Đầu chiếc xe đỗ hẳn lên thảm hành lang của cơ sở mátxa trẻ em.
"Chủ chiếc xe này nhiều lần đỗ ngang trước cửa cơ sở của em, trèo hẳn lên vỉa hè đỗ. Nhưng đây là lần thứ hai trong tháng người này có kiểu đỗ ngang nhiên đến vô lý như vậy. Em đã nhắc nhở nhưng dường như người này coi việc đỗ như vậy là quyền của anh ấy," chị Thương bức xúc.
Thậm chí khi nhân viên của chị Thương liên hệ để người này rời xe ra khỏi cửa để đón khách thì thái độ chủ xe cũng dửng dưng, mãi sau mới chịu đánh xe đi và không nói một lời nào.
Chị Thương chỉ biết lắc đầu ngao ngán bởi bản thân không phải dân địa phương mà chỉ đến thuê địa điểm kinh doanh, giờ gặp hàng xóm ngang ngược vậy ảnh hưởng rất nhiều đến công việc.
Xem video về chiếc xe đỗ kiểu ngang ngược khó tin:
Thời gian qua, đã xảy ra rất nhiều trường hợp va chạm giữa chủ nhà và người đỗ xe, từ xô xát nhỏ cho đến vi phạm pháp luật. Điển hình nhất mới đây ở Hưng Yên, đối tượng Lê Tuấn Phong, sinh năm 1979, ở căn biệt thự phố Thủy Nguyên vì bức nhiều ô tô ở khu chung cư gần đó đỗ chiếm chỗ để xe của mình nên đã dùng súng cao su bắn vỡ kính khoảng chục chiếc ô tô.
Hay như ngày 22/3, Công an thị xã Tân Uyên (tỉnh Bình Dương) đã tạm giữ hình sự đối với Nguyễn Văn Ba (49 tuổi, ngụ thị xã Tân Uyên) để điều tra về hành vi cố ý làm hư hỏng tài sản. Ba là người đã thẳng tay đập phá xe Toyota Innova của một người lạ đỗ không xin phép trong khu đất của mình, thiệt hại ban đầu ước tính khoảng 130 triệu đồng.
Để tránh xảy ra những bức xúc không đáng có giữa người dân có nhà mặt đất bị ảnh hưởng bởi nạn đỗ xe "chùa", giới tài xế cần phải văn minh hơn trong việc chọn nơi đỗ, ghi lại số điện thoại hoặc hỏi trước người dân xung quanh khi có ý định dừng đỗ xe một thời gian.
Đình Quý(video: Trần Thương)
Bạn có góc nhìn (hoặc có trải nghiệm) nào về vấn đề trên? Hãy chia sẻ bài viết về Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
Đỗ ô tô chỉ cần đúng luật hay cần cả văn hóa giao thông?
Mới đây, hình ảnh trên mạng xã hội về chiếc Kia Morning đỗ cắm đầu vuông góc trên vỉa hè, choán toàn bộ mặt tiền của một cửa hàng đã gây bùng nổ tranh luận về cả quy định và văn hóa giao thông.
" width="175" height="115" alt="Bức xúc hàng xóm đỗ ô tô ngang nhiên vào trong cửa nhà" />
Bức xúc hàng xóm đỗ ô tô ngang nhiên vào trong cửa nhà
Son vừa tủi thân vừa bị ông Công (NSND Quốc Trị) la mắng: "Chị chọn bạn mà chơi. Chồng chị bây giờ không phải người vô danh để chị muốn làm gì thì làm, muốn giao du với ai cũng được. Chị đừng để mẹ chị phải xuống đây nói khó nói dễ với tôi. Bố mẹ chị biết chị vụng dại không xứng với thằng Đạt nhà tôi, suốt ngày phải xuống đây quà cáp. Chị đã không làm được gì thì đừng để bố mẹ phải xấu mặt".
Thấy bố chồng mắng nhiếc, Son tỏ thái độ không vui. Cô tiếp tục mở chai rượu mời bố chồng uống: "Bố ạ, hôm nay đội văn nghệ của anh Đạt đi thi giành giải nhất. Thay mặt anh Đạt, con mời cả nhà liên hoan. Dù sao con vẫn là vợ của anh ấy".
Cũng trong tập này, Danh (Anh Vũ) tìm cách kiếm tiền bằng nghề môi giới bất động sản. Tuy nhiên, anh cảm thấy không ổn khi bạn mình làm ăn không trung thực trước khách hàng.
Liệu Son sẽ làm gì để không bị nhà chồng chèn ép? Diễn biến chi tiết tập 24 phim Dưới bóng cây hạnh phúcsẽ lên sóng tối nay, 24/2 trên VTV1.
'Dưới bóng cây hạnh phúc' tập 23: Son bắt gặp chồng thân mật với phụ nữ khácTrong "Dưới bóng cây hạnh phúc" tập 23, thấy chồng vui vẻ trò chuyện, mời trà sữa một cô gái xinh đẹp, Son cố tình chạy tới thể hiện tình cảm với Đạt trước mặt người lạ." alt="'Dưới bóng cây hạnh phúc' tập 24: Bố chồng tiếp tục mắng nhiếc, sỉ nhục Son" width="90" height="59"/>
Con cháu cụ Đạt hiện sống trong căn nhà đậm nét hoài cổ ở phố Hàng Bông (Hoàn Kiếm, Hà Nội).
Bà Đào Quý - chắt dâu KTS Nguyễn Duy Đạt vẫn còn lưu giữ những bức ảnh quý hiếm về gia đình, dòng họ nhà chồng.
