- Hậu vệ người Brazil tỏ ra rất phấn khích khi chứng kiến cảnh Cristiano Ronaldo bị xỏ háng trên sân tập của Real Madrid hôm qua.
Rooney đào tẩu sang Trung Quốc,ểthaoMarcelosướngphátđiênvìđồngđộichơixỏlichj aam lương cao nhất Thế giới- Hậu vệ người Brazil tỏ ra rất phấn khích khi chứng kiến cảnh Cristiano Ronaldo bị xỏ háng trên sân tập của Real Madrid hôm qua.
Rooney đào tẩu sang Trung Quốc,ểthaoMarcelosướngphátđiênvìđồngđộichơixỏlichj aam lương cao nhất Thế giớiTop Công nghiệp 4.0 Việt Nam được tổ chức nhằm đánh giá hiệu quả chuyển đổi số, đổi mới sáng tạo trong các tổ chức, doanh nghiệp. Chương trình được kỳ vọng sẽ thúc đẩy chuyển đổi số tại các địa phương, doanh nghiệp nhằm hướng đến phát triển kinh tế số.
Qua quá trình thẩm định, Ban tổ đã lựa chọn và biểu dương 7 tỉnh/thành phố, 65 doanh nghiệp với 79 sản phẩm, giải pháp số. Trong đó, có 8 doanh nghiệp lọt Top doanh nghiệp 4.0 Việt Nam, 25 đơn vị thuộc Top tổ chức/doanh nghiệp khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo. 32 đơn vị với 79 giải pháp đạt Top doanh nghiệp có sản phẩm số thông minh và giải pháp công nghệ Công nghiệp 4.0.
Một số đơn vị với giải pháp tiêu biểu có thể kể đến là Công ty Cổ phần Công nghệ ITG với giải pháp nhà máy thông minh 3S iFactory nhằm chuyển đổi số lĩnh vực sản xuất, giúp các nhà máy trở nên thông minh hơn. Tập đoàn VNPT với nền tảng lắng nghe và giám sát mạng xã hội VnSocial. Tổng công ty MobiFone với giải pháp đào tạo trực tuyến MobiFone E-learning. Viettel Telecom với ứng dụng truyền hình di động TV360,...
Ngoài ra, ở hạng mục Top địa phương tiêu biểu chủ động thực Cách mạng công nghiệp 4.0 và Chuyển đổi số, có 7 địa phương được vinh danh là thành phố Đà Nẵng, thành phố Bến Tre, tỉnh Quảng Ninh, tỉnh Bắc Giang, thành phố Hải Phòng, tỉnh Thừa Thiên Huế, tỉnh Thái Nguyên.
Theo Ban tổ chức, các doanh nghiệp thuộc Top Công nghiệp 4.0 Việt Nam sẽ là nền móng giúp hiện thực hóa khát vọng xây dựng Việt Nam thành một quốc gia số.
Để hình thành nên một hệ sinh thái nền tảng số Việt Nam đáp ứng cơ bản yêu cầu chuyển đổi số, được sử dụng sâu rộng để tạo hạ tầng mềm phát triển Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số quốc gia và trong từng ngành, lĩnh vực, địa bàn, từ tháng 2/2022, Bộ TT&TT đã ban hành Chương trình thúc đẩy phát triển và sử dụng các nền tảng số quốc gia phục vụ chuyển đổi số, phát triển Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số.
Tại Chương trình này, Bộ TT&TT công bố lần thứ nhất danh mục 35 nền tảng quốc gia phục vụ chuyển đổi số, Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số. Trong đó, có 20 nền tảng do cơ quan nhà nước chủ quản, doanh nghiệp Việt Nam phát triển, làm chủ công nghệ lõi, sử dụng thống nhất trên toàn quốc, phục vụ hoạt động quản lý nhà nước hoặc cung cấp dịch vụ công phục vụ xã hội; và 15 nền tảng số quốc gia do doanh nghiệp làm chủ quản, làm chủ công nghệ lõi, cung cấp dịch vụ phục vụ nhu cầu của cơ quan, doanh nghiệp và xã hội.
Tuy vậy, trong báo cáo đánh giá tình hình chuyển đổi số 6 tháng đầu năm 2023, với vai trò là cơ quan thường trực Ủy ban chuyển đổi số quốc gia, Bộ TT&TT cho biết, một trong những tồn tại thời gian qua chính việc chậm trễ trong triển khai và phổ biến các nền tảng số quốc gia. Đến nay, số lượng nền tảng số quốc gia được triển khai rộng rãi chưa nhiều.
Trên cơ sở thực tiễn phát triển các nền tảng số thời gian qua, Bộ TT&TT mới đây đã có đề xuất bổ sung các nền tảng cảng biển số, thuế điện tử, bảo hiểm xã hội số và cửa khẩu số vào danh mục các nền tảng số quốc gia cần ưu tiên thúc đẩy.
Bộ TT&TT cũng đề xuất rõ các bộ, cơ quan ngang bộ sẽ chủ trì việc thúc đẩy phát triển và sử dụng 4 nền tảng số sẽ được xem xét bổ sung vào danh mục nền tảng số quốc gia. Cụ thể, các cơ quan chủ quan được đề xuất chủ trì nền tảng cảng biển số là Bộ Giao thông vận tải và Bộ Quốc phòng; nền tảng bảo hiểm xã hội số là Bảo hiểm xã hội Việt Nam; 2 nền tảng thuế điện tử và cửa khẩu số là Bộ Tài chính.
Nhiệm vụ thúc đẩy phát triển các nền tảng thuế điện tử, cảng số và bảo hiểm xã hội điện tử trước đó đã được phân công cho các bộ, ngành: Tài chính, Quốc phòng, Giao thông vận tải, Bảo hiểm xã hội Việt Nam, tại kế hoạch hoạt động của Ủy ban quốc gia về chuyển đổi số năm 2023.
