưng chỉ ước sao trước khi nhắm mắt xuôi tay có ít tiền chữa bệnh phổi cho Chuyên, thay vỏ não cho nó được lành lặn bình thường", người mẹ khốn khổ nghẹn ngào. Dù còn 3 người con trai nữa nhưng các con của ông bà có cuộc sống chật vật, không giúp được nhiều cho cha mẹ.
Ông Trần Quốc Hoàn, Chủ tịch UBND xã Hương Giang cũng đồng cảm với hoàn cảnh gia đình ông Ân: "Các con lần lượt mắc bệnh qua đời, bản thân ông bà cũng ốm yếu, hết độ tuổi lao động. Mong các nhà hảo tâm thương xót, giúp đỡ họ vượt qua cơn hoạn nạn".
Thiện Lương
Mọi sự giúp đỡ xin gửi về: 1. Gửi trực tiếp: Ông Nguyễn Ân/ bà Võ Thị Thủy, xóm 2, xã Hương Giang, Hương Khê, Hà Tĩnh. SĐT: 035 6877835 2. Ủng hộ qua Báo VietNamNet:Ghi rõ ủng hộ MS 2021.014 (gia đình ông Ân) Chuyển khoản: Báo VIETNAMNET Số tài khoản: 0011002643148. Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam - 198 Trần Quang Khải, Hà Nội - Chuyển khoản từ nước ngoài: Bank account: VIETNAMNET NEWSPAPER - The currency of bank account: 0011002643148 - Bank:- BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM - Address: 198 Tran Quang Khai, Hanoi,Vietnam - SWIFT code: BFTVVNV X - Qua TK ngân hàng Viettinbank: Chuyển khoản: Báo VietNamnet Số tài khoản: 114000161718 Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Đống Đa - Chuyển tiền từ nước ngoài: Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Industry and Trade, Dong Da Branch - Address: 183 Nguyễn Lương Bằng, quận Đống Đa, Hà Nội - Swift code: ICBVVNVX126 3. Hoặc trực tiếp báo VietNamNet: - Phía Bắc địa chỉ: tầng 3, tòa nhà C’Land,156 Xã Đàn 2, phường Nam Đồng, quận Đống Đa, Hà Nội. - Phía Nam: Văn phòng đại diện báo VietNamNet phía Nam, số 408 Điện Biên Phủ, P11,Q10, TP.HCM. SĐT: 028 3818 1436. |
Bị khối u chèn dây thần kinh, bé gái có nguy cơ mù lòa, bại liệt
Từng 1 lần thoát "án tử", không ngờ lần này, căn bệnh ung thư lại tái phát với diễn tiến trầm trọng hơn. Nhìn con gái co quắp người, lăn lộn dưới đất gào khóc vì quá đau đớn, chị Độ cũng không kìm chế được mà òa lên nức nở.
" alt="Cha già tha thiết xin giúp con trai được lắp vỏ não"/>
Cha già tha thiết xin giúp con trai được lắp vỏ não