Vũ Đức Thịnh, học sinh lớp 12, Trường THPT C Hải Hậu (huyện Hải Hậu, Nam Định) ấn tượng người lạ bởi nét khôi ngô, dáng người nhanh nhẹn và tháo vát, đặc biệt là đôi mắt sáng ngời thông minh.
Trong gia đình năm chị em, Thịnh là út và là con trai duy nhất của một gia đình khá giả. Dù vậy, Thịnh không được nuông chiều như các “cô chiêu cậu ấm" mà vẫn thường xuyên làm việc nhà như nấu cơm, rửa bát, dọn nhà giúp bố mẹ.
Ngay từ khi còn nhỏ, Thịnh đã thể hiện sự đam mê sáng chế. Chị Lê Thị Lan - mẹ Thịnh kể: Ở nhà, mỗi khi bố mẹ và các chị đi vắng, Thịnh thường mang đèn pin, ác qui, đồng hồ tháo ra nghịch rồi lắp đặt lại như cũ. Có những lần lắp đặt không đúng, đèn pin hỏng, Thịnh bị bố mẹ mắng sợ quá mà phát khóc. Nhưng với bản tính ham tìm tòi, Thịnh đã đi xin đồ hỏng từ hàng xóm về rồi học cách lắp đặt và sửa chữa.
Dần dần, việc sửa chữa các đồ gia dụng trong gia đình trở thành “nghề phụ” của Thịnh. “Ở nhà, quạt, nồi cơm hay đồ điện hỏng đều do tay Thịnh làm hết, chưa bao giờ tôi phải mang đồ điện hỏng ra tiệm sửa bao giờ”, chị Lan cho biết.
Với đam mê sáng chế từ nhỏ cùng với ấn tượng từ chiếc siêu xe trên những bộ phim Holywood, đầu năm lớp 11, Thịnh nảy sinh ý tưởng thiết kế chiếc xe Dark Night. Sau hai tháng chuẩn bị các điều kiện cần thiết, đến tháng 5/2013, Thịnh mới bắt tay vào thực hiện. Tuy nhiên, ý tưởng của Thịnh bị bố mẹ nhất quyết phản đối vì “Cô và gia đình muốn em tập trung vào học tập vì năm tới em thi đại học rồi”.
Mua đồng nát, sáng chế xe
Sau hai tháng vất vả, Thịnh đã chế tạo ra chiếc xe Dark Night motor từ đồng nát
Không được sự ủng hộ từ cha mẹ, Thịnh tìm cách “thuyết phục” chị gái để xin hỗ trợ chi phí. Số còn lại, Thịnh lấy tiền tiết kiệm từ những bữa ăn sáng và tiền lì xì của mình. Do kinh phí ít, các nguyên vật liệu Thịnh dùng để chế tạo xe hầu hết đều được mua từ món đồ cũ của cô bán đồng nát gần nhà.
Chuẩn bị vật liệu đầy đủ, Thịnh tìm đến xưởng cơ khí nằm ở xã Hải Cường cách nhà 5km để xin chế tạo. Hàng ngày, ngoài thời gian đi học, Thịnh cố gắng hòan thành việc được giao ở nhà rồi xin phép bố mẹ đi chơi nhà bạn để … xuống xưởng sáng chế.
Thịnh chia sẻ về khó khăn của mình: “Lúc đầu em không nghĩ nó rắc rối nhưng khi bắt tay vào làm gặp rất nhiều khó khăn vì máy móc chưa biết sử dụng, gia công không được chính xác. Làm xong em lại có ý tưởng khác vì nghĩ sẽ cho mẫu đẹp hơn nên gỡ ra làm lại. Nhưng vì mẫu mới nằm ngoài khả năng của mình nên em phải quay lại ý tưởng cũ. Số lần tháo ra làm lại cũng phải gần năm chục lần”.
Sau hai tháng vất vả chế tạo, đến tháng 7, chiếc xe được hoàn thiện với tổng chi phí là hơn 5 triệu đồng. Xe Dark Night của Thịnh được thiết kế với thân xe nhỏ gọn, thiết kế khá ngầu. Kích thước tổng thể của xe lần lượt là dài 1.300 mm, rộng 300 mm và cao 700 mm, khoảng cách gầm xe 200 mm. Phuộc trước của xe tự chế tạo, phuộc sau lò xo được lấy từ xe địa hình. Bình xăng tự chế dung tích 2,5 lít. Hệ thống phanh xe không sử dụng phanh chân, mà chuyển sang phanh tay, loại phanh đùm.
