Nhân viên y tế kiểm tra thân nhiệt tài xế trên đường cao tốc ở ngoại ô Thượng Hải,àixếtaxicôngnghệphânbiệtđốixửhànhkháchchâuÁvìdịchviêmphổkết quả giải vô địch quốc gia đức Trung Quốc ngày 28/1. Ảnh: Bloomberg |
Eric Han, làm việc tại cửa hàng bán lẻ Microsoft tại Seattle (Mỹ), cho biết anh gọi xe Uber hôm 3/2, bước vào xe và ho. Hôm ấy trời khá lạnh. Tài xế ngay lập tức hỏi có phải Han tới từ Trung Quốc không và anh trả lời không. Tài xế nói rằng anh bị ho có thể do nhiễm virus Corona rồi mở cửa sổ. “Tôi không bị nhiễm, tôi đến từ Mỹ”. Tài xế đáp lại: “Nói sao cũng được”.
Trao đổi với CNBC, Han nói rằng anh không phải tuýp người dễ mất bình tĩnh nên không tức giận hay báo cáo tài xế với Uber. Vài tuần trước, anh còn bị một nhóm người lạ gặp trên đường bảo rằng “quay về quê đi”.
Khi virus Corona lây lan, các cuộc tấn công phân biệt chủng tộc cũng tăng lên. Đối với các nền tảng đi chung xe như Lyft hay Uber, những sự cố này xảy ra bất chấp nỗ lực chống lại hành vi phân biệt đối xử. Một thành viên trong nhóm Facebook có hơn 12.000 tài xế Lyft và Uber nói có ít nhất 5 bài viết mỗi ngày nhắc tới virus. Thành viên còn chia sẻ ảnh chụp màn hình cho CNBC và tiết lộ nhiều tài xế nói họ không muốn nhận hành khách gốc gác châu Á và cho rằng không an toàn khi làm vậy.
Nghiên cứu của CNBC chỉ ra hàng chục tweet liên quan tới cả tài xế và hành khách từ chối chở hay đi chung xe với người có ngoại hình châu Á. Nhiều tweet được đăng từ tuần trước khi virus Corona được xác nhận có mặt tại nhiều quốc gia.
Han không phải trường hợp duy nhất. Khi Lilian Wang muốn gọi xe Lyft tại sân bay San Francisco hôm 2/2, tài xế từ chối mở cửa xe. Theo Wang – người Mỹ gốc Á đang làm trong lĩnh vực công nghệ, tài xế chỉ cho họ vào sau khi một người bạn nước ngoài xuất hiện. Đây là nhà sản xuất video của CNBC, Katie Schoolov.