4 sai lầm bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh gây hại sức khỏe
PGS.TS Nguyễn Xuân Ninh - Phó Viện trưởng Viện Y học ứng dụng Việt Nam,ầmbảoquảnthựcphẩmtrongtủlạnhgâyhạisứckhỏbd 24h chia sẻ, tủ lạnh là vật dụng không thể thiếu trong mỗi gia đình, với cuộc sống ngày càng phát triển diện tích tủ lạnh ngày càng lớn do nhu cầu bảo quản tăng lên. Nhờ có tủ lạnh thực phẩm tươi lâu hơn, thức ăn khó hỏng hơn, đồ uống mát mẻ hơn...
Tủ lạnh thường có 2 ngăn, ngăn đá để bảo quản thực phẩm tươi sống trong thời gian dài. Ngăn mát chủ yếu bảo quản thực phẩm chín và làm mát các loại đồ ăn hàng ngày. Môi trường lạnh và kín của tủ giúp kìm hãm, không cho vi khuẩn phát triển. Tuy nhiên quá trình sử dụng vì nhiều lý do tủ lạnh là mối nguy cơ tiềm ẩn đối với sức khỏe con người.
PGS.TS Nguyễn Xuân Ninh thông tin do bảo quản không đúng cách, tùy theo việc cơ thể bị nhiễm loại ví khuẩn gì, nhẹ nhất sẽ khiến chúng ta bị rối loạn tiêu hóa, nặng hơn phải đi cấp cứu.
Đặc biệt nếu bảo quản thực phẩm sai cách trong tủ lạnh nguy cơ chúng ta nhiễm vi khuẩn listeria (loại vi khuẩn có thể phát triển và nhân lên từ từ trong tủ lạnh, được xem là “sát thủ vô hình trong tủ lạnh”) rất cao.
“Một thống kê cho thấy có tới 20-30% ca mắc phải vi khuẩn này bị tử vong”, PGS.TS Nguyễn Xuân Ninh chia sẻ. Theo các chuyên gia listeria được gọi là “sát thủ vô hình trong tủ lạnh” vì khả năng sống mạnh mẽ có thể tồn tại 1 năm ở nhiệt độ -20 độ C. Khi xâm nhập vào đường ruột, listeria gây ngộ độc hoặc gây viêm màng não hay các vấn đề khác về thần kinh trung ương, nguy hiểm hơn là dẫn đến hôn mê, tử vong.
Vi khuẩn listeria có thể chịu lạnh, chịu áp suất cao nhưng lại không chịu được nhiệt độ cao vì vậy khi nấu chín thức ăn, chúng ta có thể loại bỏ vi khuẩn này. Listeria có thể tìm thấy trong hầu hết các thực phẩm như thịt đặc biệt thịt bò, trứng, hải sản, sữa, dầu… Nếu sự hiện diện của listeria trong tủ lạnh vượt quá 10% sẽ gây nghiêm trọng cho sức khỏe con người.
“Chúng ta có không ít thói quen sai lầm biến tủ lạnh thành môi trường thuận lợi cho vi khuẩn, nấm mốc, thậm chí là vi khuẩn listeria phát triển”, PGS.TS Ninh nói. Chuyên này này cũng nêu các thói quen sai lầm trong bảo quản thực phẩm người Việt thường mắc:
Thứ nhất, sau bữa ăn 2-3 tiếng, thức ăn thừa (thịt cá…) mới được cất vào tủ lạnh. Trong thời gian đó, thức ăn để ngoài trời, vi khuẩn đã phát triển, chúng ta mới bỏ vào tủ lạnh như vậy cũng không tốt.
Thứ hai, nhiều bà nội trợ bê nguyên tô, đĩa thậm chí bê nguyên xoong nồi cho vào tủ lạnh sau đó, bữa tiếp theo lại bê ra ăn. Việc bỏ nguyên nồi, tô đựng thực phẩm chưa dùng hết vào tủ lạnh làm tăng khả năng nhiễm khuẩn chéo làm hỏng thức ăn và khiến chúng ta dễ bị ngộ độc.
Vì vậy, sau khi ăn, chúng ta cho thực phẩm thừa vào hộp đựng hoặc bọc lại bằng túi nilon chuyên dụng để bảo quản sau đó nhanh chóng cho vào ngăn mát.
Thứ ba, thói quen không sơ chế thực phẩm hoặc sơ chế sơ sài trước khi cho vào tủ lạnh. Ví dụ cá, thịt ở ngoài chợ có thể bị nhiễm bẩn, vi khuẩn, khi không rửa sạch cho vào tủ lạnh tiếp tục lây nhiễm vi khuẩn ra thực phẩm khác. Lúc này, thực phẩm mới mang về trở thành nguồn lây nhiễm nguy hiểm.
