Cặp anh em đầu tiên là Vũ Ngọc Minh và Vũ Hồng Anh (quê Hải Phòng).
Đặc biệt, đây cũng là gia đình sở hữu nhiều tấm huy chương Olympic quốc tế nhất khi Vũ Ngọc Minh (cựu học sinh Trường THPT chuyên ĐH Sư phạm Hà Nội) từng 2 năm liền giành được Huy chương Vàng ở các kỳ Olympic Toán học quốc tế.
Cụ thể, trong kỳ thi Olympic Toán quốc tế năm 2001 được tổ chức tại Mỹ, Vũ Ngọc Minh (khi đó học lớp 11) là thành viên duy nhất của đội tuyển Việt Nam giành được Huy chương Vàng.
Một năm sau đó, tại cuộc thi Olympic Toán học quốc tế năm 2002 diễn ra ở Anh, Vũ Ngọc Minh cũng là một trong 3 thí sinh của Việt Nam đạt được Huy chương Vàng và trở thành một trong số ít học sinh Việt Nam có 2 Huy chương Vàng Olympic Toán quốc tế.
Vũ Hồng Anh và Vũ Ngọc Minh |
Em trai của Ngọc Minh là Vũ Hồng Anh (cựu học sinh Trường THPT Chuyên Trần Phú- Hải Phòng) tại cuộc thi Olympic Vật lý quốc tế năm 2009 diễn ra tại Mexico cũng giành được thêm một tấm Huy chương Bạc.
Hiện, Vũ Ngọc Minh đã lập gia đình và sinh sống tại Anh. Còn Vũ Hồng Anh vừa sang Pháp để tiếp tục sự nghiệp học tập của mình.
Mới đây, một gia đình và cũng là một cặp anh em nữa ở Việt Nam làm được điều tương tự sau khi kết thúc kỳ thi Olympic Hóa học quốc tế 2017 vừa diễn ra tại Thái Lan. Đó là anh em Phạm Anh Tuấn và Phạm Đức Anh (Hà Nội).
Phạm Đức Anh (lớp 11 Trường THPT Chuyên Khoa học Tự nhiên, ĐH Quốc gia Hà Nội) vừa là 1 trong 3 học sinh của Việt Nam có Huy chương Vàng năm 2017 với 89,46/100 điểm và xếp thứ 21 trên tổng số 279 thí sinh của 76 quốc gia và vùng lãnh thổ tham dự.
Hai anh em Phạm Đức Anh và Phạm Anh Tuấn (từ trái sang) là cặp anh em đầu tiên của Việt Nam giành được huy chương tại các kỳ Olympic Hóa học quốc tế. Ảnh: Thanh Hùng. |
Cách đây đúng 9 năm, anh trai của Phạm Đức Anh là Phạm Anh Tuấn cũng chính là một trong các thành viên của đội tuyển Việt Nam tham dự kỳ thi Olympic Hóa học quốc tế năm 2008 diễn ra tại Hungary. Năm đó, Phạm Anh Tuấn giành được Huy chương Đồng.
Phạm Anh Tuấn hiện là bác sĩ nội trú Tai - Mũi - Họng của Trường ĐH Y Hà Nội.
Trước mắt, Đức Anh sẽ tiếp tục hoàn thành chặng đường THPT và nuôi quyết tâm có thêm huy chương ở năm học lớp 12. Xa hơn sẽ đinh hướng vào ngành y tiếp nối truyền thống của gia đình khi mẹ là Trưởng khoa Dược của Bệnh viện Da liễu Trung ương.
Với thành tích này, đây cũng là gia đình đầu tiên ở Việt Nam mà 2 anh em đều giành được huy chương tại các cuộc thi Olympic Hóa học quốc tế.
Học Hóa “siêu”, Đức Anh nói bí quyết đơn giản là nỗ lực không ngừng nghỉ và luôn hướng về phía trước.
Trong mắt anh Tuấn, Đức Anh là một người em ngoan và hết sức chăm chỉ, cần cù, chịu khó trong học tập.
Ngoài ra, điều anh Tuấn ấn tượng về cậu em của mình là luôn hướng tới mục tiêu cao nhất là sẽ mở rộng kiến thức và thuần thục tất cả mọi kiến thức.
