Thể thao

Điều kỳ diệu với tài xế minibus sau khi bị xe bồn 'cán phẳng'

字号+ 作者:NEWS 来源:Nhận định 2025-04-02 07:02:55 我要评论(0)

D.T(theo Newsflare)Clip hành động của chủ nhà khiến tên trộm xe máy hoảng hồn nóng nhất MXHBé 3 tuổibong da ybong da y、、

D.T(theo Newsflare)

Clip hành động của chủ nhà khiến tên trộm xe máy hoảng hồn nóng nhất MXH

Clip hành động của chủ nhà khiến tên trộm xe máy hoảng hồn nóng nhất MXH

Bé 3 tuổi suýt chết vì mải gọi video nói chuyện với bố mẹ; Hành động của chủ nhà khiến tên trộm xe máy hoảng hồn; Tên cướp giật phăng dây chuyền của người phụ nữ trên phố;...là những clip nóng nhất mạng xã hội tuần qua.

1.本站遵循行业规范,任何转载的稿件都会明确标注作者和来源;2.本站的原创文章,请转载时务必注明文章作者和来源,不尊重原创的行为我们将追究责任;3.作者投稿可能会经我们编辑修改或补充。

相关文章
网友点评
精彩导读
Trung tâm ngoại ngữ tin học, Sở GD-ĐT sẽ ngưng tổ chức các kỳ thi chứng chỉ tiếng Anh, tin học đến hết tháng 3.

Động thái này do UBND thành phố đã có quyết định cho học sinh trong đó có những bậc nghỉ hết tháng 3.

Cũng do diễn biến mới của dịch Covid-19, Sở GD-ĐT tạm ngưng tiếp nhận các đoàn khách nước ngoài đến thăm, giao lưu và làm việc tại các cơ sở giáo dục trên địa bàn thành phố.

{keywords}
Học sinh THPT 59 tỉnh trên cả nước đã đi học lại

Với những đoàn khác trước đó đã Sở đồng ý đón tiếp trong tháng 3 cũng sẽ bị hủy tiếp đón.

Trước đó các cuộc thi Olympic tháng 4 TP.HCM mở rộng, Tài năng Robot TP.HCM lần 8 và Olympic truyền thống 30/4 lần 26 vì dịch Covid-19 tổ chức năm nay cũng đã thông báo sẽ hủy bỏ.

Theo chỉ đạo của UBND TP.HCM học sinh lớp 12 (cả giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên) nghỉ tới ngày 8/3.

Học sinh mầm non và phổ thông kể cả giáo dục thường xuyên từ lớp 1 đến lớp 11 cùng học viên các trung tâm tin học- ngoại ngữ, cơ sở dạy thêm, giáo dục kỹ năng sống nghỉ hết 15/3.

Đối với học sinh, sinh viên, học viên khối giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn thành phố nghỉ hết tháng 3.

Sau các mốc thời gian nghỉ học nêu trên, Sở GD-ĐT, Sở Lao động Thương binh và Xã hội phối hợp với Sở Y tế cập nhật tình hình phòng, chống dịch Covid-19 để tham mưu phương án đi học trở lại cho học sinh.

Lê Huyền

Các trường ĐH kéo dài thời gian nghỉ đến giữa hoặc cuối tháng 3

Các trường ĐH kéo dài thời gian nghỉ đến giữa hoặc cuối tháng 3

- Trước tình hình diễn biến dịch Covid-19, nhiều trường ĐH kéo dài thời gian nghỉ cho sinh viên tới hết tháng 3.

" alt="TP.HCM ngưng tổ chức các kỳ thi tiếng Anh, tin học đến hết tháng 3 do dịch covid" width="90" height="59"/>

TP.HCM ngưng tổ chức các kỳ thi tiếng Anh, tin học đến hết tháng 3 do dịch covid

 - Người chỉ còn da bọc xương, bụng phình lên, tay nổi đầy những cục tròn cứng, em không thể nằm vì khó thở. Vừa thắp hương lên bàn thờ cha mẹ, em vừa thều thào mệt nhọc: “Em muốn được sống, xin hãy cứu em”. Nhìn quanh nhà, ngoài hai chiếc giường cho người sống thì chỉ thấy bàn thờ cho người đã khuất.