Thư tư, thói quen chất hết tất cả các loại thực phẩm vào tủ lạnh khiến tủ chật cứng, không khí không lưu thông, nhiệt độ không đảm bảo nên thực phẩm dễ bị hỏng.
“Việc tủ lạnh chật kín, không gọn gàng làm hơi lạnh không thể lưu thông sẽ làm mất khả năng bảo quản thực phẩm. Bên cạnh đó, xếp chật kín thực phẩm, chúng ta sẽ không để ý được thực phẩm bên trong để lâu ngày, hư hỏng. Đây là môi trường thuận lợi để các loại vi khuẩn, virus sinh sôi phát triển”, PGS.TS Ninh nói.
Ngoài thói quen sai lầm là để đồ chín lẫn đồ sống, để đồ trong tủ lạnh quá lâu, ít vệ sinh tủ lạnh cũng là thói quen nhiều gia đình mắc phải.
Chia sẻ với VietNamNet về cách để lưu trữ thực phẩm lâu, PGS.TS Nguyễn Thị Lâm – Nguyên Phó Viện trưởng Viện dinh dưỡng Quốc gia, cho biết, chúng ta cần chú ý trong quá trình chọn lựa thực phẩm. Cụ thể, bạn phải chọn thực phẩm tươi, sạch, có nguồn gốc rõ ràng.
PGS.TS Lâm cũng chỉ ra sai lầm của nhiều người là thường cho cả tảng to thịt bò, lợn… vào tủ lạnh, sau đó đem ra rã đông, cắt một phần dùng chế biến, phần còn lại lại tiếp tục cho vào tủ đông để lưu trữ. “Hành động này làm thực phẩm dễ nhiễm khuẩn, nhanh hỏng”, PGS.TS Lâm nói.
Theo đó, thực phẩm khi mua về, người nội trợ phải phân loại và chia nhỏ. Dự kiến mỗi bữa cả nhà dùng bao nhiêu, sau đó cắt nhỏ và cho vào từng hộp bảo quản.
Trước khi bảo quản, chúng ta cũng nên rửa qua nước muối giúp diệt khuẩn, ngăn cản vi khuẩn phát triển. Hiện tại, nhiều gia đình chọn mua tủ lạnh dung tích lớn, chứa được nhiều loại thực phẩm. Điều quan trọng là người nội trợ phải nhớ được ngày bắt đầu lưu giữ thực phẩm. Chúng ta có thể dùng bút ghi ngày, tháng phía ngoài từng túi thực phẩm, thực phẩm mình mua về trước sẽ ăn trước.
Đồng thời, các gia đình nên kiểm tra tủ lạnh thường xuyên. Thực phẩm bị bỏ quên, lâu ngày sinh nấm mốc, vi khuẩn gây tình trạng ngộ độc. Mỗi loại thực phẩm đều có hạn sử dụng riêng, vì thế cần dán nhãn hạn sử dụng lên từng loại thực phẩm để tránh xảy ra hiện tượng ngộ độc thực phẩm trong những ngày đầu năm mới.
“Siêu thị, chợ hiện nay rất đa dạng các loại thực phẩm vì vậy chúng ta mua vừa phải, hạn chế trữ quá nhiều thực phẩm, ăn lâu ngày không hết”, PGS.TS Lâm nói.
Ăn ít loại thực phẩm phổ biến giảm đến 30% nguy cơ tử vong
Một nghiên cứu đã chỉ ra giảm lượng thịt và các sản phẩm có nguồn gốc động vật trong chế độ ăn uống có thể giảm 30% nguy cơ tử vong do các bệnh lý khác nhau.相关推荐
- Nhận định, soi kèo Istanbul Basaksehir vs Galatasaray: Bổn cũ soạn lại
- Soi kèo phạt góc AZ Alkmaar vs Norwich City, 23h30 ngày 19/7
- Lại Bắc Hải Đăng: Làm sếp VTV3, về nhà sợ vợ
- Trường Giang, Hương Giang la hét đau đớn khi ‘vượt cạn’
- Nhận định, soi kèo Monchengladbach vs Bayern Munich, 0h30 ngày 12/1: Cú vấp đầu tiên
- 'Bạch Cốt Tinh' hơn 30 năm ôm hận đạo diễn phim 'Tây Du Ký'
- Vòng 22 V.League 2019: Hàng loạt đội bóng thiệt quân
- Soi kèo phạt góc Zrinjski Mostar vs Urartu, 1h ngày 19/7