Sau một thời gian dài đi vào sử dụng, có khá nhiều dự án nhà ở xã hội (NƠXH) trên địa bàn Hà Nội đủ điều kiện được chuyển nhượng (mua - bán) theo quy định. Theo đó, những hộ dân trong diện này khi muốn chuyển nhượng nhà sẽ phải nộp tiền thuế sử dụng đất (SDĐ), nhưng không ít người lại chưa hiểu rõ về quy định này. |
Cần phải tính toán lại cách tính tiền thuế SDĐ sao cho hợp lý, để chính sách an sinh xã hội thực sự hiệu quả, đi vào cuộc sống. |
Theo Sở TN&MT Hà Nội, trường hợp chuyển nhượng - mua bán NƠXH khi đã đủ điều kiện được thực hiện theo Điều 79 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ về quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai. Việc nộp tiền SDĐ được thực hiện theo Điều 6 Thông tư số 139/2016/TT-BTC ngày 19/6/2016 của Bộ Tài chính; Thông tư số 88/2016/TTL-BTC-BTNMT ngày 22/6/2016 của Bộ Tài chính, Bộ TN&MT; Hướng dẫn Liên ngành số 1353/HD-LN ngày 23/02/2017 của Sở TN&MT, Cục Thuế Hà Nội và Kho bạc Nhà nước Hà Nội thì cơ quan tính thuế là Chi cục thuế cấp huyện nơi có đất. Việc thu các khoản nghĩa vụ tài chính của người SDĐ được Kho bạc Nhà nước quận, huyện, thị xã và các ngân hàng được Kho bạc ủy nhiệm thu hoặc phối hợp thu thực hiện.
Quy định đã rõ, nhưng về cách tính tiền thuế SDĐ khi chuyển nhượng - mua bán NƠXH thì nhiều người dân vẫn còn băn khoăn vì lo rằng sẽ phải mất một khoản tiền thuế rất lớn.
Đại diện một số cư dân tòa nhà D4, CT6 KĐT Đặng Xá, Gia Lâm cho biết, hiện nay, căn nhà của họ chỉ còn chưa đầy một tháng nữa là đủ 5 năm đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính đối với chủ đầu tư. Theo quy định, các chủ căn hộ đã đủ điều kiện có thể sang nhượng, mua - bán. Để có thể chuyển nhượng họ phải đóng thuế SDĐ. Song hiện tại tiền thuế này được thực hiện như thế nào, họ vẫn chưa rõ, nghe đồn có khi mất gần trăm triệu đồng, một số tiền khá lớn, nên cả người muốn mua lẫn người muốn bán vẫn còn e ngại.
Về cách tính tiền thuế SDĐ khi chuyển nhượng - mua bán NƠXH, đại diện Văn phòng Đăng ký đất đai, Sở TN&MT cho biết, cách tính này được hướng dẫn rất cụ thể tại Thông tư số 139/2016/TT-BTC. Theo đó, trường hợp bán NƠXH là căn hộ nhà chung cư thì người bán phải nộp cho ngân sách Nhà nước 50% tiền SDĐ được phân bổ cho căn hộ đó. Nếu bán NƠXH là nhà ở thấp tầng liền kề phải nộp 100% tiền SDĐ. Cụ thể, tiền SDĐ phải nộp khi bán lại NƠXH trong trường hợp người mua, thuê mua NƠXH bán lại NƠXH là căn hộ chung cư được xách định bằng 50%, nhân với diện tích căn hộ chung cư, nhân với giá đất, nhân với hệ số phân bổ tiền SDĐ cho căn hộ. Như vậy, tiền thuế SDĐ phải nộp khi chuyển nhượng NƠXH không lớn như nhiều người vẫn nghĩ.
