搜索

'Trong 100 tiến sĩ có một Trương Gia Bình, đất nước sẽ nhanh giàu'

发表于 2025-01-22 15:44:43 来源:NEWS

 - "Nếu như hôm nay chúng ta không dấn thân để xây dựng đất nước,ếnsĩcómộtTrươngGiaBìnhđấtnướcsẽnhanhgiàbang xep hang bong da ngoai hang anh 100 năm nữa con cháu chúng ta có được thụ hưởng những gì tương tự như người dân các nước giàu đang có?" - Tiến sĩ Trần Hữu Lộc, 32 tuổi, giảng viên khoa Thủy sản Trường ĐH Nông lâm TP.HCM, chia sẻ với VietNamNet.

Lời tòa soạn: TS Trần Hữu Lộc là người phát hiện ra cách chữa trị một loại bệnh đưa lại hàng tỉ đồng cho người nuôi tôm Việt Nam. Từ con số 0 của ngày về nước, sau 2 năm, cơ ngơi nhóm nghiên cứu của TS Lộc là hai phòng nghiên cứu (Lab) về bệnh thủy sản (SHRIMPVET LAB) hiện đại theo tiêu chuẩn quốc tế cùng hơn 35 nhà khoa học, kỹ thuật viên đang làm việc. Sau phát biểu của anh tại cuộc gặp của Bí thư thành ủy TP.HCM Đinh La Thăng, VietNamNet đã có buổi gặp gỡ với người được gọi là "tiến sĩ tôm" này.

Phóng viên:Thưa anh, câu chuyện nhà khoa học chọn nơi khởi nghiệp đang là vấn đề hiện nay. Anh trở lại "xứ mình" làm việc vì sao? 

TS Trần Hữu Lộc:Đừng quay lại lịch sử để nói chuyện bao cấp. Đừng đặt cho mình định kiến là về Việt Nam gặp rất nhiều khó khăn, bị trù dập, bị quản lý, không phát triển bản thân. Đặt định kiến thì muôn đời sẽ không làm được. 

{ keywords}
TS Lộc: "Một cơ quan cũng như một gia đình, không thể luôn luôn thuận hòa; nhưng mình phải có bản lĩnh, có hướng đi riêng"

Ngoài lĩnh vực nghiên cứu bệnh thủy sản như nhóm nghiên cứu của tôi, các thầy cô giáo, nhà nghiên cứu ở Khoa Thủy sản rất tích cực nghiên cứu về rất nhiều lĩnh vực như sản xuất giống, kỹ thuật nuôi, dinh dưỡng tôm cá, v.v... với nhiều sáng kiến khoa học đóng góp cho sản xuất đã được xã hội thừa nhận. 

Cho nên, theo tôi nhìn nhận ở một góc độ nào đó, các trường đại học rất khuyến khích cơ chế tự chủ trong nghiên cứu và sáng tạo, tạo mọi điều kiện cho khoa học và sản xuất phát triển. Do đó, nói thiếu điều kiện, cơ chế là chưa thỏa đáng lắm. Vấn đề ở chỗ có muốn làm và dám làm hay không.

Nhưng chắc bản thân anh cũng đã nghe nhiều về cơ chế, trù dập, không có môi trường phát triển…?

Nhìn lại đi. Cơ chế, sự trù dập ở đâu ra? Nói thẳng thắn cũng từ chúng ta mà ra. 

Một cơ quan cũng như một gia đình, không thể luôn luôn thuận hòa; nhưng mình phải có bản lĩnh, có hướng đi riêng. Không ai cấm người khác sáng tạo. 

Nếu thực sự có tài và quan trọng là muốn cống hiến cho xã hội, cho kinh tế thì xã hội luôn có nhu cầu cần dùng . Nếu như nói sợ về không làm được thì hãy đặt lại câu hỏi chưa làm làm sao biết được hay không?

Theo tôi sau một thời gian dài học tập và làm việc ở nước ngoài cho đến khi về nước sẽ gặp một số khó khăn. 

Quan trọng là phải có kế hoạch, chiến lược để giải quyết các khó khăn đó. 

Chiến lược của tôi là trước hết phải làm gì để ổn định cuộc sống bản thân sau đó mới nghĩ đến định hướng nghiên cứu, đến đam mê.

Đừng so sánh hoàn cảnh đất nước chúng ta với một nước nào. 

Đây là sự so sánh khập khiễng. Đất nước họ mở cửa và phát triển trước đất nước mình hàng trăm năm và trong lịch sử cũng trải qua những giai đoạn nghèo cho đến khi giàu như ngày nay. 

Nếu như hôm nay chúng ta không dấn thân để xây dựng đất nước, 100 năm nữa con cháu chúng ta có được thụ hưởng những gì tương tự như người dân các nước giàu đang có?

Một thực tế hiện nay nếu nhà khoa học hoạt động đơn lẻ sẽ không hoặc ít có cơ hội phát triển, nhưng nếu chịu sự quản lý của một cơ quan, đơn vị lại vướng vào chỉ tiêu cơ quan đặt ra?

Đây là sự lựa chọn của bản thân. Nếu muốn làm đó là đam mê của mỗi cá nhân. 

Không ai ép người khác phải là giáo sư hay phó giáo sư. Cũng như không ai ép tôi phải nghiên cứu để phục vụ nông dân. Mỗi người có sự lựa chọn và đường đi riêng, định hướng phụ thuộc vào bản thân.