Nhìn chiếc xe do chính tay con mình sáng chế, chị Lan phấn khởi nói: “Lúc đầu, Thịnh mang xe về, tôi không tin là cháu lại có thể sáng chế ra chiếc xe như thế. Tôi cũng không cho phép cháu làm vì muốn tập trung vào học tập để sang năm thi ĐH. Dù sao, chiếc xe thành công cũng là tự tay cháu làm, gia đình rất vui và ủng hộ cháu cất làm kỷ niệm tuổi trẻ của mình”.
Nói về mơ ước của mình, Thịnh cho biết: “Niềm đam mê với ngành Cơ khí và quá trình thiết kế xe sẽ giúp em có thêm động lực thi đỗ Trường ĐH Bách khoa Hà Nội”.
Hạ Du
" alt="Học sinh lớp 12 chế xe máy từ đồng nát" width="90" height="59"/>
Ông cho biết trong một cuộc phỏng vấn với tờ Le Parisien rằng tất cả trường học của Pháp sẽ buộc phải tổ chức các câu lạc bộ bài tập về nhà sau giờ học. Những câu lạc bộ này được điều hành bởi các giáo viên thực tập hoặc giáo viên về hưu, sinh viên đại học. Ông muốn đảm bảo rằng, khi học sinh về đến nhà, tất cả bài tập đã được giải quyết xong.
Bộ trưởng Giáo dục Pháp tin rằng bài tập về làm gia tăng khoảng cách giàu nghèo trong xã hội nước này. "Những đứa trẻ có một chiếc bàn học trong một căn phòng yên tĩnh, với những ông bố bà mẹ có đủ thời gian, đủ sự kiên trì và kiến thức để giúp chúng hiểu về tỷ lệ lượng giác hay các khái niệm tương tự, sẽ có lợi thế hơn trong hệ thống này" - ông Blanquer cho hay. Trong khi những đứa trẻ buộc phải vật lộn với kiến thức về phân số trên chiếc bàn bếp khi bố mẹ chúng vẫn đang làm ca thì ngược lại.
"Bài tập về nhà là quan trọng" - ông nói. "Chúng ta cần phải rèn luyện, cần phải học mọi thứ. Nhưng đồng thời nó cũng có thể làm gia tăng sự bất bình đẳng giữa các gia đình, bởi vì hoàn cảnh của các em không phải lúc nào cũng giống nhau, và việc làm bài tập về nhà vào tối Chủ nhật sẽ khiến không khí gia đình căng thẳng".
Các câu lạc bộ bài tập về nhà đã tồn tại ở một số trường của Pháp, nhưng đây sẽ là việc bắt buộc với tất cả trường cấp 2 bắt đầu từ tháng 9 tới, vào khoảng từ 4 giờ tới 6 giờ chiều, như Bộ trưởng Giáo dục Pháp cho biết.
Kế hoạch này sau đó sẽ được mở rộng tới các trường tiểu học.
Học sinh không bị bắt buộc tham gia câu lạc bộ bài tập về nhà, nhưng sẽ được khuyến khích làm như vậy. Giáo viên sẽ được trả thêm lương làm ngoài giờ để quản lý các câu lạc bộ. Tuy nhiên, cũng có thể các trường sẽ phải kêu gọi sinh viên và những người trẻ làm tình nguyện công việc này. "Tôi kêu gọi tất cả sinh viên và những cử nhân trẻ tham gia" - ông Blanquer nói.
Trong khi đó, các công đoàn giáo viên lo ngại rằng những người không đủ năng lực sẽ tham gia điều hành câu lạc bộ.
Ông Blanquer cũng thông báo kế hoạch khuyến khích đưa âm nhạc vào trong hệ thống giáo dục - nơi mà từ trước tới giờ chỉ tập trung vào các môn học thuật. Ông cho biết, ông muốn tất cả các trường đều có một dàn hợp xướng, biểu diễn với dàn nhạc của trường vào ngày đầu tiên của năm học "để cho thấy rằng đó là một ngày không cần phải lo lắng, mà rất vui vẻ và tự tin".
Ông Blanquer cũng đưa ra các biện pháp nhằm cải thiện kết quả học tập của học sinh Pháp - thường được đánh giá ở mức trung bình trên thế giới, trong đó có việc cắt giảm kỳ nghỉ hè 2 tháng xuống còn 7 tuần và bắt buộc học sinh không đạt yêu cầu phải học lại năm đó.
Nguyễn Thảo(Theo The Times)
" alt="Học sinh Pháp sắp được bỏ bài tập về nhà" width="90" height="59"/>