Người mẹ của 2 cậu con trai nhận thấy có một điểm chung và cũng khiến chị luôn yên tâm nhất đó là trong quá trình học thì 2 anh em đều rất nghiêm túc và đặc biệt tự giác, hiếm khi để bố mẹ phải nhắc nhở việc học.
Gia đình anh Nguyễn Thế Trung (người mặc áo trắng, đứng bên phải) và Nguyễn Trung Tú |
Cặp anh em thứ 2 cũng quê Hải Phòng là Nguyễn Thế Trung và Nguyễn Trung Tú. Cả 2 anh em đều là cựu học sinh của Trường THPT Chuyên Khoa học Tự nhiên – ĐH Quốc gia Hà Nội và đều giành được Huy chương Bạc tại kỳ thi Olympic Toán học quốc tế.
Cụ thể, Nguyễn Thế Trung giành được Huy chương Bạc trong kỳ thi Olympic Toán học quốc tế năm 1995 được tổ chức tại Canada.
4 năm sau, em trai của Nguyễn Thế Trung là Nguyễn Trung Tú cũng giành được huy chương Bạc tại kỳ thi Olympic Toán học quốc tế năm 1999 diễn ra tại Rumani.
Hiện, Nguyễn Thế Trung là Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc một công ty chuyên cung cấp các giải pháp và dịch vụ công nghệ thông tin – viễn thông khép kín và toàn diện trên toàn thế giới. Ngoài ra, anh cũng hiện là Chủ tịch HĐQT của Học viện STEM.
Còn Nguyễn Trung Tú làm hiện hiện sinh sống và nghiên cứu tính toán về rủi ro cho một quỹ đầu tư ở Pháp.
Ngoài ra, nếu tính trong gia đình, cậu (em ruột của mẹ) của cặp đôi anh em này là Lê Như Dương cũng là thành viên của đội tuyển Olympic Toán học quốc tế năm 1978 tại Rumani và giành được huy chương Đồng năm đó. Lê Như Dương hiện công tác tại một ngân hàng thương mại trong nước.
Một cặp anh em khác cũng quê Hải Phòng và đều cùng là cựu học sinh của Trường THPT Chuyên Khoa học Tự nhiên – ĐH Quốc gia Hà Nội là Cao Vũ Dân và Cao Vũ Nhân.
Cao Vũ Dân là một trong số các thành viên của đội tuyển Việt Nam tham dự kỳ thi Olympic Toán học quốc tế năm 2000 tổ chức tại Hàn Quốc và giành được Huy chương Bạc.
3 năm sau, em trai của Dân là Cao Vũ Nhân đã giành được huy chương Vàng Olympic Vật lý Châu Á năm 2003 diễn ra tại Thái Lan.
Cao Vũ Dân đang làm Assistant Professor tại Khoa Kinh tế, Đại học Georgetown, Washington DC, Mỹ.
Cặp đôi nữa là Phạm Trần Quân (sinh năm 1981) và Phạm Trần Đức (sinh năm 1985), đều cùng là cựu học sinh của Trường THPT Chuyên Khoa học Tự nhiên – ĐH Quốc gia Hà Nội và cũng đến từ Hà Nội.
Tại kỳ thi Olympic Toán học quốc tế năm 1999 diễn ra tại Rumani, Phạm Trần Quân giành được huy chương Bạc.
4 năm sau, em trai của Quân là Phạm Trần Đức giành được huy chương Đồng tại kỳ thi Olympic Tin học quốc tế năm 2003 được tổ chức tại Mỹ.
Nếu tính rộng ra cả những cặp anh em họ hàng thì Hà Huy Minh và Hà Huy Tài là cặp anh em con chú con bác cùng giành được những tấm huy chương Olympic Toán học quốc tế.
Tại kỳ thi Olympic Toán học quốc tế năm 1989 diễn ra tại Đức, Hà Huy Minh (khi đó là học sinh Trường THPT chuyên Khoa học Tự nhiên – ĐH Quốc gia Hà Nội) đã giành được huy chương Đồng.
2 năm sau, Hà Huy Tài (cũng là cựu học sinh của Trường THPT chuyên Khoa học Tự nhiên – ĐH Quốc gia Hà Nội) cũng giành được huy chương Bạc tại kỳ thi Olympic Toán học quốc tế năm 1991 diễn ra tại Thụy Điển.