Tiến sĩ không làm lớn, nghĩ lớn cũng làng nhàng như nhau

Trong cuộc đối thoại gần đây, anh cho rằng các công ty công nghệ trị giá hàng trăm triệu cho đến hàng tỷ USD cũng từ những "tiến sĩ quèn", những nhóm nghiên cứu nhỏ. Anh thấy cá nhân mình đúng với ý này? 

Tất nhiên không phải ai khởi nghiệp cũng thành công,  nhưng nếu không có tinh thần khởi nghiệp, không có tinh thần nghĩ lớn làm lớn thì 100 người trong số chúng ta cũng sẽ có kết quả làng nhàng như nhau.

Còn nếu chúng ta có 100 nhà nghiên cứu khởi nghiệp dám nghĩ lớn, làm lớn, chịu trách nhiệm, dấn thân sẽ có vài ba ông thành công.

Nếu tiến sĩ Trương Gia Bình không khởi nghiệp Việt Nam sẽ không có tập đoàn FPT. 

Nếu cứ 100 tiến sĩ có một người như ông Trương Gia Bình đất nước này giàu nhanh lắm. 

Tôi không muốn nói con số là 1% hay 2% trong con số 20.000 tiến sĩ, nhưng nếu mình dám dấn thân không thành danh cũng sẽ thành nhân.

{ keywords}

TS Lộc Nhà nước cho cần câu, chỉ cách làm cần câu, mình học hành thành danh, có các mỗi quan hệ quốc tế trong thời gian học hành ở nước ngoài.

Là người nghiên cứu, anh có nguyện vọng gì từ phía các cơ quan nhà nước?

Nhiều người nói đất nước chúng ta thế này, thế nọ, không mở cửa ,chậm tiến, cơ chế… Theo tôi đó là những người chưa hiểu hết cơ chế làm việc ở nước ngoài. 

Mỗi đất nước có những khó khăn, đặc thù riêng.

Trong quá trình làm việc với nhiều nước trên thế giới, tôi thấy Việt Nam rất cởi mở. 

Thử hỏi có đất nước nào tạo điều kiện cho mấy chục ngàn người đi học tiến sĩ ở nước ngoài.

Đó là một gánh nặng rất lớn cho quốc gia về mặt tài chính. Phải thấy đây là nỗ lực rất lớn của nhà nước, tạo điều kiện cho các cá nhân học tập tiến lên.

Đừng đòi hỏi nhà nước phải tạo điều kiện cho học tập tiến lên rồi, về phải kiếm việc cho làm. 

Ở góc lãnh đạo quốc gia không thể thỏa mãn hết mấy chục ngàn con người. 

Nhà nước cho cần câu, chỉ cách làm cần câu, mình học hành thành danh, có các mỗi quan hệ quốc tế trong thời gian học hành ở nước ngoài.

Tự mình tạo sân chơi cho mình, tại sao không? 

Nếu có khó khăn thì trong khó khăn cũng có cơ hội. 

Lãng phí chất xám là có tội với lịch sử 

Anh có thừa nhận rằng cơ chế quản lý và môi trường làm việc ảnh hưởng tới cơ hội và khả năng phát huy của mỗi người? 

Chắc chắn rồi. 

Ở góc độ bản thân mỗi người nên có cách nhìn nhận để thấy đừng nhụt chí.

Ở góc độ góp ý với nhà nước. Nếu nói nhà nước phải bỏ tiền ủng hộ mọi người, mọi ý tưởng, mọi nghiên cứu là rất phản kinh tế.

Nhà nước phải tạo ra những xa lộ cao tốc về khoa học và công nghệ. Có nghĩa nhànước vạch ra hướng đi, tạo cơ sở hạ tầng cho nhà khoa học chạy. Chỉ ra cách biến ý tưởng thành sản phẩm, biến sản phẩm thành tiền thì khoa học mới tự nuôi sống bản than, tạo ra lợi nhuận để tái đầu tư cho khoa học và phát triển khoa học lên tầm cao hơn. 

Với một ý tưởng khoa học đột phá, nếu ta có phương pháp biến nó thành đặc biệt thì mọi chuyện sẽ không còn tầm thường. Nếu để lãng phí ý tưởng, lãng phí cơ hội, lãng phí chất xám là có tội với lịch sử. 

Nhà khoa học và nhà nước nên có cơ chế hợp tác. Nhà nước tạo điều kiện cho nhà khoa học với những ý tưởng có khả thi cao bằng cách để dành quỹ không gian, quỹ đất, tạo cơ sở hạ tầng cho khoa học để các nhóm nghiên cứu có thể biến ý tưởng thành sản phẩm, thu hút đầu tư, thu hút nguồn lực.

Ngược lại, những nhóm nghiên cứu có thể phải có cam kết đóng góp ngược lại cho nhà nước để tạo nguồn.  

  • Lê Huyền (Thựchiện)
随机为您推荐
友情链接
版权声明:本站资源均来自互联网,如果侵犯了您的权益请与我们联系,我们将在24小时内删除。

Copyright © 2016 Powered by 'Trong 100 tiến sĩ có một Trương Gia Bình, đất nước sẽ nhanh giàu',NEWS   sitemap

回顶部