Dấu chân bí ẩn từ 1,5 triệu năm tiết lộ điều bất ngờ về mối liên hệ giữa hai chủng người Homo erectus và Paranthropus boisei (Ảnh: SA).
Một khám phá mới được công bố trên tạp chí Scienceđã đánh dấu bước tiến lớn trong sự hiểu biết của chúng ta về quá trình tiến hóa của con người.
Nó cho thấy người cổ đại Homo erectus và Paranthropus boisei - lần lượt là tổ tiên trực tiếp và họ hàng xa xôi của người hiện đại - thực sự đã chia sẻ môi trường sống ở lưu vực Turkana, Kenya.
Craig Feibel, nhà địa chất và nhân chủng học đến từ Đại học Rutgers (Mỹ), cho biết: "Sự hiện diện của các dấu chân trên cùng một bề mặt, diễn ra gần nhau về mặt thời gian, cho thấy hai nhóm người sống gần nhau ở vùng rìa hồ, trong cùng một môi trường sống".
Trong khi đó, Kevin Hatala, nhà sinh vật học đến từ Đại học Chatham (Mỹ), khẳng định các dấu chân đã cung cấp "bức ảnh toàn cảnh" sống động về những họ hàng lâu đời của chúng ta.
"Với dữ liệu này, chúng ta có thể thấy cách mà những cá thể đã sống hàng triệu năm trước, di chuyển xung quanh và có khả năng tương tác với nhau, hoặc thậm chí với các loài động vật khác", Hatala cho biết.
Ngoài việc cung cấp các dữ kiện về cuộc sống thường ngày của người cổ đại thuộc kỷ Pleistocene, khám phá mới cũng giúp chúng ta có cái nhìn rõ hơn về quá trình tiến hóa để đi bằng hai chân của loài người.
Theo đó, những dấu chân của người Homo erectus rất giống với dấu chân của người hiện đại. Cách di chuyển của họ cũng có phần tương đồng, khi sử dụng gót chân chạm đất trước, và sau đó đẩy cơ thể về phía trước bằng ngón chân.
Các nhà nhân chủng học cho rằng chính cách đi bộ này đã giúp người Homo erectus di chuyển trên những khoảng cách xa hơn bất kỳ loài nào trước đó, trở thành giống người đầu tiên di cư ra khỏi châu Phi và đến tận vùng Viễn Đông.
" alt=""/>Dấu chân bí ẩn từ 1,5 triệu năm tiết lộ điều bất ngờNhững năm đầu 2000, tên tuổi Duy Phước nổi đình đám ở thị trường miền Tây. Anh còn được ưu ái với danh xưng "Thần đồng tấu hài" bởi sự ngây ngô nhưng hài hước, lém lỉnh. Mỗi đêm, anh diễn từ 4 đến 6 show. Vào mùa cao điểm như lễ Tết, có những ngày hai cha con chạy 12 tới 14 show diễn. Năm 19 tuổi, Duy Phước tách khỏi bố và thành lập một nhóm hài cùng những người bạn thân. Ngoài đi hát, làm diễn viên - ca sĩ, Duy Phước từng thử sức ở lĩnh vực DJ.
Khác với em gái Lê Lộc, Duy Phước khi trưởng thành lựa chọn con đường âm nhạc hoạt động chính. Anh cũng định hướng dòng nhạc thị trường ở các sân khấu, tụ điểm hội chợ, sự kiện lớn nhỏ. Điều này giúp anh có thu nhập khá tốt trang trải cuộc sống và đầu tư nghệ thuật. Tuy nhiên bên cạnh đó Duy Phước cũng mang tiếng “ca sĩ thị trường”.
“Đôi lúc tôi cũng buồn, chạnh lòng nhưng không nản. Tôi phải cố gắng nhiều hơn nữa, chứng minh là mình làm đúng được khán giả thích, thương dù chưa phải là một ngôi sao thực thụ. Và mình làm không chỉ vì đam mê mà còn vì khán giả yêu thương nữa. Làm nghề này, người ghét người thương, không ai được thương trọn vẹn hết”, anh chia sẻ về sự nghiệp.
Duy Phước tự nhận mình may mắn bởi bên cạnh sự nghiệp ổn định, anh có một tổ ấm nhỏ trọn vẹn. Nam ca sĩ và bà xã kết hôn từ năm 2011. Trân Châu - vợ Duy Phước hơn anh 8 tuổi, từng lấy chồng và có 2 con riêng. Yêu nhau thời gian dài, Duy Phước mới đủ can đảm để giới thiệu vợ với gia đình. Dù vấp phải sự phản đối từ bố mẹ song vượt qua rào cản, anh vẫn quyết tâm xây dựng hạnh phúc với một nửa của mình.
Cả hai thường xuyên thể hiện những cử chỉ thân mật trân trang cá nhân.
Khi quyết định ở bên bà xã Trân Châu, Duy Phước đã nhận hết phần trách nhiệm lo cho cuộc sống của 3 mẹ con cô. Mọi chi phí sinh hoạt trong gia đình: từ tiền điện nước, thuê nhà, học tập, ăn uống, đi lại... đều do anh gồng gánh. Cả hai từng có quãng thời gian chia tay nhưng sau đó đã quyết định hàn gắn vì lo nghĩ cho tổ ấm và các con.