Bé gái 2 tuổi bị biến dạng khuôn mặt vì u màng nhện

Nhói lòng trước nguyên nhân của cậu bé chỉ mặc quần cộc giữa mùa đông lạnh

Ngôi nhà nhỏ lợp tôn, thấp lè tè của gia đình em Võ Thị Hương (sinh năm 1996 ở chòm 3, Thôn Xuân Kiều, Xã Quảng Xuân, huyện Quảng Trạch, Quảng Bình) nằm im lìm sau đồi cát.

Từ ngày bố mẹ mất, anh trai vào trại tâm thần, Hương thường xuyên ở bệnh viện, ngôi nhà vốn đã hiu quạnh lại càng lạnh lẽo hơn.

Bằng giọng thều thào, Hương kể lại, cha mẹ em là ông Võ Xuân Tiễn (sinh năm 1954) và bà Nguyễn Thị Điểm (sinh năm 1959), có 3 người con nhưng chỉ chị gái đầu là khỏe mạnh.

Nhà được ít ruộng nên ai thuê gì, ông Tiễn cũng đi làm để nuôi các con, cuộc sống vốn đã vất vả lại càng khó khăn hơn khi năm 2008, người con trai thứ 2 phát bệnh tâm thần.

{keywords}
Bụng phình to, Hương lấy dây buộc lại

“Lúc nhỏ anh ấy vẫn bình thường, đến 15 tuổi tự dưng anh ấy phát điên rồi mức độ cứ nặng dần. Mỗi lần lên cơn, anh ấy lại đập phá hết đồ đạc và đánh bất cứ ai nhìn thấy, kể cả bố mẹ”, Hương nhớ lại.

Sinh ra vốn đã còi cọc, Hương thường xuyên bị khó thở nhưng vì điều kiện khó khăn, anh trai bệnh tật nên em không được thăm khám đầy đủ. Năm 2013, những cơn đau đầu, chóng mặt và khó thở càng lúc càng dồn dập, bố mẹ mới đưa em đi bệnh viện khám.

Lúc phát hiện ra thì bệnh tình đã quá nặng. Hương bị suy thận, suy tim và thần kinh liên sườn. Em cứ vào viện rồi ra viện mãi, mặc dù nằm viện đã có bảo hiểm nhưng gia đình vẫn phải mua thuốc ngoài để điều trị thêm. Người em gầy rộc đi trông thấy, bệnh tình cũng không hề thuyên giảm.

Cách đây 2 năm, trong một lần đi làm thuê về, bố Hương bị tai nạn. Sau 3 tháng điều trị tại Bệnh viện Đa khoa bắc Quảng Bình, ông qua đời. Gia đình mất đi lao động chính, chỗ dựa tinh thần lớn khiến cảnh nhà càng thêm túng quẫn.

“Sau khi bố mất, em và mẹ không thể khống chế được những lần lên cơn của anh trai nên đã đưa anh vào trại tâm thần ở Huế, cho anh được chăm sóc đầy đủ. Mẹ em vốn bị áp huyết cao, sức khỏe yếu lại phải chịu đựng nhiều nỗi mất mát nên đầu năm nay, mẹ bị đột quỵ rồi cũng bỏ em mà đi”, Hương nức nở.

Nhà không còn ai, thấy Hương bệnh tật lặng lẽ vào ra một mình nên cô ruột gọi về ở cùng. Ngoài những ngày ở bệnh viện, có ngày Hương ở cùng cô nhưng cũng có ngày nhớ bố mẹ, em lại lủi thủi về nhà hương khói cho căn nhà bớt lạnh lẽo.

{keywords}
Căn nhà hiu quạnh, không có gì ngoài ban thờ và hai chiếc giường cũ

Nhìn kỹ Hương, cô gái 21 tuổi gầy trơ xương, tay nổi đầy những cục cứng tròn vì biến chứng của bệnh suy thận, dường như sự sống của em đang dần một héo mòn. Em vén áo lên cho chúng tôi xem, quanh bụng chỉ toàn là dây chằng chịt. Em bảo, vì bụng phình to nên em tự buộc lại.

Trong ngôi nhà nhỏ, ngoài hai chiếc giường cho người sống thì chỉ có bàn thờ cho người đã mất. Vừa thắp nhang lên bàn thờ xong, em ngồi phịch xuống chiếc ghế nhựa bên tường. Chúng tôi định dìu em lại nằm xuống giường nghỉ thì em vội xua tay, miệng thều thào tường chừng không còn đủ sức: “Đã 1 năm nay em không thể nằm, vì cứ nằm xuống lại không thở được”.

