Nhận định, soi kèo Port vs Ayutthaya, 18h30 ngày 30/1

Giải trí 2025-04-18 13:27:51 755
ậnđịnhsoikèoPortvsAyutthayahngàlịch thi đấu bóng đá trực tuyến   Chiểu Sương - 29/11/2022 17:00  Nhận định bóng đá giải khác
本文地址:http://web.tour-time.com/news/633e698464.html
版权声明

本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。

全站热门

Nhận định, soi kèo Trabzonspor vs Rizespor, 22h59 ngày 13/4: Điểm tựa sân nhà

Bà Đặng Thanh Phúc, Phó Hiệu trưởng Trường THCS Đống Đa xác nhận sự việc xảy ra vào khoảng 10h15 sáng nay (26/9). Một học sinh lớp 8 của trường trong giờ ra chơi đã trèo lên lan can tầng hai, sau đó không may rơi xuống đất.

Ngay sau đó, giáo viên đã nhanh chóng đưa học sinh này vào Bệnh viện Bạch Mai để cấp cứu. Khi đến viện, nam sinh này vẫn tỉnh táo.

{keywords}

Trường THCS Đống Đa nơi xảy ra sự việc

Kết quả chụp chiếu cho thấy, học sinh bị xây xát nhẹ ở phần trán, gẫy tay phải và không bị tổn thương đến nội tạng, hộp sọ.

“Giáo viên chủ nhiệm và Ban Giám hiệu đã vào viện hỏi thăm tình hình sức khỏe của học sinh ngay sau đó”, bà Phúc cho hay.

Cũng theo bà Phúc, lan can của trường cao khoảng 1,1 – 1,2 mét. Trước đó chưa từng có học sinh nào bị trượt chân ngã.

“Sự việc xảy ra là sự cố không mong muốn, rất may là không để lại hậu quả gì đáng tiếc. Trong chiều nay, nhà trường cũng đã tiến hành cuộc họp với các giáo viên, đồng thời đưa ra nhắc nhở chung tới toàn bộ học sinh còn lại trong trường về việc đảm bảo an toàn như tránh leo trèo, đùa nghịch tại lan can các hành lang”, bà Phúc nói.

Thúy Nga

Nam sinh lớp 10 ở Cần Thơ tử vong vì ngã lầu trong trường học

Nam sinh lớp 10 ở Cần Thơ tử vong vì ngã lầu trong trường học

Ngành chức năng Cần Thơ xác nhận có vụ nam sinh ngã từ lầu cao xuống đất rồi tử vong, xảy ra tại Trường THPT Hà Huy Giáp.

">

Học sinh lớp 8 Trường THCS Đống Đa ngã từ tầng 2 xuống đất

{keywords}Nữ sinh bị các bạn đánh hội đồng đến nhập viện

Anh Đặng Minh H. cho biết, người bị đánh trong clip là con gái anh tên Đ. L. V.  học sinh lớp 8A5, trường THCS Nguyễn Văn Trỗi (phường Ngọc Trạo, TP Thanh Hóa).

Theo anh H., vụ việc xảy ra vào khoảng 11h30’, ngày 18/11, sau khi cháu V. tan lớp học thêm ở trường.

Khi cháu về nhà, thấy trên người, trên mặt của con đầy vết trầy xước và bầm tím, ban đầu anh H. chỉ nghĩ con va chạm đơn thuần với các bạn ở trường. Tuy nhiên, khi được tận thấy clip trên mạng, anh H. cho hay cảm thấy phẫn nộ vô cùng.

{keywords}
Một nữ sinh lên gối vào mặt bạn trước sự chứng kiến của rất nhiều các bạn xung quanh

Anh H. cho biết thêm, sau khi vụ việc xảy ra, buổi chiều cháu V. nghỉ học, đến tối con kêu đau đầu… nên gia đình phải cho con nhập viện điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa.

“Thấy con bị nhóm các bạn thay phiên nhau đánh, chúng tôi quá bức xúc. Gia đình mong muốn cơ quan chức năng nghiêm túc xác minh, xử lý nghiêm những hành vi vi phạm liên quan đến vụ việc này”, anh H. nói.

