Da vàng nhợt nhạt, sắc mặt mệt mỏi, cơ thể gầy yếu là hình ảnh của mẹ con chị Đỗ Thị Thắm (đội 1, xóm Tiên Thủy, xã Giao Châu, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định). Cả ba mẹ con chị đều mắc phải căn bệnh tan máu bẩm sinh. |
Cả 3 mẹ con chị Thắm cùng mắc căn bệnh tan máu bẩm sinh |
Chúng tôi nhờ cô Phạm Thị Nhạn (giáo viên trường tiểu học xã Giao Châu) dẫn đến thăm gia đình chị Thắm. Ngôi nhà nhỏ nằm sâu trong ngõ là nơi vợ chồng chị Thắm sống cùng mẹ và em trai chồng. Bố chồng chị đã mất cách đây nhiều năm.
Bế đứa cháu vào lòng, bà Nguyễn Thị Ngát (55 tuổi), mẹ chồng chị Thắm cho biết, con trai và con dâu bà quen biết nhau khi cả hai làm thuê trong Bình Dương. Anh Nam bốc vác thuê, còn chị Thắm bán kem dạo. Sau khi kết hôn, anh chị có với nhau hai người con là bé Lê Hà My (6 tuổi) và bé Lê Huyền Trang (2 tuổi).
 |
Bé Lê Hà My (6 tuổi) và Lê Huyền Trang (2 tuổi) thường xuyên phải nhập viện |
"Cách đây khoảng 8 tháng, cháu My bị sốt kéo dài nên gia đình đưa vào bệnh viện. Khi đó cả nhà cháu vẫn ở trong Bình Dương. Sau khi ra viện, cháu suy dinh dưỡng vì thường bị sụt cân", bà cho biết.
Đi học mẫu giáo, cô giáo nói My không ăn, da cứ xanh xao dần. Đêm xuống, cháu không ngủ nổi, lúc nào cũng bảo chân tay mỏi phải xoa bóp mới chợp mắt được. Gia đình lại đưa đi kiểm tra, hết huyện rồi tỉnh và lên Hà Nội thì phát hiện My mắc bệnh tan máu bẩm sinh.
Thời điểm con gái phát hiện ra bệnh, chị Thắm đang mang thai bé Trang được 8 tháng. Các bác sĩ khuyên chị xét nghiệm, kết quả chị Thắm cũng bị tan máu bẩm sinh.
Đau khổ hơn nữa, dù chào đời khỏe mạnh, bụ bẫm, bé Huyền Trang cũng dần có biểu hiện bất thường. Con không ăn, thường xuyên mệt mỏi, da xanh. Một lần nữa, tin dữ lại ập đến, con cũng mắc phải căn bệnh quái ác.
 |
Đều đặn hàng tháng bà Nguyễn Thị Ngát bồng bế 2 cháu lên bệnh viện truyền máu |
Bệnh tật khiến cơ thể của mấy mẹ con trở nên mệt mỏi, xanh xao, xuất hiện dần những biến dạng như lách, gan phình to, cộng thêm chứng thiếu máu nặng.
Bà Ngát cho hay, vừa rồi bà đưa bé My lên Viện huyết học – Truyền máu TƯ truyền máu, ở nhà chị Thắm cũng đưa bé Trang đến bệnh viện tỉnh. Giờ đây, định kỳ hàng tháng, ba mẹ con chị đều phải đi bệnh viện từ 7-10 ngày để thải sắt và truyền máu.
"Số phận đã định mấy mẹ con lấy viện là ngôi nhà thứ hai. Mắc bệnh này, chữa cũng chết, không chữa cũng sẽ chết mà gia đình lại quá khó khăn", bà Ngát đau đớn.
Gia đình chị Thắm thuộc vào diện khó khăn. Vợ chồng chị cưới nhau 8 năm nay vẫn chưa có nhà riêng. Đầu óc chậm chạp, không được nhanh nhẹn nên anh chị chỉ có thể làm thuê làm mướn.