Hiện tại Hương đang nằm điều trị tại Bện viện Hữu Nghị Việt Nam – Cu Ba Đồng Hới. khi được hỏi mong muốn bây giờ, em không ngần ngại trả lời: “Em chỉ mong có tiền mua thuốc để tiếp tục sống. Em chưa muốn chết, xin hãy cứu em!”. Câu van xin của cô gái yếu ớt khiến chúng tôi nặng trĩu trong lòng.

Trao đổi với PV, ông Phạm Văn Hòa, Chủ tịch UBND xã Quảng Xuân cho biết, gia đình cháu Hương có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, chính quyền rất mong muốn các nhà hảo tâm giúp cháu vượt qua cơn khó khăn này.

H.Sâm

Mọi đóng góp có thể gửi về:

1. Gửi trực tiếp: Em Võ Thị Hương, chòm 3, thôn Xuân Kiều, xã Quảng Xuân, huyện Quảng Trạch, Quảng Bình. SĐT 0966.998.223

2. Ủng hộ qua Báo VietNamNet: Ghi rõ ủng hộ MS 2018.239 (em Võ Thị Hương)

Chuyển khoản: Báo VIETNAMNET

Số tài khoản: 0011002643148. Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam - 198 Trần Quang Khải, Hà Nội

- Chuyển khoản từ nước ngoài: Bank account: VIETNAMNET NEWSPAPER

- The currency of bank account: 0011002643148

- Bank:- BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM

- Address: 198 Tran Quang Khai, Hanoi,Vietnam

- SWIFT code: BFTVVNV X

- Qua TK ngân hàng Viettinbank:

Chuyển khoản: Báo VietNamnet

Số tài khoản: 114000161718

Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Đống Đa

- Chuyển tiền từ nước ngoài:

Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Industry and Trade, Dong Da Branch

- Address: 183 Nguyễn Lương Bằng, quận Đống Đa, Hà Nội

- Swift code: ICBVVNVX126

3. Hoặc trực tiếp báo VietNamNet:

- Phía Bắc địa chỉ: tầng 3, tòa nhà C’Land,156 Xã Đàn 2, phường Nam Đồng, quận Đống Đa, Hà Nội.

- Phía Nam: Văn phòng đại diện báo VietNamNet phía Nam, số 408 Điện Biên Phủ, P11,Q10, TP.HCM. ĐT: 08 3818 1436 

 
" alt="Xót thương cô gái mồ côi bị suy thận, suy tim nặng" width="90" height="59"/>

Xót thương cô gái mồ côi bị suy thận, suy tim nặng

- Được thành lập từ năm 2001, Trung tâm Dạy nghề nhân đạo và tạo việc làm cho trẻ em tàn tật do thầy Trần Duyên Hải quản lý, gần 20 năm qua đã tạo việc làm cho hàng trăm nghìn trường hợp có hoàn cảnh khó khăn ở khắp mọi nơi trên cả nước….

TIN BÀI KHÁC

Trao 30.155.000 đồng đến bé Trần Nguyễn Huy Hoàng

Tấm lòng bạn đọc gửi đến em Nguyễn Xuân Việt

Trao gần 80 triệu đồng đến gia đình nạn nhân của vụ cháy lớn ở Đê La Thành

Nằm sâu trong con ngõ nhỏ Linh Quang (phường Văn Chương, quận Đống Đa, Hà Nội) phải khó khăn lắm chúng tôi mới tìm thấy Trung tâm, nơi được nhiều người biết đến như là ngôi nhà tình thương và hy vọng.

Bước vào bên trong, một cảm giác ấm cúng bao trùm với không gian yên tĩnh. Gần 20 con người đang cặm cụi làm việc bên những chiếc máy may. Ở đây, các học viên từ nhiều độ tuổi khác nhau nhưng đều mang số phận không trọn vẹn.

{keywords}
Mỗi năm Trung tâm dạy nghề nhân đạo đào tạo, giúp đỡ hàng trăm hoàn cảnh khó khăn vượt lên số phận, có công ăn việc làm ổn định

Thầy Đỗ Duyên Hải - giám đốc trung tâm tâm sự, những ngày đầu trung tâm mở ra gặp vô vàn khó khăn. Khó khăn nhất là về kinh tế bởi lúc đó, chỉ dựa vào đồng lương của thầy thì không thể đủ nuôi các em, trong khi học sinh đến lớp thì ngày càng nhiều.

