TheưxinviệccủaSteveJobsđãđượcbánđấugiáthànhcôngvớisốtiềngầntỷđồlịch thi đấu bóng đa hôm nayo DigitalTrends, bản viết tay đơn xin việc năm 1973 của cố CEO Apple, Steve Jobs đã được chốt giá thành công với số tiền lên tới 174.000 USD (gần 4 tỷ đồng) trong phiên đấu giá tại RR Auction, Mỹ hôm 15/3 vừa qua. Người thắng cuộc là một doanh nhân người Anh từ chối tiết lộ danh tính.
Bức thư xin việc được viết vào năm 1973, chỉ vài năm trước khi ông và Steve Wozniak cùng nhau lập lên Apple. Trong đơn xin việc năm 1973 gửi tới HP, Steve Jobs mô tả ông tròn 18 tuổi và đang học chuyên ngành Văn học Anh tại ĐH. Reed, Portland, Oregon trước khi bỏ học sau đó.
Đơn xin việc năm 1973 của Steve Jobs
Jobs mô tả sở trường của bản thân là công nghệ điện tử, thiết kế và đặc biệt rất yêu thích máy tính. Ngoài ra, Jobs cũng nhắc đến San Francisco Bay và Hewlett-Packard trong mục sở thích. Chỉ có điều, Steve Jobs đã ghi nhầm Hewlett-Packard thành Hewitt-Packard.
Bức thư này có mức giá khởi điểm chỉ khoảng 50.000 USD. Nhưng tính tới phiên chốt giá cuối cùng hôm 15/3 vừa qua, số tiền đã nhanh chóng đẩy lên tới tận 174.000 USD.
Cũng tại phiên đấu giá vừa qua, các tư liệu cá nhân khác của Steve Jobs cũng được bán đấu giá thành công gồm:
- Bản hướng dẫn kỹ thuật của hệ điều hành Mac OS X do Jobs ký vào năm 2001 bán thành công với giá 41.800 USD.
- Một bài báo viết từ năm 2008 có hình ảnh và chữ ký của Steve Jobs tại hội nghị WWDC bán thành công 26.900 USD.
Dưới triều đại của Steve Jobs và các cộng sự, ông đã tạo nên những sản phẩm mang tính biểu tượng của Apple như iPhone và iPod.
Sự ra đi của Steve Jobs vào 5/10/2011 do căn bệnh ung thư tuyến tụy thực sự khiến nhiều người không khỏi bàng hoàng và đau xót dù đã chuẩn bị tâm lý từ trước. Nếu còn sống, Steve nay đã tròn 63 tuổi vào ngày 24/2 vừa qua.
Giới công nghệ trước nay vẫn luôn tôn trọng và chưa bao giờ ngớt lời khen tặng về Steve. Di sản của Steve Jobs là biểu tượng của sự sáng tạo và tiên phong chinh phục những xu hướng mới của thế giới công nghệ.
Thành công và tiếng tăm là vậy nên không khó hiểu khi những kỷ vật của Steve Jobs, bao gồm cả đơn xin việc của ông luôn nhận được sự quan tâm của giới sưu tầm.
Lạc quan, không để nước mắt rơi nhiều mỗi khi ai hỏi thăm tới bệnh tật của mình. Hán Văn Tình đã nuốt nước mắt vào trong như thế, như cách đây nhiều năm, bởi, cuộc đời anh là một chuỗi ngày kém may mắn.
Hán Văn Tình từng tâm sự rằng, có những day dứt mà anh không thể nào tha thứ cho mình được, đó là lần bố anh mất. Lúc đó, anh đang diễn ở ở Lập Thạch – Vĩnh Phúc thì nhận được điện thoại của người thân báo bố anh qua đời. Dù lúc đó lòng như lửa đốt, nỗi buồn vây kín nhưng nhìn hàng dài ánh mắt khán giả đang ngóng chờ mình ngồi phía dưới, anh đành nuốt nước mắt vào trong để diễn. Cười nói, nhảy nhót trên sân khấu nhưng khán giả đâu biết những giọt nước mắt đang trực trào nơi khóe mắt của anh.