Bà Chu Thị Hường, Hiệu trưởng trường THCS Nguyễn Văn Trỗi xác nhận, nhóm học sinh trong clip là học sinh tại trường. Nhà trường đã mời phụ huynh liên quan lên làm việc và sẽ tiếp tục tìm hiểu, làm rõ vụ việc.

Ông Lê Thành Đồng, Phó trưởng phòng GD&ĐT TP Thanh Hóa cho biết, phòng đã nhận được thông tin từ Trường THCS Nguyễn Văn Trỗi.

"Hiện chúng tôi đang chỉ đạo Ban Giám hiệu nhà trường đang xác minh, gặp gỡ các phụ huynh có học sinh liên quan đến sự việc trên, để có thông tin cụ thể, báo cáo cơ quan chức năng, cũng như có hướng giải quyết”, ông Đồng thông tin thêm.

Lê Dương

Chủ tịch TP Thanh Hóa yêu cầu làm rõ vụ nữ sinh bị đánh hội đồng

Chủ tịch TP Thanh Hóa yêu cầu làm rõ vụ nữ sinh bị đánh hội đồng

Ông Trịnh Huy Triều, Chủ tịch UBND TP Thanh Hóa yêu cầu phòng giáo dục và công an làm rõ việc nữ sinh bị đánh hội đồng phải nhập viện.

">

Nữ sinh ở Thanh Hóa bị bạn đánh hội đồng đến nhập viện

Nhận định, soi kèo Slavia Sofia vs Botev Vratsa, 21h30 ngày 14/4: Tiếp tục chìm sâu

Ảnh: NDTV

Theo hãng tin Reuters, các thành phố ở Mỹ chiếm 1/2 trong số 10 nơi có nhiều triệu phú nhất. Đứng số 1 trong danh sách là New York, Mỹ với 345.600 cá nhân có giá trị tài sản ròng cao, Tokyo - Nhật có 304.900 người và khu vực vịnh San Francisco có 276.400 triệu phú. Các vị trí tiếp theo trong danh sách thuộc về London - Anh với 272.400 triệu phú, Singapore với 249.800 cá nhân có giá trị tài sản ròng cao. 

Báo cáo định nghĩa triệu phú là những người có tài sản có thể đầu tư từ 1 triệu USD trở lên. Các số liệu thống kê do công ty tình báo New World Wealth thu thập cũng cho thấy, thủ đô Riyadh của Ảrập Xêút và Sharjah - thành phố đông dân thứ ba ở Các tiểu vương quốc Ảrập thống nhất, là hai nơi có số triệu phú tăng nhanh nhất trong năm nay. 

Abuh Dhabi và Dubai cũng nằm trong danh sách các thành phố có số lượng triệu tăng nhanh. Điều này bắt nguồn từ việc Các tiểu vương quốc Ảrập thống nhất đang thu hút những người siêu giàu bằng chính sách thuế thấp và các chế độ cư trú mới. Sự di cư của những người Nga giàu có cũng góp phần làm số triệu phú ở Các tiểu vương quốc Ảrập thống nhất tăng nhanh. 

Bắc Kinh và Thượng Hải của Trung Quốc lần lượt đứng thứ 9 và 10 trong danh sách những thành phố giàu có nhất. Đứng lần lượt trong danh sách từ trên xuống dưới còn có Sydney - Australia, Hongkong - Trung Quốc, Frankfurt - Đức, Toronto - Canada, Zurich - Thụy Sĩ, Seoul - Hàn Quốc, Melbourne - Australia.

Hàng triệu người thành triệu phú giữa đại dịch Covid-19

Hơn năm triệu người trên khắp thế giới đã trở thành triệu phú trong năm 2020 bất chấp thiệt hại kinh tế chung từ đại dịch Covid-19.

">

Hé lộ những địa điểm triệu phú tập trung đông nhất

Vào năm học mới, không ít giáo viên vẫn kiến nghị bỏ Thông tư 30 về đánh giá học sinh tiểu học.

Nhằm giúp thầy cô giáo có cái nhìn thiện cảm hơn đối với thông tư này, đồng thời đóng góp nguồn tham khảo trong việc thực hiện thông tư trong những năm học sắp tới, ThS Giáo dục học, anh Lư Thành Long, chia sẻ một số điểm so sánh đánh giá học sinh tiểu học ở Việt Nam với Úc.