Ở một khía cạnh khác, chuyên gia Đặng Hùng Võ nhận định: Quy định trường hợp bán NƠXH là căn hộ nhà chung cư, người bán phải nộp cho ngân sách 50% tiền SDĐ được phân bổ cho căn hộ đó; nếu bán NƠXH là nhà ở thấp tầng liền kề phải nộp 100% tiền sử dụng đất chưa phù hợp với thực tế, vì sẽ có không ít người đủ điều kiện để được sang nhượng NƠXH nhưng thực chất họ vẫn nằm trong diện được ưu đãi. Trong khi đó, giá NƠXH hầu như vẫn giữ giá nhưng họ lại phải bỏ một khoản tiền để đóng tiền SDĐ, thủ tục chuyển nhượng cũng phức tạp, sẽ vô hình dung tạo điều kiện để họ “trốn luật” bằng việc chuyển nhượng dựa trên niềm tin, tự thỏa thuận, giấy tờ viết tay và người mua cầm sổ đỏ…
Đồng quan điểm trên, một số DN kinh doanh BĐS cho rằng: Theo quy định, giá đất để tính tiền SDĐ được xác định theo giá đất ở do UBND cấp tỉnh quy định tại Bảng giá đất nhân với hệ số điều chỉnh giá đất tại thời điểm người mua, thuê mua bán lại NƠXH. Giá đất căn cứ tính khi chuyển nhượng sẽ cao hơn nhiều so với cách đây 5 năm và họ sẽ tìm cách lách luật để không phải nộp các loại tiền khi sang nhượng… Vì vậy, bài toán chính sách cần phải tính toán lại, cả cách tính tiền thuế SDĐ sao cho hợp lý, để chính sách an sinh xã hội thực sự hiệu quả, đi vào cuộc sống.
Theo Báo Xây dựng
Bán “chui” nhà ở xã hội kiếm lời hàng trăm triệu đồngTình trạng mua - bán nhà ở xã hội chưa đủ điều kiện đang diễn ra khá phổ biến, thậm chí công khai rao bán trên mạng internet. " width="175" height="115" alt="Mua bán nhà ở xã hội: Cách tính thuế sử dụng đất khi chuyển nhượng NƠXH" />
Mua bán nhà ở xã hội: Cách tính thuế sử dụng đất khi chuyển nhượng NƠXH
2025-01-16 19:13
|
|
Bí thư tỉnh ủy Hải Dương Phạm Xuân Thăng phát biểu tại chương trình công bố - Ảnh: Phạm Công |
Chia sẻ với phóng viên VietNamNet, anh Hoàng Tuấn Anh, người dân sống tại phường Sao Đỏ, TP. Chí Linh cho hay, từ trước Tết tới nay, do dịch bệnh căng thẳng, anh và gia đình phải thực hiện nghiêm chỉ thị của Thủ tướng.
“Năm nay là một cái Tết rất đặc biệt với chúng tôi. Chúng tôi hầu như phải ở trong nhà, hạn chế đi lại, chỉ ra khỏi nhà khi cần thiết. Tôi đã rất mong mỏi tới giờ phút Chí Linh được dỡ bỏ phong tỏa nên rất hạnh phúc.
Tôi cũng hy vọng toàn thể người dân tiếp tục thực hiện tốt mọi quy định về giãn cách trong thời gian tới để quê hương có thể hoàn toàn đẩy lùi được dịch bệnh”,anh Tuấn Anh nói.
|
Người dân TP. Chí Linh bày tỏ niềm vui trong thời khắc dỡ phong tỏa - Ảnh: Phạm Công |
Theo quyết định của UBND tỉnh Hải Dương, 4 địa phương gồm TP Hải Dương, TX Kinh Môn, huyện Cẩm Giàng và huyện Kim Thành cơ bản thực hiện theo Chỉ thị số 15 của Thủ tướng Chính phủ về quyết liệt thực hiện đợt cao điểm phòng, chống dịch Covid-19 cho tới ngày 17/3.
Tám huyện, thành phố còn lại gồm Bình Giang, Thanh Hà, Ninh Giang, Gia Lộc, Tứ Kỳ, Nam Sách, Thanh Miện, thành phố Chí Linh cơ bản thực hiện theo Chỉ thị số 19 của Thủ tướng Chính phủ cho tới khi dập dịch hoàn toàn.
Các xã, thôn, khu, điểm dân cư đang thực hiện quyết định phong tỏa thì tiếp tục thực hiện cho tới khi có quyết định kết thúc phong tỏa.
Sau khi kết thúc chương trình công bố, lãnh đạo tỉnh Hải Dương, TP. Chí Linh đã đi thăm và tuyên bố dỡ bỏ các điểm chốt kiểm soát dịch bệnh trên địa bàn TP. Chí Linh.
Phạm Công - Nguyễn Liên
Vẫn xuất hiện ca bệnh, Hải Dương bỏ giãn cách có quá sớm?
Từ 0h đêm nay, Hải Dương kết thúc cách ly xã hội toàn tỉnh, trong khi địa phương này vẫn liên tiếp ghi nhận các ca Covid-19 mới.
" alt="Hải Dương công bố dỡ phong tỏa TP. Chí Linh" width="90" height="59"/>