Riêng với nền tảng cửa khẩu số, Bộ TT&TT cho biết, qua quản lý, theo dõi, nền tảng này đã được nhiều địa phương có cửa khẩu quan tâm, nghiên cứu áp dụng để phát triển kinh tế số cửa khẩu, tạo động lực phát triển kinh tế số và nâng cao năng lực cạnh tranh của địa phương và của cả quốc gia.
Cũng theo lý giải của Bộ TT&TT, lý do để Bộ đề xuất Bộ Tài chính là cơ quan chủ quản triển khai và thúc đẩy nền tảng cửa khẩu số là bởi nền tảng này cung cấp công cụ quản lý tổng thể và toàn diện hoạt động tại khu vực cửa khẩu. Trong đó, nghiệp vụ cốt lõi được chú trọng trong quá trình phát triển và triển khai là điều phối, quản lý toàn bộ hoạt động xuất nhập khẩu, xuất nhập cảnh tại các cửa khẩu, tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động thông quan hàng hóa qua cửa khẩu.
Chiến lược phát triển hải quan đến năm 2030 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tháng 5/2022 đã đưa ra các mục tiêu đến 2030 là: “100% cảng, cửa khẩu quốc tế trọng điểm được triển khai hệ thống quản lý giám sát hàng hóa tự động, trang bị hệ thống soi chiếu hàng hóa, hành lý, hệ thống giám sát camera và các thiết bị hỗ trợ trong công tác kiểm tra, giám sát hải quan”, “100% các cửa khẩu đường bộ triển khai hệ thống tiếp nhận và xử lý thông tin khai trước về hàng hóa xuất nhập khẩu trước khi phương tiện vận chuyển hàng hóa qua biên giới”.
Đồng thời, Chiến lược cũng quy định “việc kiểm tra thực tế, giám sát hàng hóa, theo dõi quản lý hoạt động nhập khẩu hàng hóa cơ bản được giao cho Chi cục Hải quan cửa khẩu hoặc Chi cục Hải quan quản lý địa bàn nơi doanh nghiệp có cơ sở sản xuất thực hiện”.
Theo Bộ TT&TT, nền tảng số là hệ thống thông tin có một số đặc điểm: Tập hợp phần cứng, phần mềm và cơ sở dữ liệu được thiết lập với chức năng, tính năng chính để phục vụ giao dịch điện tử, bảo đảm tính xác thực, tin cậy trong các giao dịch điện tử; tạo môi trường điện tử cho phép các bên thực hiện giao dịch hoặc cung cấp, sử dụng sản phẩm, dịch vụ hoặc sử dụng để phát triển sản phẩm, dịch vụ; giải quyết các bài toán cụ thể của chuyển đổi số, tạo lập và lưu trữ dữ liệu người dùng, càng có nhiều người sử dụng thì dữ liệu càng nhiều, chi phí càng rẻ, giá trị tạo ra càng lớn; có thể sử dụng ngay, đơn giản, thuận tiện, linh hoạt theo yêu cầu, dễ dàng phổ biến trên diện rộng, các bên tham gia không cần tự đầu tư, quản lý, vận hành, duy trì. |
Cũng theo Phó Giám đốc Sở Y tế tỉnh Quảng Ninh, một số đơn vị rất khó khăn trong việc thu hút nhân lực như Bệnh viện Bảo vệ Sức khỏe Tâm thần, Trung tâm Pháp y Quảng Ninh. Hiện tại, chưa có bác sĩ nào về những đơn vị này làm việc.
Vị lãnh đạo này cũng thông tin mặc dù tỉnh đạt mức 17 bác sĩ/vạn dân, tuy nhiên, sự phân bổ bác sĩ giữa các tuyến không đồng đều. Tính đến ngày 31/1, có 57,5% bác sĩ đang làm việc tại các bệnh viện tuyến tỉnh, 35% bác sĩ làm việc tại các đơn vị y tế tuyến huyện, chỉ có 8% bác sĩ làm việc tại trạm y tế xã. Hiện còn có 30/177 trạm y tế xã chưa có bác sĩ, đặc biệt đối với nhiều xã miền núi, hải đảo.
Số bác sĩ có trình độ sau đại học hiện có 667 người/1.725 bác sĩ (chiếm 47,7%) và phần lớn tập trung tại các đơn vị y tế tuyến tỉnh. Song, các đơn vị này cũng đang thiếu chuyên gia chuyên sâu ở nhiều lĩnh vực.
Trước thực trạng nêu trên, tại Kỳ họp thứ 16, HĐND tỉnh Quảng Ninh khóa 14 đã thông qua Nghị quyết quy định chính sách thu hút bác sĩ về làm việc tại một số đơn vị thuộc tỉnh Quảng Ninh đến năm 2025. Mục tiêu sẽ thu hút được tối thiểu 298 bác sĩ về làm việc.
Các bác sĩ sau khi có quyết định tuyển dụng hoặc tiếp nhận vào làm viên chức sẽ được hưởng chế độ hỗ trợ một lần. Theo đó, mức hỗ trợ thấp nhất là 200 triệu và cao nhất là 750 triệu.
Tiến sĩ y khoa về Quảng Ninh làm việc được nhận 750 triệu đồngTiến sĩ y khoa, bác sĩ chuyên khoa cấp 2 được hỗ trợ 750 triệu đồng khi công tác tại các Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ninh, Bệnh viện Sản nhi Quảng Ninh, Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí, Bệnh viện Đa khoa Bãi Cháy." alt=""/>Vì sao 14 bác sĩ về Quảng Ninh làm việc chưa được nhận tiền hỗ trợ?