VietNamNet xin giới thiệu bài viết của anh Long.

Cũng giống như Việt Nam, Úc áp dụng chương trình khung (Australian Qualifications Framework) cho toàn hệ thống giáo dục. Mặc dù sách giáo khoa không bắt buộc dùng chung như ở Việt Nam, nhưng giáo viên phải soạn bài học có nội dung thuộc chương trình khung. Khi thực hiện công tác đánh giá, giáo viên phải tuân thủ theo những tiêu chuẩn của hệ thống chương trình khung kết hợp với giáo án mà nhà trường đưa ra.

{keywords}

Ảnh minh họa (Ảnh: Văn Chung)

So sánh cách đánh giá của Úc và Việt Nam

Theo những quy định trong Thông tư 30, việc đánh giá học sinh tiểu học ở Việt Nam có một số điểm tương đồng với Úc như: Định nghĩa đánh giá, Mục đích đánh giá, Đánh giá theo chuẩn chương trình khung, Đánh giá kết quả học tập và hạnh kiểm, Báo cáo định kỳ cho nhà trường hai lần một năm, Tuân thủ những quy định đánh giá của nhà nước, và Sử dụng kết quả đánh giá làm dữ kiện để điều chỉnh và đặt kế hoạch cho quá trình dạy và học trong tương lai.

Tuy nhiên, việc đánh giá giữa hai nước cũng có những điểm khác biệt nhau. Sau đây là bảng so sánh sự khác biệt giữa hai nước:

Điểm khác biệt

Việt Nam

Úc

Nguyên tắc đánh giá

Thiên về động lực thúc đẩy phát triển. Nhấn mạnh xây dựng động viên, khuyến khích học tập.

Nhấn mạnh tính chính xác năng lực. Phân tích chi tiết những khiếm khuyết cần cải thiện

Thang đánh giá

10 bậc (từ 1 đến 10)

5 bậc (A, B, C, D, E)

Cách thức

-    Đánh giá thường xuyên bằng lời góp ý tích cực khuyến khích học tập sau mỗi buổi học. Không cho điểm số.

-    Đánh giá theo tiêu chí chung trong thông tư 30

-    Đánh giá thường xuyên chi tiết năng lực sau mỗi bài học. Cho điểm số, nhưng không tiết lộ cho học sinh và phụ huynh.

-    Đánh giá theo nội dung bài học

Vai trò học sinh

Nhấn mạnh tự đánh giá

Không nhấn mạnh tự đánh giá

Vai trò bạn bè

Tham gia đánh giá

Không tham gia đánh giá

Vai trò phụ huynh

Tham gia đánh giá

Không tham gia đánh giá

Điều kiện của học sinh

Đánh giá theo tiêu chuẩn toàn thể lớp học, không phân loại và xem xét theo từng trường hợp cụ thể.

Đánh giá theo tiêu chuẩn từng nhóm có cùng điều kiện.

Báo cáo

-     Ngoài báo cáo định kỳ, giáo viên phải báo cáo hàng tháng trong sổ liên lạc cho nhà trường và phụ huynh học sinh.

-     Kết quả học tập của học sinh và lời nhận xét của giáo viên được công bố cho học sinh và phụ huynh trong những kỳ báo cáo chính thức (hai lần một năm)

-     Chỉ báo cáo định kỳ

-     Kết quả đánh giá như điểm số, chỉ được báo cáo cho nhà trường. Những góp ý tích cực bằng lời để cải thiện năng lực và thái độ học tập được gửi cho học sinh và phụ huynh xem.

Hướng dẫn thực hiện đánh giá

Lời hướng dẫn chung trong Thông tư 30, không chi tiết cụ thể.

Hướng dẫn chi tiết cụ thể có mẫu kèm theo.

Qua bảng so sánh trên, đánh giá học sinh tiểu học ở Việt Nam và Úc đều có mặt tích cực và hạn chế riêng.

Những điểm tích cựccụ thể là:

Việt Nam

Úc

-     Tạo tinh thần học tập của học sinh, làm cho học sinh cảm thấy tự tin để học tập phát triển mà không mặc cảm và chán nản.

-     Học sinh tự đánh giá, giúp học sinh rèn luyện cá tính, làm chủ bản thân, tự nhận xét về mình tự chịu trách nhiệm

-     Đánh giá hàng tháng tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh kịp thời điều chỉnh phương pháp và thái độ học tập.