Bà Đào Quý (SN 1947) - chắt dâu, gọi KTS Nguyễn Duy Đạt là cụ chia sẻ: ‘Cụ tôi quê gốc ở làng Đào Xá, Thường Tín (Hà Nội), ra thành phố học tập. Ban đầu, cụ là trợ lý của KTS người Pháp, thuộc Sở Công Chính Đông Dương (Sở bao gồm các lĩnh vực: công trình, đường thủy, đường sắt, khai mỏ), phụ trách khu vực Hà Nội. Đến năm 1903, qua quá trình làm việc, cụ được công nhận là KTS chính.
Sau những năm tháng tâm huyết với nghề kiến trúc, năm 1933, cụ được trao tặng Bắc Đẩu bội tinh (huân chương cao quý nhất của Pháp) vì những thành tích đóng góp cho sự phát triển nghệ thuật bản địa.
Một số công trình ghi dấu ấn cụ vẫn còn tồn tại là cổng làng Đào Xá, khu lăng mộ Hoàng Cao Khải’.
Lăng mộ Hoàng Cao Khải bằng đá khi mới xây dựng.
Chắt dâu cụ Nguyễn Duy Đạt cho hay, những năm đầu thế kỷ 20, cụ Đạt thuộc lớp người giàu có, sở hữu hơn 20 căn nhà tại Hà Nội, chủ yếu tập trung ở các khu phố cổ như Hàng Bông, Hàng Cót, Hàng Da...
Chưa kể, kiến trúc sư tài giỏi này còn đầu tư các bất động sản ở Nam Định và một số tỉnh thành khác.
Tuy điền sản, đất đai nhiều là vậy nhưng cụ Đạt lấy căn nhà ở Hàng Bông làm nơi an cư. Căn nhà được xây dựng vào năm 1929. Nguyên bản nhà có 2 tầng, diện tích lớn, mang kiến trúc Pháp. Trải qua nhiều thăng trầm và biến động của lịch sử, con cháu cụ Đạt đã hiến một phần căn nhà cho chính phủ, chỉ giữ lại tầng 2.
Bia đá dựng năm 1915 trong khu lăng mộ Hoàng Cao Khải, ghi danh KTS Nguyễn Duy Đạt.
Cụ Đạt sinh được hai người con là Nguyễn Thị Hợi và Nguyễn Duy Quế. Tiếp nối cha, con trai út Nguyễn Duy Quế theo nghề thiết kế, hoạt động trong lĩnh vực thiết kế nội thất cho văn phòng, trường học. Nhiều hiện vật trong căn nhà bà Quý đang ở như: bàn giấy, tủ tường bằng gỗ thịt do người con này của cụ Đạt lên bản vẽ.
Con trai cụ Đạt còn được ghi nhận khi có nhiều hoạt động giúp đỡ cách mạng, đóng góp cho quỹ 'Tấm lòng vàng' của chính phủ kháng chiến.
Cổng làng Đào Xá (Thường Tín) do KTS Nguyễn Duy Đạt thiết kế.
Người con gái Nguyễn Thị Hợi kết hôn với nhà viết kịch Vũ Đình Long (1896 - 1960) - Ủy viên Ban chấp hành Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam khóa I, ông chủ của nhà xuất bản Tân Dân và hàng loạt tờ báo đương thời như: Tiểu thuyết thứ bảy, Phổ thông bán nguyệt san…
Năm 1937, KTS Nguyễn Duy Đạt qua đời, triều đình nhà Nguyễn sắc phong cho cụ là Triều Liệt Đại Phu Quang Lộc Tự Thiếu Khanh.
Ngày nay, căn nhà hàng Bông đã bước sang thế hệ thứ 6. Cháu chắt cụ Đạt đều theo con đường học vấn và thành đạt.
Sống giữa thời hiện đại nhưng gia đình bà Quý vẫn duy trì cuộc sống 'Tứ đại đồng đường', hòa thuận và nét ứng xử lịch thiệp của người Hà Nội xưa.
Đoàn đưa tang cụ Nguyễn Duy Đạt đi qua phố Cửa Nam.
‘Lúc sinh thời, nghe kể, cụ tôi có mối quan hệ thân thiết với Hoàng Trọng Phu - tổng đốc Hà Đông (con trai cụ Hoàng Cao Khải). Trong đám tang cụ Đạt, tổng đốc Hoàng Trọng Phu đích thân đến tham dự và đưa tang từ Hàng Bông về tận Thường Tín.
Qua các bức hình ghi lại cảnh đám tang, tôi mới biết, đám tang cụ tổ chức rất lớn, đoàn người đưa tiễn kéo dài khắp con phố. Lúc bấy giờ, gia đình phải thuê nguyên một đoàn tàu chở người đưa ma về đến quê nhà Thường Tín. Ba xã ở Thường Tín còn phong cụ là thành hoàng làng’, bà Quý kể.
Người nhà cầm huân chương Bắc Đẩu bội tinh của KTS Nguyễn Duy Đạt trong đám tang.
Chuyện tình ông chủ lò gốm Bát Tràng và người đẹp phố cổ
Hôn lễ đang diễn ra thì gặp sự cố, cả khu vực mất điện, chìm trong bóng tối. Không còn cách nào khác, mọi người hò nhau lấy lốp ô tô cũ hỏng, cắt ra từng mảnh nhỏ rồi đốt.
" alt="Chuyện chưa kể về kiến trúc sư giàu có, sở hữu hơn 20 căn nhà ở phố cổ" width="90" height="59"/>