Nhập viện Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí (Quảng Ninh),áthiệnkhốisỏithậnkíchthướclớnsauvàingàyđauthắtlưbang xep hang c1 bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân có khối sỏi lớn trong thận.
Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Như Trung, Khoa Ngoại thận - Tiết niệu của bệnh viện, cho biết việc phẫu thuật lấy sỏi rất khó khăn bởi khối sỏi có kích thước lớn và xù xì nhiều ngạnh. "Chỉ cần 1 sơ suất nhỏ có thể khiến cho người bệnh bị chảy máu, thậm chí phải cắt bỏ thận", bác sĩ Trung cho biết.
Ca phẫu thuật diễn ra trong gần 2 giờ đồng hồ, khối sỏi san hô lớn, kích thước 5x7cm, được lấy ra khỏi thận của người bệnh.
Sỏi thậnlà bệnh lý thường gặp ở đường tiết niệu. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.
Một viên sỏi thận thường không gây ra triệu chứng cho đến khi nó di chuyển bên trong thận hoặc đi vào ống niệu quản xuống bàng quang.
Dấu hiệu điển hình nhất là cơn đau quặn thận, đau dữ dội theo từng cơn ở hai bên hố thắt lưng ngay dưới xương sườn sau đó lan đến vùng bụng dưới và háng. Đau khiến người bệnh không thể ngồi yên hoặc tìm thấy một tư thế nào thoải mái. Nếu sỏi nhỏ hoặc nằm ở trong bể thận thường gây đau âm ỉ.
Bệnh nhân cũng có thể đi tiểu ra máu, do sỏi cọ xát gây chảy máu, nước tiểu hồng như màu nước rửa thịt, ít khi có máu cục. Bệnh nhân cũng có thể tiểu buốt, tiểu rắt, nước tiểu đục, có màu sắc bất thường, sốt cao, ớn lạnh, buồn nôn, nôn.
Nguyên nhân gây ra bệnh sỏi thận khá đa dạng, như nước tiểu bị cô đặc, cơ thể bị thiếu nước, mất nước do bệnh lý tiêu chảy hoặc do đổ nhiều mồ hôi khiến các khoáng chất dễ kết dính tạo sỏi.
Thói quen nhịn tiểu, lười vận động hay chế độ ăn chưa khoa học, ăn quá nhiều đạm động vật, muối, đường,… làm tăng nồng độ canxi và acid uric trong nước tiểu, cũng có thể dẫn đến sỏi thận.
Mắc kèm các bệnh lý như nhiễm trùng đường tiết niệu, bệnh dạ dày, viêm ruột, bệnh gout, loãng xương, đái tháo đường, tăng huyết áp, cường giáp hay do ảnh hưởng tác dụng phụ của các thuốc điều trị khác như thuốc tăng huyết áp, tiểu đường, kháng acid,… cũng gây sỏi thận.
Các bác sĩ khuyến cáo người dân cần thường xuyên kiểm tra sức khỏe định kỳ. Khi bị đau vùng thắt lưng hoặc tiểu tiện ra máu, tiểu buốt người bệnh nên đến bệnh viện để kiểm tra, không tự ý dùng thuốc tại nhà.
Phương pháp phát hiện sỏi đường tiết niệulà siêu âm thận, chụp X-quang ổ bụng. Khi phát hiện ở giai đoạn sớm sẽ giúp các bác sĩ có hướng điều trị tốt nhất. Nếu để quá lâu, sỏi sẽ tàn phá, làm mất chức năng thận, gây ra những đợt nhiễm trùng thận tái đi tái lại, đôi khi nhiễm trùng nặng có thể gây nguy hiểm tính mạng.
Suy gan, thận cấp, phải thở máy vì vết đốt nhỏ ở vùng nhạy cảmNgười đàn ông 36 tuổi sốt, mỏi người, tự uống thuốc nhưng không đỡ. Đến lúc sốt cao liên tục, khó thở, anh đi cấp cứu, phải thở máy vì suy gan, thận cấp do bị mò đốt.