Chị Thắm gần như không làm được gì với cơ thể luôn mệt mỏi, đau ốm. Chi phí thuốc thang, sinh hoạt của cả nhà chỉ trông vào số tiền ít ỏi anh Nam đi bốc vác thuê. Tháng nào khá lắm mới kiếm được 3 - 4 triệu đồng.
Bởi vậy, anh chị buộc phải đi vay mượn. Những khoản nợ cứ tăng dần theo năm tháng. Gia đình chị Thắm cũng chẳng nhớ hết là đã nợ những ai, nợ bao nhiêu vì con số này quả thực quá lớn đối với gia đình nghèo.
May mắn với vợ chồng chị Thắm là có được bà Ngát đỡ đần. Từ lúc biết hai cháu bị bệnh, cứ ai hỏi đến là bà Ngát lại xúc động: "Thấy các cháu nhỏ không được khỏe, tôi chỉ nghĩ do thiếu thốn không được ăn uống đầy đủ nên vậy. Giờ mẹ con nó hàng tháng phải đi truyền máu, chỉ riêng tiền đi lại đã khó bề xoay sở, chưa nói gì đến việc lo bữa ăn qua ngày.
Tiền thuốc ngoài của cháu My mỗi lần đi truyền đã mất cả triệu. Nhiều khi thấy con và cháu mệt, trong nhà lại chẳng còn đồng nào cho con đi truyền máu, tôi bất lực ứa nước mắt…".
 |
Hoàn cảnh đáng thương của 3 mẹ con chị Thắm đang rất cần được cộng đồng giúp đỡ |
Trao đổi với PV VietNamNet, ông Trần Văn Lân, xóm trưởng xóm Tiên Thủy, xã Giao Châu cho biết: “Với gia đình có một người mắc bệnh đã vất vả rồi, đằng này cả 3 mẹ con đều lâm bệnh nặng khiến khó khăn càng tăng lên bội phần. Mong rằng qua báo đài truyền thông, hoàn cảnh của mẹ con chị sẽ được nhiều người biết đến giúp đỡ”.
Phạm Bắc - Thuận Trần
Mọi sự giúp đỡ xin gửi về: 1. Gửi trực tiếp:Bà Nguyễn Thị Ngát, ở đội 1, xóm Tiên Thủy, xã Giao Châu, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định. SĐT 0966928011 2. Ủng hộ qua Báo VietNamNet: Ghi rõ ủng hộ MS 2020.302(mẹ con chị Thắm) Chuyển khoản: Báo VIETNAMNET Số tài khoản: 0011002643148. Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam - 198 Trần Quang Khải, Hà Nội - Chuyển khoản từ nước ngoài: Bank account: VIETNAMNET NEWSPAPER - The currency of bank account: 0011002643148 - Bank:- BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM - Address: 198 Tran Quang Khai, Hanoi,Vietnam - SWIFT code: BFTVVNV X - Qua TK ngân hàng Viettinbank: Chuyển khoản: Báo VietNamnet Số tài khoản: 114000161718 Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Đống Đa - Chuyển tiền từ nước ngoài: Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Industry and Trade, Dong Da Branch - Address: 183 Nguyễn Lương Bằng, quận Đống Đa, Hà Nội - Swift code: ICBVVNVX126 3. Hoặc trực tiếp báo VietNamNet: - Phía Bắc địa chỉ: tầng 3, tòa nhà C’Land,156 Xã Đàn 2, phường Nam Đồng, quận Đống Đa, Hà Nội. - Phía Nam: Văn phòng đại diện báo VietNamNet phía Nam, số 408 Điện Biên Phủ, P11,Q10, TP.HCM. SĐT: 028 3818 1436 |

Mẹ mất sớm, bố tâm thần, nam thanh niên bỏng nặng nguy kịch
Mồ côi mẹ khi mới 2 tuổi, bố mắc chứng tâm thần, nay em Trường gặp nạn bị bỏng nặng, tính mạng nguy kịch mà không biết bấu víu vào đâu.