Lần khác, chú ruột mất, nghệ sĩ Hán Văn Tình cũng không có mặt, anh phải tiếp đón các nhà tài trợ đã tài trợ cho Nhà hát Tuồng nơi anh công tác nhân kỷ niệm 55 thành lập. "Đời tôi bất hiếu 2 lần. Chú cũng như cha. Lúc chú mất tôi không có mặt, chỉ về phúng viếng được tí là phải đi ngay, lúc đưa chú tôi về nơi an nghỉ cuối cùng, tôi cũng đành không có mặt. Với vai trò là trưởng đoàn tổ chức biểu diễn, cũng là diễn viên được khán giả ‘nhớ mặt biết tên’ nên tôi đã vận động được rất nhiều tài trợ về cho Nhà hát Tuồng. Đúng dịp Nhà hát kỷ niệm 55 ngày thành lập, tôi phải tiếp rất nhiều nhà đầu tư vì có tôi, họ mới đến. Mời họ đến đây mà mình không tiếp được họ, họ giận không hỗ trợ cho Nhà hát thì chết. Tuồng đang khó khăn quá rồi. Mình thì không sao vì cũng có tiếng, nhưng còn các thế hệ trẻ, họ hàng ngày được mong lên sân khấu", NSƯT Hán Văn Tình từng chia sẻ.
Nghệ sĩ Hán Văn Tình trên sân khấu.
Cha, chú mất đều không thể có mặt kịp thời, Hán Văn Tình ví đời mình chẳng khác nào Kép tư bền, chỉ biết mua vui cho khán giả, còn nỗi buồn sâu thẳm của mình, chỉ có mình mình gặm nhấm mà thôi.
Xuất thân trong một gia đình thuần nông nghèo khó ở Phú Thọ, việc Hán Văn Tình theo nghệ thuật là cả một sự kiện lớn với gia đình, không phải họ tự hào mà bởi họ sợ, sợ không thể cho anh theo học được vì nghèo. Ngày Hán Văn Tình quyết tâm theo học Sân khấu, gia đình học hàng đã “tổng động viên” được cho anh một cái xe đạp cũ. Chiếc xe đó theo anh mấy chục năm trời, từ lúc đi học cho tới khi đi làm, mãi sau này, khi có điều kiện hơn một chút, anh đã mang xe mượn đó trả lại cho gia đình. Nó như một kỷ niệm về một thời khốn khó của anh và nhắc nhớ anh rằng phải sống thật tốt với những kỳ vọng của người thân.
Cuộc sống khó khăn của một diễn viên Tuồng nên Hán Văn Tình cũng không thể có nhà riêng, anh và gia đình ở trong phòng nhỏ, đã cũ của Nhà hát phân cho. Nhưng rồi con mỗi ngày mỗi lớn, cần có không gian riêng, anh vay mượn bạn bè mua một mảnh đất vườn nhỏ nhỏ ở Từ Liêm. Rồi nhiều người nói anh đại gia, nhà có vườn rau xanh mướt cả ao cá nữa. Nhưng nào ngờ, mảnh đất không có sổ đỏ, chỉ là đất vườn, chưa được phép xây dựng. Hán Văn Tình cũng chỉ làm tạm bợ để ở cho qua ngày.
Đây có lẽ là nỗi buồn Hán Văn Tình mang theo khi anh nằm sâu dưới lòng đất. "Cuộc đời tôi, đổi nhà đến lần thứ 4 rồi mà vẫn chưa có được căn nhà tử tế cho vợ con, vẫn chỉ là căn nhà cấp 4 loay hoay chắp vá thêm thắt", Hán Văn Tình ngậm ngùi chia sẻ lúc sinh thời. Có lần anh tâm sự rằng, nếu bệnh tật không đến, với sự chịu khó của mình, anh cũng cố lo được cho vợ con. Nhưng...
Hán Văn Tình ra đi để lại tiếc thương cho gia đình, khán giả. Nỗi buồn mang theo khi chưa lo được cho vợ con nhưng anh khi còn sống, cũng tin rằng, người vợ đảm đang tảo tần sớm hôm của mình ở lại sẽ chăm sóc được bản thân và lo cho các con anh được yên bề gia thất. Mong rằng ở thế giới bên kia, Hán Văn Tình sẽ không phải buồn đau như ở cõi tạm này nữa.
T.Lê
" width="175" height="115" alt="Chiếc xe đạp cũ và nỗi buồn mang theo của nghệ sĩ Hán Văn Tình" />
Chiếc xe đạp cũ và nỗi buồn mang theo của nghệ sĩ Hán Văn Tình