Sở Y tế TP.HCM đã yêu cầu Bệnh viện Nguyễn Tri Phương nghiêm túc rút kinh nghiệm trong công tác trao đổi thông tin với thân nhân người bệnh của ê-kip trực.
"Thông tin phải chính xác, rõ ràng, nhất là khi thông tin về giá các dịch vụ kỹ thuật. Ê-kip trực cần kiên trì thuyết phục người nhà người bệnh an tâm và chấp thuận để người bệnh được tiếp tục điều trị với tinh thần còn nước còn tát", lãnh đạo Sở Y tế nói.
Sở Y tế cũng yêu cầu Ban Giám đốc Bệnh viện Nguyễn Tri Phương bổ sung quy trình xử lý tình huống cho những trường hợp tương tự. Trong đó, khi không thuyết phục được thân nhân người bệnh, trưởng ê-kip trực cần mời hội chẩn lãnh đạo bệnh viện với sự tham gia của bác sĩ chuyên khoa có liên quan và chuyên viên phòng công tác xã hội. Từ đó, có quyết định phù hợp nhất có thể.
Trước đó, ngày 23/10, bệnh nhân N.D.K (47 tuổi) được Bệnh viện Đa khoa Quảng Nam tiếp nhận trong tình trạng hôn mê sâu, nhồi máu cơ tim có ngưng tim ngưng thở ngoại viện.
Bệnh nhân được gia đình chuyển từ Bệnh viện Nguyễn Tri Phương về quê lo hậu sự. Tuy nhiên theo người vợ, trên đường đi, thấy tay chân ông K. cử động nên đã đưa ông đến Bệnh viện Đa khoa Quảng Nam với hy vọng còn nước còn tát. Sau đó, ông K. được tái thông đoạn động mạch vành bị tắc, hồi phục sau 5 ngày điều trị.
Thấy cơ hội, dù trong tay chỉ có 1,5 tỷ đồng, bà Vân quyết định thế chấp căn hộ đang ở, vay thêm 1,5 tỷ đồng ngân hàng để đủ tiền đầu tư mảnh đất này.
Không ngờ, sau khi mua xong, thị trường đất ven đô ngày càng sụt giảm mạnh. Bà nhờ môi giới bán lại nhưng vẫn không có khách hỏi mua. Bà liên tục tăng hoa hồng và nhờ nhiều môi giới cùng bán để nhanh ‘đẩy hàng’ nhưng đến nay vẫn chưa xong.
Dù bán cắt lỗ 300 triệu đồng, nhưng đất vẫn không có người mua. Tiền nợ ngân hàng bà Vân phải trả đều hàng tháng.
Cơn sốt đất làm homestay nghỉ dưỡng qua đi, còn rất nhiều nhà đầu tư cá nhân mắc cạn, bán không nổi, giữ không xong, nợ ngân hàng đầm đìa.
Có phải cứ mua đất nông nghiệp, đất trồng cây lâu năm, trồng cây hàng năm là có thể chuyển đổi được sang đất ở hay có thể chuyển đổi mục đích sử dụng sang kinh doanh homestay nghỉ dưỡng?
Trả lời câu hỏi này của PV VietNamNet, ông Đào Trung Chính, Cục trưởng Cục Quy hoạch và Phát triển Tài nguyên đất (Bộ Tài nguyên và Môi trường) cho biết: Phải có quy hoạch.
“Có quy hoạch đất nông nghiệp sẽ chuyển đổi sang khu đô thị, dân cư. Những trường hợp đó người ta thực hiện dự án. Chứ không phải người ta cho anh tự động muốn chuyển như thế nào thì chuyển. Dự án phải có nhà đầu tư, nhà đầu tư phải có năng lực tài chính, có vốn, có kinh nghiệm. Nhất là phải có giấy phép đăng ký kinh doanh bất động sản. Chứ không phải cứ muốn mua rồi tự chuyển đổi được. Cá nhân nhỏ lẻ lại càng khó chuyển đổi nếu không có quy hoạch”, ông Chính nói.
Mua đất trồng cây lâu năm, hàng năm rồi chờ chuyển đổi mục đích sử dụng sang kinh doanh homestay nghỉ dưỡng lại càng không được, phải theo quy hoạch. Đất sản xuất không thể làm homestay. Ông Đào Trung Chính, Cục trưởng Cục Quy hoạch và Phát triển Tài nguyên đất (Bộ Tài nguyên và Môi trường)Theo vị Cục trưởng, việc mua đi bán lại đất nông nghiệp, đất trồng cây lâu năm, hàng năm rất rủi ro.