Clip Duy Phước trêu đùa mẹ Lê Giang:
Thúy Ngọc
Bé Bảo Ngọc ngày càng trưởng thành, vẻ đằm thắm xen lẫn nét cá tính được nhiều khán giả dành thiện cảm.
" alt=""/>'Thần đồng tấu hài' Duy Phước hạnh phúc bên vợ lớn hơn 8 tuổiLướt mạng xã hội một cách vô thức khiến người dùng mệt mỏi. Ảnh: Unsplash.
Chắc hẳn nhiều người trong chúng ta từng chìm đắm trong suy tư lúc lái xe, nhưng vẫn có thể dừng lại khi gặp đèn đỏ mà không cần nghĩ ngợi nhiều.
Hiện tượng trên là một ví dụ điển hình về sự phân ly (dissociation) trong tâm trí. Một nghiên cứu mới đã chỉ ra con người cũng có hành vi tương tự khi lướt mạng xã hội. Nhờ vậy, ta không bị chìm hẳn vào thế giới ảo, theo Wall Street Journal.
Sự phân ly có 2 dạng. Những hiện tượng như nằm mơ giữa ban ngày hay lái xe khi không tập trung là ví dụ của sự phân ly bị động (passive dissociation), khi chìm vào dòng suy nghĩ và ít để ý thời gian đã trôi qua.
Mặt khác, sự phân ly chủ động (active dissociation) xảy ra khi ta muốn tách rời khỏi thực tại một cách có chủ đích qua các hoạt động giúp giảm căng thẳng như xem phim hoặc nghe nhạc.
Với người dùng mạng xã hội, sự phân ly chủ động giúp họ giải lao khỏi những lo nghĩ và gánh nặng hàng ngày. Tuy nhiên, khi việc lướt mạng trở nên bị động và vô thức, người dùng sẽ cảm thấy mình đã lãng phí thời gian, xấu hổ vì nghiện mạng xã hội.
Nghiên cứu mới đưa ra một vài gợi ý để các trang mạng xã hội giúp người dùng sử dụng nền tảng một cách có chủ đích. Đồng thời, các nhà khoa học cho rằng không nên dùng từ "nghiện" để nói về việc lướt mạng liên miên.
Thay vào đó, ta có thể nhìn nhận việc sử dụng mạng xã hội là một hình thức phân ly, giống như chìm đắm trong những cuốn sách hay bộ phim.
Sự phân ly là “một quá trình phổ biến và có lợi”, theo Amanda Baughan, nghiên cứu sinh tiến sĩ và trợ lý nghiên cứu tại Đại học Washington (Mỹ). “Việc chìm đắm vào một nền tảng được thiết kế để tối đa hóa thời gian sử dụng của bạn sẽ là một vấn đề”, cô nói.
Việc lướt mạng xã hội chỉ trở thành vấn đề khi người dùng không kiểm soát được hành vi. Ảnh: Unsplash. |
Trong nghiên cứu, 43 người tham gia được yêu cầu tải một công cụ trên điện thoại mang tên Chirp, dùng cùng ứng dụng Twitter. Chirp bao gồm 4 tính năng giúp người dùng sắp xếp và theo dõi thời gian lướt mạng. Nó thông báo với người dùng về những bài đăng họ đã đọc, đồng thời hạn chế các tweet không liên quan bị chèn vào bảng tin.
Công cụ cũng đưa ra số liệu về thời gian lướt mạng và số tweet đã xem. Đồng thời, cứ 20 phút, nó nhắc người dùng về thời gian họ đã dùng ứng dụng và hỏi liệu họ có muốn tiếp tục.
Trong các bảng câu hỏi và phỏng vấn, người tham gia nói rằng cả 4 tính năng của ứng dụng này giúp họ tránh việc lướt mạng trong vô thức, dù một số cho biết họ cảm thấy khó chịu với lời nhắc liên tục.
Baughan nói rằng nghiên cứu cho thấy người dùng “có thể cải thiện mối quan hệ với mạng xã hội nếu các nền tảng giúp họ giải trí trong khuôn khổ thời gian biểu”.
Một số nền tảng như Twitter hay TikTok đã có những tính năng hỗ trợ người dùng hạn chế thời gian sử dụng.
Baughan cũng khuyến khích mọi người coi việc dùng mạng xã hội là tình trạng phân ly của não bộ, nhằm tránh định kiến rằng lướt web và không làm việc hiệu quả là đáng xấu hổ hay nghiện ngập.
“Khi coi việc dùng mạng xã hội và mong muốn được giải lao khỏi sự bận rộn là một phần của đời sống hàng ngày, ta có thể nhìn nhận những hành vi này là hoạt động bình thường”, cô nhận xét. Hiểu về bản chất của việc lướt mạng giúp ta kiểm soát hành vi của mình.
(Theo Zing)
" alt=""/>Hệ quả của việc lướt mạng xã hội liên miên