-     Thang điểm 10 đánh giá năng lực chính xác và chi tiết hơn

 

-        Việc đánh giá chi tiết sau mỗi bài học cung cấp dữ liệu chính xác để vẽ lên biểu đồ tiến bộ từng học sinh.

-        Đánh giá học sinh theo từ nhóm có cùng điều kiện, thể hiện giá trị công bằng trong giáo dục.

-        Kết quả đánh giá điểm số không báo cáo cho học sinh và phụ huynh. Điều này làm cho các em cảm thấy không mặc cảm, đố kỵ lẫn nhau hoặc xem thường nhau.

-        Hướng dẫn chi tiết, rõ ràng, cụ thể giúp giáo viên dễ dàng phân tích đánh giá năng lực và thái độ học sinh trong từng bài học.

Còn những điểm hạn chếlà:

-       Đánh giá thường xuyên bằng lời sau mỗi buổi học chỉ mang tích chất xây dựng tinh thần học tập, không thể hiện năng lực chính xác của học sinh.

-       Đánh giá năng lực học sinh định kỳ (sau một học kỳ) rồi kết luận cho cả quá trình học tập, điều đó không thể hiện được chính xác năng lực học sinh của toàn quá trình học.

-       Bạn bè tham gia quá trình đánh giá sẽ gây ra sự mất đoàn kết, nghi kị lẫn nhau gây cản trở tham gia hoạt động nhóm.

-       Phụ huynh tham gia quá trình đánh giá mà không hiểu biết sư phạm sẽ đưa ra những định hướng sai cho hoạt động học tập của học sinh.

-       Báo cáo kết quả điểm số định kỳ được học sinh và phụ huynh xem, làm cho học sinh mặc cảm và xem thường lẫn nhau, dẫn đến chán nản học tập.

-     Chú trọng quá kết quả năng lực, không nhấn mạnh động lực học tập.

-     Không báo cáo thường xuyên cho học sinh và phụ huynh. Do đó, học sinh không kịp thời điều chỉnh quá trình học tập sau thời gian dài tồn tại những mặt hạn chế.

-     Không quan tâm nhiều tự đánh giá. Điều này làm cho các em mất tự do làm chủ bản thân, lúc nào cũng ở trạng thái gò bó trong khuôn khổ từ người khác.

5 kiến nghị sửa đổi

Như vậy, những chủ trương và quy định trong Thông tư 30 đã thể hiện sự nỗ lực của Bộ GD-ĐT về cải thiện chất lượng giáo dục tiểu học phù hợp với xu thế hiện đại. Nhìn chung, khó khăn trong giai đoạn đầu thực hiện Thông tư 30 là cách thức thực hiện.

Khi Thông tư 30 được bắt đầu triển khai từ tháng 8/2014, giáo viên chỉ biết thực hiện theo Thông tư 30 là đáng giá thường xuyên bằng lời, thay vì cho điểm như trước đây. Điều đó làm cho giáo viên cảm thấy rất khó khăn để thực hiện vì không có đủ thời gian làm việc đó và không hiểu rõ tiểu chuẩn đánh giá của bài học. Và, nó cũng không thể tránh khỏi việc đánh giá chỉ mang tính chất đối phó, cảm tính thiếu cơ sở thực tế với những lời nhận xét như "Chăm ngoan", "Cần cố gắng hơn", "Tốt nhưng cần tham gia tích cực hơn"…

Do đó, để việc đánh giá học sinh tiểu học có hiệu quả hơn và thực hiện được những quy định trong thông tư 30, những điều sau cần nên được quan tâm:

Một là,bên cạnh lời nhận xét tích cực từ giáo viên, năng lực và học sinh cũng cần được đánh giá chính xác và khách quan sau khi kết thúc mỗi bài học.

Hai là,thành tích của học sinh phải là tổng hợp toàn bộ bao gồm tất cả những thành tích từng đơn vị bài học trong quá trình học tập của học sinh. Quá trình tiến bộ cũng học sinh cũng cần được cập nhật thường xuyên và vẻ thành biểu đồ giúp giáo viên, nhà quản lý và phụ huynh quan sát và hiểu rõ khả năng phát triển của học sinh.