Chẳng hạn, trường hợp mảnh đất mua chẳng may thuộc diện Nhà nước thu hồi thì sẽ bồi thường theo sát thị trường, theo giá từng loại đất; trong khi nhà đầu tư phải mua với giá rất cao.
Theo ông Chính, mua đi bán lại, cứ ‘đẩy’ giá vượt quá cả thị trường thì chỉ có thiệt.
“Cơ hội để được chuyển đổi mục đích sử dụng không nhiều. Trừ những đất nông nghiệp là đất vườn, ao trong khu dân cư thì cho người dân tự chuyển mục đích sử dụng. Còn đất trồng cây lâu năm, hàng năm phải có dự án, có quy hoạch. Trong trường hợp mua các loại đất đó mà không sản xuất nông nghiệp, để hoang thì Nhà nước cũng thu hồi.
Mua đất trồng cây lâu năm, hàng năm rồi chờ chuyển đổi mục đích sử dụng sang kinh doanh homestay nghỉ dưỡng lại càng không được, phải theo quy hoạch. Đất sản xuất không thể làm homestay. Nguyên tắc đầu tiên phải có quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất hàng năm của từng địa phương phê duyệt”, ông Chính lưu ý.
Cũng trao đổi với PV VietNamNet,ông Nguyễn Thế Điệp, Phó Chủ tịch Câu lạc bộ Bất động sản Hà Nội cho biết: Thời gian qua có nhiều nhà đầu tư cá nhân đua nhau mua đất trồng cây lâu năm, đất nông nghiệp để chờ chuyển đổi sang đất ở. Người nọ sang tay cho người kia, giá ngày một tăng, tạo sức nóng ở một khu vực nào đó.
Theo ông Điệp, một số người giàu lên từ đất thông qua việc mua bán lướt kiếm lời, nhưng cũng có nhiều người đầu tư theo đám đông, phong trào, hứng chịu giá đất phải mua cao, rồi mắc kẹt khi không chuyển đổi được và không bán được.
“Khi đầu tư thì phải có tiềm lực tài chính, không thể đi vay ngân hàng để đầu tư đất sẽ rất rủi ro. Đồng thời, phải nắm được quy hoạch, am hiểu về các loại đất trước khi quyết định bỏ tiền vào mảnh đất nào, khu vực nào”, ông Điệp khuyến cáo.
Bị cáo Nguyễn Quang Duy |
Đây là vụ án điểm của thị xã Phước Long và tỉnh Bình Phước, được xét xử theo thủ tục rút gọn.
Trước đó, vào chiều 31/7, Duy điều khiển xe máy không đội mũ bảo hiểm, đeo khẩu trang nhưng không che mũi, miệng trên đường ĐT759. Khi đến chốt kiểm soát phòng chống dịch Covid-19 tại phường Phước Bình (thị xã Phước Long) thì dừng xe lại.
Lúc này, anh Nguyễn Vũ Anh (Công an phường Phước Bình) đang làm nhiệm vụ trực chốt tiến đến làm việc. Do không có lý do chính đáng khi ra đường, anh Vũ Anh yêu cầu Duy lại chốt để lập biên bản vi phạm thì người này không chấp hành, có lời lẽ xúc phạm lực lượng chức năng.
Chưa dừng lại, khi anh Vũ Anh nắm lấy tay lái xe máy định dẫn vào chốt thì Duy giằng co, bất ngờ đấm vào mặt anh Anh gây sưng tấy vùng mặt.
Ngay sau đó, lực lượng tại chốt kiểm soát đã khống chế đối tượng bàn giao cho cơ quan công an.
Qua điều tra, ngày 3/8, Cơ quan CSĐT Công an thị xã Phước Long đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và ra lệnh bắt tạm giam đối với Duy.
Mặc dù tại phiên tòa Duy thành khẩn khai báo, tỏ ra ăn năn hối cải nhưng HĐXX nhận định hành vi của bị cáo gây nguy hiểm cho cộng đồng, dùng vũ lực cản trở lực lượng thi hành công vụ kiểm soát phòng, chống dịch bệnh.
Do đó, HĐXX đã tuyên phạt bị cáo Nguyễn Quang Duy 30 tháng tù về tội chống người thi hành công vụ.
Trần Thị Tuyền, 42 tuổi, ở huyện Phú Tân, An Giang thấy chồng bị lập biên bản do vi phạm phòng chống dịch nên lao vào đánh công an.
" alt=""/>Đấm công an tại chốt kiểm dịch, nam thanh niên bị phạt 30 tháng tù