" alt="Cùng mắc bệnh tan máu bẩm sinh, ba mẹ con vô vọng cầu cứu"/>
Cùng mắc bệnh tan máu bẩm sinh, ba mẹ con vô vọng cầu cứu
Năm 2009, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Đào tạo nghề cho lao động nông thôn tới năm 2020 theo Quyết định 1956/QĐ-TTg ngày 21/11/2009 (gọi tắt là Đề án 1956).Sau 10 năm triển khai thực hiện, công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đã đạt được nhiều kết quả quan trọng. Không ít người đã vượt khó, thoát nghèo, cải thiện thu nhập, đời sống. Một trong số đó là bà Thân Thị Hường (SN 1967 - Đồng Lạc, Yên Thế, Bắc Giang).
Thoát nghèo nhờ học nghề
Trước đây, bà Hường và gia đình gắn liền với công việc đồng áng và chăn nuôi, cuộc sống khá vất vả.
Năm 2017, địa phương phổ biến về chương trình học nghề ngắn hạn theo Đề án 1956 tại Trường Trung cấp nghề miền núi Yên Thế (Phồn Xương, Yên Thế, Bắc Giang).
 |
Cuộc sống của gia đình bà Hường thay đổi khi công việc chăn nuôi thuận lợi. |
Bà Hường bàn với gia đình đăng ký tham gia. Người thân trong nhà cho rằng bà đi học cho biết, không ai nghĩ học về sẽ áp dụng được. Các con bà khuyên mẹ không nên học, vì bà đã có tuổi, sợ khó tiếp thu được kiến thức.
Sau nhiều ngày suy nghĩ, bà vẫn quyết định tham gia. Thời gian đào tạo tập trung 2 tháng, bà được giảng dạy kiến thức về chăn nuôi, thú y.
Kết thúc lớp học, bà Hường được nhà trường và các thầy cô kết nối với các đơn vị cung ứng con giống, thuốc thú y, thức ăn chăn nuôi, hỗ trợ kỹ thuật để mở trang trại quy mô nhỏ.
“Nhà tôi trước đây vẫn chăn nuôi gà nhưng không ngờ khi học hóa ra có nhiều kiến thức bổ ích mình chưa biết đến thế”, bà Hường kể.
Sau 3 năm áp dụng kiến thức được học vào trang trại của gia đình, đàn gà nhà bà Hường tăng trưởng nhanh. Trung bình mỗi con xuất chuồng khoảng 2,2 - 3,5 kg. Một năm gia đình bà xuất 4 lứa gà, ba tháng một lứa, mỗi lứa khoảng 1.000 con.
“Trước đây chưa học, tôi chỉ dám nuôi 300 - 500 con/ lứa nhưng giờ mỗi lứa của tôi là 1.000 con. Lứa này xuất xong, tôi nuôi tiếp đàn khác, gối nhau quanh năm”, bà Hường chia sẻ.
 |
Qua khóa học, bà Hường áp dụng được nhiều kỹ thuật - khoa học vào chăn nuôi. |
Cũng theo bà Hường, mô hình trang trại gà đã đem lại cho bà thu nhập cả trăm triệu đồng/năm. Từ ngày áp dụng khoa học kỹ thuật vào chăn nuôi đàn gà nhà bà ít bệnh tật, đặc biệt là không phải dùng thuốc thú y nhiều, đảm bảo nguồn hàng vệ sinh, an toàn cho sức khỏe con người.
Do đầu vào ổn định, đầu ra không bị hao hụt nhiều nên bà Hường có lãi hơn. Bà tiết lộ: “Ngày trước tỉ lệ hao hụt lớn. Nay tỉ lệ hao hụt chỉ chiếm 5% trong tổng số 1.000 con. Thu nhập của tôi trước 20 triệu/năm, giờ khoảng 100 triệu/năm”.
Do đó, đối với bà, chương trình đào tạo nghề ngắn hạn cho lao động nông thôn rất thiết thực và có ý nghĩa. Đặc biệt là với bà con nông dân, đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng sâu, vùng xa.
 |
Ngôi nhà mới xây của gia đình bà Hường |
Đời sống gia đình bà Hường thay đổi rõ rệt. Bà có điều kiện xây lại căn nhà lụp xụp với kinh phí hàng trăm triệu đồng, sắm thêm nội thất và các đồ điện tử như ti vi, điều hòa và cả xe máy mới.