Ba là,bạn bè và phụ huynh học sinh không nên tham gia vào việc đánh giá học sinh. Vì điều đó sẽ gây ra mặt tiêu cực sau: Việc bạn bè xung quanh và phụ huynh không có kiến thức sư phạm, sẽ dễ dàng được ra nhận xét sai và định hướng không đúng đắn. Việc bạn bè xung quanh đánh giá sẽ làm cho học sinh ganh ghét và đố kị lẫn nhau, gây cản trở cho việc hợp tác học tập trong nhóm.

Bốn là,việc báo cáo kết quả học tập bằng điểm số không nên cho học sinh và phụ huynh xem, chỉ nên báo những điều học sinh đã đạt và những điều cần học tập và phát huy hơn nữa. Nếu học sinh biết được kết quả học tập bằng điểm số, thì không thể tránh khỏi sự kiêu căng và tự mãn của học sinh giỏi, sự mặc cảm của học sinh kém, xem thường và đố kỵ lẫn nhau, vì học sinh sẽ so sánh điểm với nhau.

Năm là,quan trọng hơn hết kèm theo thông tư 30, Bộ GD-ĐT phải có những hướng dẫn rõ ràng cho từng môn học về việc phân tích đánh giá trên mỗi đơn vị bài học như Úc đã làm.

Ở Việt Nam, sách giáo khoa được dùng chung cho toàn hệ thống giáo dục phổ thông. Điều đó rất thuận tiện để Bộ xây dựng phân tích bài đánh giá mẫu trên từng bài học dùng chung cho toàn thể giáo viên trong hệ thống giáo dục phổ thông.

ThS Lư Thành Long

">

'Thông tư 30' ở Úc khác với Việt Nam như thế nào?

 - Điểm chung của các Huy chương Vàng Olympic châu Á năm nay là đều có phụ huynh là giáo viên, thích chơi thể thao và rất chăm làm việc nhà. 

{keywords}
Trần Đức Huy – Huy chương Vàng Olympic Vật lý châu Á 2018, học sinh lớp 12 Trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam. Ảnh: Nguyễn Thảo

Trần Đức Huy – Huy chương Vàng Olympic Vật lý châu Á năm nay, và cũng là thí sinh đạt thành tích cao nhất trong đoàn Việt Nam – chia sẻ, em thấy vui và bất ngờ về kết quả đạt được.

Chia sẻ về lý do đến với Vật lý, Huy nói: “Môn Vật lý hết sức thú vị. Nó giải thích các hiện tượng trong tự nhiên, có nhiều ứng dụng trong cuộc sống hiện đại và là nền tảng của các công nghệ mới trong thế kỷ 21”.

Nam sinh chuyên Lý của Trường THPT Chuyên Amsterdam khiêm tốn nói rằng, em không nghĩ mình có khả năng đặc biệt, mà chỉ theo đuổi Vật lý vì đam mê.

“Để học tốt Vật lý cần nắm chắc, hiểu rõ bản chất hiện tượng, từ đó ta sẽ suy luận được trong nhiều tình huống khác nhau” – Huy chia sẻ bí quyết học tập của mình.

Em nói, gia đình em không có ai làm công việc gì liên quan đến Vật lý. Mẹ Huy là giáo viên tiểu học, bố là cán bộ công chức. Nhưng gia đình luôn là nguồn động viên lớn, sát cánh cùng em trong những lúc khó khăn.

Học trường chuyên và được chọn tham gia những cuộc thi lớn, nhưng em vẫn luôn cân bằng thời gian giữa việc học tập và thư giãn. “Em thích xem bóng đá, chơi đá cầu. Ngoài việc học, em giúp bố mẹ nấu cơm, lau nhà, phơi quần áo…” – Huy cười khi chia sẻ.

{keywords}
Nguyễn Ngọc Long - Huy chương Vàng Olympic Vật lý 2018, học sinh lớp 12 Trường THPT Chuyên Lam Sơn, Thanh Hoá - chia sẻ niềm vui cùng gia đình. Ảnh: Nguyễn Thảo

Nói về cậu con trai Nguyễn Ngọc Long – một trong 4 Huy chương Vàng Olympic Vật lý châu Á năm nay, chị Nguyễn Thị Nghiêm, mẹ em, dùng những từ ngữ hết sức dè dặt. Chị Nghiêm vẫn còn hết sức xúc động và vui mừng trước thành tích của cậu con trai.

