- Bộ GD-ĐT đường đường là chủ một tài khoản – tương đương với 20% tổng ngân quỹ - lẽ ra phải đứng ra tổ chức “thầu” (có quyền “hạch sách” để chọn nhà thầu và nghiệm thu kết quả) thì nay lại tự đứng ra “bảo vệ đề án” (!) - nghĩa là,ộGiáodụcđừngbiếnthànhnhàthầxem lịch bóng đá hôm nay tự biến mình thành nhà thầu, tự bảo vệ mình trước Quốc hội, Chính phủ và trước dư luận… để cố giành được số tiền 34 ngàn tỷ… trong chính cái tài khoản của mình (!). Có trái khoáy không? Thế nào là quản lý nhà nước? Đừng đóng vai xin tiền Bộ GD-ĐT đã trình lên Thường vụ Quốc hội một “đề án xin tiền”: trên 34.000 tỷ đồng để “đổi mới chương trình và sách giáo khoa”. Số tiền quá lớn, bị nhiều ý kiến phản đối… một vị có trách nhiệm giãi bày rằng… đây mới chỉ là việc “bảo vệ thử một luận án” - ý nói sẵn sàng nghe phản biện và sẽ giải trình, bổ khuyết. Tất nhiên, không ai “thử” bảo vệ luận án để… thua, mà là để thắng khi bảo vệ “thật”. Riêng tôi cho rằng, Bộ GD-ĐT cần thôi hẳn chuyện tự “bảo vệ luận án”, mà phải là người chấm và hô hào dư luận cùng chấm cái “luận án” 34 ngàn tỷ này. Chính vì quyết giữ vai trò “bảo vệ luận án” cho nên (ngay tức khắc), một vị lãnh đạo bộ này đã họp báo giải thích sự hợp lý của các khoản chi phí – và không quên nhấn mạnh đã tiết kiệm tối đa (ví dụ, khoản viết sách giáo khoa chỉ tốn trên 100 tỷ đồng mà thôi). Khốn nỗi, nếu được thuê, được thầu, thì “người ngoài đề án” chỉ cần xin 34 tỷ (tức 1/3) cũng quá đủ. Người ta có cảm giác Bộ GD - ĐT từ vài chục năm nay vẫn muốn “ôm” lấy việc tự viết sách. Không lạ, nếu có người cho rằng "sẽ thiếu minh bạch nếu Bộ GD-ĐT giữ quyền làm sách". Cứ cho là khoản tiền khổng lồ 34 ngàn tỷ được duyệt, thì nội dung đề án, trong đó phần Mục Tiêu chưa thật trúng, cũng khiến có người nhấn mạnh rằng với giáo dục, không phải có tiền là có kết quả. Đúng vậy đấy. Quá khứ vẫn hiện ra nhãn tiền kia. Bộ GD-ĐT hãy giữ vị trí của người có tiền và biết chi tiền Giáo dục nước ta được chi hàng năm tới 20% tổng ngân sách. Đây là tỷ lệ rất lớn, so với bất cứ nước nào. Nhưng Việt Nam vẫn là nước nghèo, do vậy đưa đến 2 hệ quả phải xử lý: - Bộ GD-ĐT cần trở thành chủ tài khoản, trong tay thật sự có tiền Con số 20% ngân sách (dự kiến mỗi năm) rất có thể bị cắt giảm (như đã từng xảy ra). Muốn biến dự kiến thành hiện thực, muốn thật sự làm chủ số tiền này, Bộ GD-ĐT phải giải trình với Chính phủ, Quốc hội, sao cho thuyết phục để mỗi năm được giải ngân trọn số tiền dự kiến – nghĩa là được cấp đủ. Chớ có xông vào việc tự lập dự án (tự xin tiền, tự chi tiêu), mà hãy trở thành người gọi thầu và chọn thầu. Chọn được nhà thầu tốt nhất sẽ là cách thuyết phục Nhà Nước cấp đủ tỷ lệ 20% dự kiến – với sự hậu thuẫn của dư luận. Muốn vậy, dứt khoát phải chứng minh được sự tiết kiệm, thể hiện bằng những hiệu quả (đong đếm được) trong ngắn hạn, tức là trong mỗi bước của lộ trình. Chớ hứa hẹn những thu hoạch “khổng lồ” nhưng bắt mọi người phải chờ sau 5 năm, 10 năm (và lâu hơn nữa) – như đề án 34 ngàn tỷ. Chính cái đề án tự biên, tự tạo này đã biến Bộ GD-ĐT lẽ ra phải là người có quyền quy trách nhiệm các nhà thầu lại trở thành người sẽ bị cấp trên và dư luận truy trách nhiệm. - Bộ GD-ĐT phải tự chứng minh là “người nghèo biết cách chi tiền” Tỷ lệ 20% tuy lớn, nhưng Việt Nam vẫn là nước nghèo, số học sinh chiếm tới 1/5 dân số (đưa đến khoản lương không nhỏ cho hàng triệu thầy cô); do vậy số tiền mặt được thực chi cho mỗi đầu học sinh là rất thấp. Bởi vậy, nhất thiết trong hành xử, Bộ GD-ĐT cần chi tiền theo cách của người nghèo. Mà phải là người nghèo có chí làm giàu. Ngôi nhà mang tên Giáo Dục đã rệu rã, cần sửa, cần cơi nới, hay cần làm mới?. Người giàu thì “phá đi, làm lại”; nhưng người nghèo thì “dỡ ra, làm lại”. Hàng mấy trăm triệu cuốn sách giáo khoa (đã in) sao nỡ vứt bỏ cái “toạch” như dự định? Trong nhiều dự án do “người ngoài” đề nghị (họ muốn kiếm tiền) – sẽ không thiếu những dự án 34 ngàn tỷ - chủ nhà cần chọn đề án nào thực tế nhất, lại phù hợp số tiền trong tay; đồng thời phù hợp với sự phát triển tiếp theo của ngôi nhà. Thế thì… cái đề án hoành tráng cỡ 34 ngàn tỷ - lại không phải do “người ngoài” đề nghị - rõ ràng là không phù hợp với cách chi tiền của người nghèo. Liệu tác giả đề án có khi nào tự ý thức được mình nghèo? Một ví dụ khác. Khi thấy rằng thu nhập đầu người ở Việt Nam còn lâu mới đạt 5000 USD, nhiều vị đã đề nghị chương trình phổ thông chỉ cần 10 hoặc 11 năm – ít nhất trong thế hệ hiện nay. Nhưng Bộ GD-ĐT vẫn khư khư giữ 12 năm, bất cần lời giải thích nào, cứ như người nghèo mà quen hành xử kiểu đại gia (!). TIN BÀI LIÊN QUAN:Bộ Giáo dục giải thích các khoản chi 34.000 tỷ đồng |
|