“Nếu ai có ý định đi học, tôi khuyên nên đăng ký. Ngành nghề nào cũng vậy, có khoa học kỹ thuật vẫn hơn. Nhiều người học cùng tôi hiện còn đầu tư quy mô trang trại to hơn. Họ chăn thả gia cầm trên 3 ngọn đồi rộng, cuộc sống khá giả, mua được ô tô. Nếu có khóa học khác tôi cũng muốn được đăng ký để mở rộng sản xuất”, bà Hường bộc bạch.
Ông Trần Xuân Thao (Đồng Tâm, Yên Thế, Bắc Giang) cũng là học viên của khóa chăn nuôi, thú y chia sẻ: “Sau khi tham gia khóa học, mỗi lứa gia đình tôi nuôi hàng nghìn con gà khỏe mạnh, chi phí thuốc giảm, thu nhập ổn định”.
Vẫn khó thu hút người lao động
Ông Đào Quyết Thắng, Phó Hiệu trưởng Trường Trung cấp miền núi Yên Thế chia sẻ, các học viên lớp chăn nuôi thú y ngắn hạn như bà Hường đều có những khởi sắc trong công việc chăn nuôi.
Đối với những lao động có ý định khởi nghiệp, nhà trường và các thầy cô sẽ kết nối lao động với các đơn vị có liên quan để cung ứng vốn, con giống, thuốc thú y, thức ăn chăn nuôi và bao tiêu sản phẩm. “Các khóa học này hoàn toàn miễn phí”, ông Thắng thông tin.
 |
Giáo viên của trường xuống tư vấn và hướng dẫn cho bà Hường một số kỹ thuật chăn nuôi mới. |
Bên cạnh khóa học về chăn nuôi gà đồi an toàn, Trường Trung cấp nghề miền núi Yên Thế cũng mở các lớp hàn, may mặc, lớp chuyển giao kỹ thuật cho lao động nông thôn như: Kỹ thuật sản xuất vải theo tiêu chuẩn VietGAP; sử dụng an toàn thuốc bảo vệ thực vật...
Các lớp học đều phù hợp với tình hình, lợi thế địa phương và nhu cầu các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất trên địa bàn. Sau khi kết thúc khóa học theo Đề án 1956, 85% học viên có việc làm, số còn lại là thành lập cơ sở sản xuất, chăn nuôi tại nhà.
Nhà trường cũng tăng cường phối hợp với các doanh nghiệp trên địa bàn huyện nhằm hỗ trợ đầu ra cho người lao động sau đào tạo.
Phía UBND huyện tạo điều kiện thuận lợi cho các công ty, cơ sở kinh doanh, HTX duy trì và mở rộng hoạt động, đa dạng ngành nghề, từ đó tạo việc làm cho người lao động.
Những doanh nghiệp này đều phải cam kết sẽ giải quyết việc làm cho người lao động trong một thời gian nhất định sau khi hoàn thành việc đào tạo.
 |
Bà Nguyễn Thị Hồng - Hiệu trưởng trường Trung cấp nghề miền núi Yên Thế. |
Hiệu quả là vậy nhưng bà Nguyễn Thị Hồng, hiệu trưởng nhà trường cho biết, mặc dù được miễn phí nhưng hai năm trở lại đây, các lớp học nghề ngắn hạn vẫn khó thu hút được người lao động.
Bà Hồng lý giải, nguyên nhân là do nhu cầu của người lao động, nhất là đối tượng thanh niên giảm. Phần lớn các em tốt nghiệp THCS đăng ký vào học chương trình 9+. Trong khi đó, người lao động trong độ tuổi 20 - 40 tuổi bỏ ruộng để đi làm công nhân tăng, chỉ một số ít người lao động trong độ tuổi 45 - 60 tuổi ở nhà trồng trọt.
Quang Sơn
" alt="Người phụ nữ nông dân đổi đời sau khóa học nghề"/>
Người phụ nữ nông dân đổi đời sau khóa học nghề