Hôm ấy là ngày mười sáu tháng giêng,ệnMêChàngChẳngSaiMộtChuyệnLàngÁxep hang tbn là ngày hội làng to nhất năm, ngày mà cả cái làng Ái này nôn nao chờ đợi. Từ hội bô lão, đám thanh niên cho đến các cháu bé có khi còn đang nằm trong nôi ấy cũng háo ha háo hức lên kế hoạch suốt từ tháng chạp lận, vội vội vàng vàng ăn cho xong cái Tết là bắt tay ngay vào khâu chuẩn bị. Các bà các mợ thì khỏi phải nói, cứ rảnh rang lúc nào là hẹn hò nhau đi may cho mình cái áo tứ thân mới, để còn mặc đi hát đi múa trong ngày hội. Cứ phải gọi là xôn xao hết cả, vui đáo để.
Vui nhất là đám thanh niên. Cái ấy thì còn phải nói. Hình như, à mà rõ ràng luôn ấy chứ, các cô gái làng mới hôm qua thôi còn áo nâu quần thâm, có khi còn vá chằng vá đụp, mặt mũi tay chân thì lấm lem hết cả vì bận làm đồng, thời gian đâu mà điệu mà đà, hôm nay ấy sao mà xinh mà đẹp thế. Cô nào cô nấy diện những bộ cánh xanh cánh đỏ rực rỡ như chính độ tuổi của các cô vậy, má thắm môi son, mắt lúng la lúng liếng cười tít, đon đả cười chào nhau, cười chào các bậc trưởng lão, chào các bà các mợ và đương nhiên, có khi là quan trọng nhất, là chào các anh trai làng Ái mà các cô vẫn biết, vẫn quen, vẫn... thầm thương trộm nhớ.
Nhóm các cô rực rỡ nhất tập trung ở đình làng, cũng là nơi làng tiếp khách quý, ấy là nhóm các thiếu nữ được chọn để rót trà. Có chục cô thôi, cơ mà toàn hoa khôi của làng. Được chọn ấy là vinh dự lắm, nhà nào có con gái trong đội đều tự hào khoe miết với hàng xóm láng giềng. Nghe đâu, bà Mỹ bà cả nhà ông lý trưởng còn phải lót tay để cô con gái rượu của bà là cô Hồng được vào đội. Thế nên là, đội ấy, ngoài cô Hồng ra thì đều xinh đẹp nuột nà cả. Các cô nói, các cô cười, các cô mời sao mà duyên dáng quá chừng, làm các anh trai làng cứ thập thò mãi ngoài cửa đình mà ngắm, mà ngóng, mà quên cả việc mình được các bậc trưởng lão phân công.
Giả có anh trai làng nào được phép ở cùng các bậc trưởng lão, thì đó ắt hẳn phải là cậu Bính, con trai độc đinh nhà ông lý trưởng. Thì chẳng ai hơi đâu mà thắc mắc, tại cậu có quyền có thế quá mà. Cậu mới về cái làng này sau suốt mấy năm trời đèn sách trên kinh, nghe đâu cậu mới bị thầy đuổi cổ vì cái tội chơi bài chơi bạc không chịu học hành, đấy là nghe đồn thế, chứ còn đâu nhìn cậu ngoan mà. Cậu cũng cung kính chào các bô lão lắm. Nhưng chào là chào vậy thôi, còn con mắt cậu thì cứ chốc chốc lại liếc về nhóm các cô rót trà.
Mà nào phải chỉ có mình cậu nhìn các cô, các cô cũng tủm tỉm cười duyên trộm liếc về phía cậu, thì thầm nhỏ to với nhau về cậu. Người đâu mà đẹp trai quá chừng, cả cái làng này có ai trông tuấn tú như cậu, vừa cao vừa trắng, dáng dấp thư sinh, mặt mũi ngời ngời. Lại cộng thêm cả cái gia tài kếch xù cả trăm mẫu ruộng, cả ngàn người làm mướn, trâu bò lợn gà nhiều không đếm xuể. Ai lấy được cậu thì phúc phải biết, có làm bà sáu bà bảy của cậu cũng ăn sung mặc sướng cả đời. Ấy là các cô thầm nghĩ thế, chứ các cô cũng chỉ dám nói với nhau về cái áo cậu mặc chắc hẳn là lụa cao cấp ở tận kinh đô, cái quạt cậu cầm trên tay chắc chắn phải làm từ gỗ quý…
Ánh mắt cậu liếc về phía các cô khiến các cô vui lắm, cô nào cũng thầm nghĩ hẳn là cậu đang nhìn mình, trong lòng khấp khởi mừng thầm. Ấy thế mà, đối tượng của ánh mắt ấy lại chẳng hề để ý, bởi cô Dung cô ấy còn đang bận... liếc ra ngoài.
Cũng đều là xinh là đẹp nhất nhì cái làng Ái, thế nhưng nom cô Dung lại hấp dẫn hơn cả. Chẳng dám nói là xinh đẹp nhất, chỉ là cô Dung được trời phú cho chiếc má lúm đồng tiền bên má trái sao mà duyên dáng, cộng thêm với đôi mắt to tròn nhìn cứ như là em bé ấy. Làn da gái quê quanh năm lấm đất mà lại trắng hổng trắng hồng, dáng dấp thì đúng là khúc nào ra khúc ấy, như các cụ nói thì là dáng hồ lô ấy, làm các anh cứ gọi là thèm rỏ dãi. Dung vừa cười một cái là cậu Bính đã chết đứ đừ mất rồi, dẫu là Dung chỉ có gượng cười.