"Phải mãi sau này, khi trung tâm được mọi người biết đến, chung tay giúp đỡ, người cho chiếc máy may, người thì cho tiền, quần áo và cả những quyển vở chiếc bút, trung tâm mới đỡ chật vật và đi vào quy củ". Thầy nói và cho biết, ngày ấy chưa có nhiều trung tâm nhân đạo - từ thiện như bây giờ. "Lúc đó tôi chỉ nghĩ giúp đỡ các em được phần nào thì giúp, chứ để chúng nó ngoài đường xó chợ lại đi làm điều xấu cho xã hội. Nhưng không ít người nghĩ tôi lôi kéo các em về làm điều xấu kiếm lợi cho bản thân và cũng không ít lần, tôi phải đi giải thích với chính quyền".

{keywords}
Thầy Trần Duyên Hải, giám đốc trung tâm dạy nghề nhân đạo.

Ở đây, những mảnh đời vất vả, những người nghèo khó hay thất nghiệp được học nghề, chủ yếu là nghề may. Còn đối với trẻ em cơ nhỡ, các em được học văn hóa đầy đủ. Mỗi năm trung tâm phối hợp với một số doanh nghiệp tạo việc làm tại chỗ, giúp các em có thu nhập ổn định.

Như trường hợp chị Bế Thị Loan, người dân tộc Tày, quê ở bản Nằm, xã Nhung Chiến (Tràng Định, Lạng Sơn) có chồng mất sớm, chị và hai con nhỏ bị lừa bán sang Trung Quốc. Hơn 2 năm lưu lạc xứ người, khi chị trở về quê hương thì không còn nơi nương tựa.

Nhờ có Trung tâm tiếp nhận, các con của chị được thầy Hải giới thiệu đi học văn hóa rồi học nghề, đến nay đã kiếm ra tiền phụ giúp gia đình. Bản thân chị Loan làm công việc chăm sóc người già trong viện dưỡng lão, vừa ý nghĩa lại có thu nhập.

Cũng mang một số phận bất hạnh, cô giáo Ma Thị Nhưng bị dị tật ở chân tâm sự: “Trước kia cũng nhờ có trung tâm giúp đỡ, tôi được học cái nghề. Sau này tay nghề cứng, trung tâm giữ lại làm giáo viên dạy cho các em kế sau. Cùng có hoàn cảnh như mọi người ở đây nên trong công việc chúng tôi có sự đồng cảm với nhau hơn".

{keywords}

Cô giáo Ma Thị Nhưng, từng được trung tâm giúp đỡ nay làm giáo viên dạy may tại trung tâm.

Em Lương Văn Chiến ở Đắk Lắk, hiện đang học nghề may ở trung tâm chia sẻ: “Em sinh ra đã không có bố, mẹ mới mất cách đây chưa lâu nên em sống cùng ông bà nội đã già yếu. May mắn em được trung tâm giúp đỡ cho học nghề, được ăn uống nghỉ ngơi đầy đủ và cuối năm còn có tiền lương cầm về giúp đỡ ông bà”.

Sau gần 20 năm hoạt động, hiện Trung tâm dạy nghề nhân đạo Linh Quang là địa chỉ tin cậy của nhiều hoàn cảnh khó khăn, tàn tật và cũng là mái ấm của nhiều thế hệ học sinh. Đối với nhiều em bị câm điếc, mồ côi cha mẹ hay cha mẹ bỏ đi,... trung tâm là nhà, thầy Hải như một người cha thứ hai che chở cho các em.

Hiện tại, trung tâm dạy nghề nhân đạo Linh Quang, đại chỉ số 25 ngách 48 ngõ Linh Quang, Văn Chương, Đống Đa (Hà Nội) đang liên tục tuyển sinh các khóa với mong muốn được dang rộng vòng tay chào đón nhiều hoàn cảnh khó khăn trên mọi miền Tổ quốc.

Phạm Bắc - Bích Thủy

" alt="Ngôi nhà tình thương cho những số phận bất hạnh ở Hà Nội" width="90" height="59"/>

Ngôi nhà tình thương cho những số phận bất hạnh ở Hà Nội