Thanh Hùng
" alt=""/>Những gia đình có cả 2 anh em đều giành được huy chương Olympic quốc tếĐể phát triển doanh nghiệp trong giai đoạn tiếp theo, đại diện Forrester đưa ra khái niệm công nghệ thích ứng tương lai (Future Fit Technology). Trong đó nêu bật các yếu tố thích ứng, sáng tạo, linh hoạt.
Một ví dụ về tính thích ứng, như Standard Chartered đã tạo ra một nền tảng ngân hàng để giúp các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Indonesia lên thương mại điện tử. Hay câu chuyện của Ngân hàng Khối Thịnh vượng chung đã phối hợp với nhiều đối tác để thành lập một quỹ với mục tiêu cho ra đời 25 doanh nghiệp khác nhau trong vòng 4 năm, nhằm gia tăng tính sáng tạo. Trong khi đó, Adidas đã sản xuất và bán khẩu trang trong đại dịch, như một kiểu thích ứng với thời cuộc.
Về công nghệ, các doanh nghiệp nên chú trọng sử dụng nền tảng (platform), tăng cường hành động và hợp tác với đối tác. Cụ thể, nên tối ưu hoá các khoản đầu tư bằng cách tận dụng điện toán đám mây và tự động hoá. Tăng cường hành động để đưa sản phẩm vào cuộc sống hơn là các bản kế hoạch. Đồng thời tìm kiếm đối tác nhằm gia tăng tính sáng tạo chung.
Những lời khuyên từ công ty nghiên cứu thị trường thực tế đã được các doanh nghiệp lớn tại Việt Nam ứng dụng hiệu quả. Đơn cử, ông Vũ Anh Tú, Giám đốc Công nghệ Tập đoàn FPT, cho hay trong 3 năm tới, FPT sẽ đầu tư ít nhất 300 tỷ đồng cho trí tuệ nhân tạo; 2.300 tỷ đồng cho công nghệ điện toán đám mây; và đầu tư hàng trăm tỷ cho công nghệ tự động hoá và vạn vật kết nối.
Trước mắt, FPT tiếp tục ứng dụng những công nghệ mũi nhọn: AI, Blockchain, đám mây, dữ liệu lớn, tự động hoá, IoT nhằm tạo một hệ sinh thái sản phẩm và dịch vụ phong phú. Hiện nay, các sản phẩm của công ty như FPT.AI, Akachain, FPT Cloud, FPT.CDP, AkaBot, AkaVerse, Base đã đủ phục vụ 24 giờ trong ngày của rất nhiều người.
“Mọi dòng code tại FPT được viết với mục đích mang lại cho người dùng 24 giờ hiệu quả nhất và thú vị nhất”, ông Tú phát biểu.
Cụ thể, trong lĩnh vực y tế, công ty phối hợp với 300 cơ sở y tế, xây dựng hệ thống lõi để phục vụ các công việc khám chữa bệnh hàng ngày. Chưa kể chuỗi 1.000 nhà thuốc Long Châu cung cấp các loại dược phẩm phục vụ đa dạng mục đích người dùng.
Về giáo dục, các nền tảng FUNIX, VioEdu, EduNext đang phục vụ nhu cầu học tập mọi nơi, và cả cho nhu cầu tự học, học cộng đồng. Ngoài ra, nền tảng meduverse ứng dụng metaverse cũng đã được triển khai để nâng cao trải nghiệm cho người học.
Đối với doanh nghiệp, công nghệ của FPT kết hợp với Base.vn cung cấp các dịch vụ như Hợp đồng thông minh dựa trên công nghệ chuỗi khối; Hợp đồng điện tử, Chữ ký số; eKYC. Hơn 2 triệu người đã sử dụng chữ ký điện tử FPT và hơn 1,5 triệu hợp đồng số đã được ký kết bằng giải pháp của FPT.
Tập đoàn này cũng ứng dụng công nghệ trong công việc mua sắm hàng ngày của người dân. Chẳng hạn, mô hình đi chợ kiểu mới của FPT - Sendo Farm đang áp dụng tại Hà Nội và TP.HCM đã phục vụ 500.000 bữa ăn của hàng trăm nghìn khách hàng.
Trong bài phát biểu của mình, cả phía FPT lẫn Forrester đều đồng quan điểm mang lại lợi ích cho khách hàng là yếu tố sống còn của doanh nghiệp, cả hiện tại lẫn tương lai.
" alt=""/>3 yếu tố sống còn để doanh nghiệp tồn tại trong bối cảnh mới