Chị nói, “Long là một cậu bé tự giác, nhanh nhẹn và mạnh mẽ. Từ năm học cấp 2, cháu đã học đều các môn, nhưng quyết định chọn thi chuyên Lý Trường THPT Chuyên Lam Sơn. Năm đó, con đỗ thủ khoa Lam Sơn và á khoa Trường THPT Chuyên ĐH Khoa học tự nhiên, ĐH Quốc gia Hà Nội. Thời điểm đó cũng là một khó khăn cho con khi phải lựa chọn giữa 2 trường. Tuy nhiên, gia đình chỉ phân tích và luôn tôn trọng quyết định của con”.

Chị chia sẻ, do mẹ là giáo viên nên có hỗ trợ con trong cách học, phương pháp. Nhưng thành tích đạt được chủ yếu là nhờ khả năng tự học của con, cộng với sự đồng hành của thầy chủ nhiệm cũng là thầy dạy môn Vật lý trong suốt 3 năm cấp 3. Ngoài ra, con cũng tìm tòi thêm tài liệu, sách vở trên mạng để mở rộng kiến thức.

Ở nhà, cậu học sinh Lam Sơn được mẹ nhận xét là tự lập và cá tính mạnh mẽ. “Con đi học về vẫn nấu cơm, giặt giũ quần áo, tự phục vụ bản thân mình, bố mẹ không phải lo cho con những việc đó”.

Nhắc đến chuyện này, Long chỉ cười xoà không muốn chia sẻ.

{keywords}
Nguyễn Ngọc Long chia sẻ, ngoài giờ học, em thích xem phim, nghe nhạc, đọc sách và giúp bố mẹ việc nhà. Ảnh: Nguyễn Thảo

Nhận xét về đề thi năm nay, em cho rằng đề thi thú vị và khá dài.

“Càng gần ngày thi, em càng học ít đi để giữ cho tâm lý thoải mái. Em không có lịch học cụ thể. Thường thường, sáng em đến lớp, chiều đi học thêm hoặc chơi thể thao. Tối em học khoảng 1-2 tiếng. Những lúc cần thì em học khuya, nhưng luôn cố gắng thoả mãn những sở thích của bản thân”.

Ngoài giờ học, em thích nghe nhạc, xem phim, đôi khi đọc sách.

{keywords}
8 thí sinh đoàn Việt Nam tham dự Olympic Vật lý châu Á 2018. Ảnh: Nguyễn Thảo

Là thí sinh duy nhất đến từ phía Nam, Nguyễn Văn Thành Lợi – học sinh lớp 12 Trường THPT Chuyên Quang Trung, Bình Phước – cũng giành tấm Huy chương Vàng trong mùa Olympic năm nay.

Lợi chia sẻ: “Em ở Bình Phước nên không có nhiều điều kiện tiếp cận kiến thức mới và chuyên sâu như các bạn ở thành phố lớn”. Ý thức được điều đó, nên ngoài việc tập trung học ở trên lớp, em chủ động tìm tòi tài liệu để nâng cao kiến thức.

Nam sinh Bình Phước tự nhận, em học rất tập trung nhưng chơi cũng hết mình. Đặc biệt em rất thích thể thao và chơi được nhiều môn, nhưng giỏi nhất vẫn là bóng đá và cầu lông.

Nói về sự đồng hành của gia đình, Lợi chia sẻ: “Bố mẹ em đều là giáo viên. Gia đình luôn động viên và ủng hộ niềm đam mê Vật lý của em. Bố mẹ có góp ý nhưng không bao giờ bác bỏ ý kiến của em”.

Kế hoạch gần nhất của Lợi là chuẩn bị tốt cho Kỳ thi Olympic Vật lý quốc tế vào tháng 7 năm nay. Sau đó, em sẽ tập trung học tiếng Anh để tìm kiếm học bổng du học. Mơ ước của em là được ngồi trên giảng đường của ĐH Quốc gia Singapore.

Nguyễn Thảo

">

Các chàng trai vàng Olympic đều rất chăm làm việc nhà

友情链接