Học sinh lớp 1 học sách giáo khoa mới. Ảnh: Thanh Hùng
Về điều này, trên Cổng thông tin điện tử của mình, Bộ GD-ĐT cho hay, theo quy định của Luật Giá 2012 và các văn bản hướng dẫn, SGK là mặt hàng kê khai giá với Bộ Tài chính (là cơ quan có chức năng quản lý nhà nước về giá), theo đó doanh nghiệp được quyết định mức giá và thực hiện kê khai giá với Bộ Tài chính.
Trong thời gian vừa qua, để tránh tình trạng giá SGK tăng quá cao, ảnh hưởng đến phụ huynh và học sinh, Bộ GD-ĐT đã phối hợp với Bộ Tài chính để rà soát phương án kê khai giá SGK lớp 1 của các nhà xuất bản. Bộ GD-ĐT đã có nhiều văn bản chỉ đạo các nhà xuất bản nghiêm túc kiểm soát chặt chẽ chi phí sản xuất để giảm tối đa giá SGK và không tăng giá nhằm mục tiêu bình ổn giá, hỗ trợ người học theo chỉ đạo của Thủ tướng.
Theo Bộ GD-ĐT, sau 5-6 lần thực hiện rà soát, phương án kê khai giá SGK của các nhà xuất bản gửi Bộ Tài chính đã giảm so với lần đầu từ 5-18% theo giá bìa từng cuốn, nhưng vẫn cao hơn so với bộ sách cũ, do một số nguyên nhân khách quan như: (1) số đầu sách nhiều hơn so với bộ SGK cũ, cụ thể bộ sách mới thêm 5 môn học bắt buộc (Đạo đức, Âm nhạc, Mỹ thuật, Giáo dục thể chất, Hoạt động trải nghiệm); (2) việc thực hiện xã hội hóa biên soạn SGK theo tinh thần của Nghị quyết 88 nên các nhà xuất bản phải tính các các chi phí biên soạn, biên tập bản thảo, dạy thực nghiệm, chi phí nhuận bút lần đầu... vào giá SGK, trong khi bộ sách cũ không bao gồm các chi phí này, do được ngân sách nhà nước hỗ trợ; (3) về quy cách chất lượng có thay đổi so với SGK hiện hành (khổ sách lớn hơn, in màu nhiều hơn...).
Bộ GD-ĐT cho hay cũng đã chỉ đạo các nhà xuất bản thực hiện đồng bộ các giải pháp hỗ trợ SGK cho học sinh thuộc đối tượng chính sách, học sinh vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn; học sinh hộ nghèo và cận nghèo đảm bảo tất cả học sinh có đầy đủ SGK đến trường.
Bộ GD-ĐT nhìn nhận, do SGK thuộc nhóm vật tư giáo dục thiết yếu của học sinh, ảnh hưởng đến an sinh xã hội nên Nhà nước cần có giải pháp cấp bách để điều tiết giá. Vì vậy, Bộ đã có văn bản kiến nghị Bộ Tài chính và Chính phủ xem xét, quyết định đưa SGK vào danh mục hàng hóa do Nhà nước định giá tối đa và tháng 7/2020, Chính phủ đã trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) xem xét, quyết định bổ sung SGK vào danh mục hàng hóa do Nhà nước định giá bằng hình thức giá tối đa. Tuy nhiên, UBTVQH đề nghị Chính phủ thực hiện đánh giá toàn diện, cụ thể những tác động của chính sách đề xuất để báo cáo Quốc hội xem xét, quyết định.
Theo ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng tại Công văn số 9021/VPCP-KTTH ngày 29/10/2020, hiện Bộ đang tổng kết quá trình xã hội hóa việc biên soạn, phát hành SGK lớp 1, đánh giá những tác động về chủ trương xã hội hóa, về quản lý nhà nước trong quản lý, giá SGK theo chức năng của Bộ, từ đó đề xuất phương án quản lý SGK trong thời gian tới cho phù hợp, gửi Bộ Tài chính tổng hợp, sửa đổi Luật Giá.
Bộ GD-ĐT sẽ tiếp tục chỉ đạo các nhà xuất bản biên soạn SGK thực hiện các nội dung sau: tinh giản nội dung phù hợp để giảm số trang SGK, tiết kiệm chi phí trong các khâu xuất bản, phân phối SGK (lớp 2, lớp 6 và các lớp tiếp theo) để giảm giá thành SGK; quán triệt nghiêm việc biên soạn SGK sử dụng được nhiều lần (hạn chế học sinh viết, vẽ, làm bài tập trực tiếp vào SGK); khuyến khích học sinh giữ gìn SGK, đóng góp vào các thư viện trường học để học sinh có hoàn cảnh khó khăn được mượn, sử dụng miễn phí; tiếp tục có chính sách hỗ trợ SGK cho các học sinh có hoàn cảnh khó khăn, học sinh vùng dân tộc thiểu số.
Quý Hải
Lý do chứng chỉ 2 triệu đồng khiến giáo viên ‘xáo động’
Chưa kịp vui mừng vì được bỏ chứng chỉ ngoại ngữ, tin học, nhiều giáo viên tiếp tục lên ‘cơn sốt’ về chứng chỉ chức danh nghề nghiệp.
评论专区