Kinh doanh

Châu Nhuận Phát bị đánh chảy máu đầu trên phim trường

字号+ 作者:NEWS 来源:Thế giới 2025-01-16 17:39:51 我要评论(0)

Sina đưa tin, tài tử gạo cội Châu Nhuận Phát mới đây gặp sự cố nghiêm trọng trong quá trình đóng phi giá vàng 9999 hom naygiá vàng 9999 hom nay、、

Sina đưa tin,âuNhuậnPhátbịđánhchảymáuđầutrênphimtrườgiá vàng 9999 hom nay tài tử gạo cội Châu Nhuận Phát mới đây gặp sự cố nghiêm trọng trong quá trình đóng phim “Tháng năm nghiệt ngã”.

{ keywords}
Châu Nhuận Phát bị thương khi đang thực hiện một cảnh quay.

Cụ thể, khi đang quay cảnh nhân vật của Châu Nhuận Phát bị đuổi đánh do trốn nợ, bạn diễn đã vô tình đánh mạnh vào vùng đầu nam diễn viên. Sự cố ngoài ý muốn khiến ông choáng váng, đầu bê bết máu. Thay vì xin dừng cảnh diễn, Châu Nhuận Phát vẫn cố gắng tiếp tục hoàn thành cảnh quay. Chỉ khi đạo diễn hô cắt, nam diễn viên mới ôm đầu đi tìm ghế ngồi nghỉ ngơi. 

{ keywords}
Vợ Châu Nhuận Phát chăm sóc chồng và nhanh chóng đưa ông đến bệnh viện khâu vết thương.

Trần Oải Liên – vợ của tài tử thời điểm đó cũng có mặt tại hiện trường. Bà tỏ ra lo lắng, nhanh chóng cùng nhân viên hậu đài băng bó đưa chồng vào bệnh viện. Dù thương tích không nhẹ nhưng Châu Nhuận Phát tỏ ra bình tĩnh, ông trấn an vợ và cả ê kíp hãy yên tâm vì vết thương không lớn.

Tại bệnh viện, Châu Nhuận Phát được chỉ định khâu 5 mũi và đến bệnh viện hàng ngày để vệ sinh vết thương. Nam diễn viên sau đó đã quay trở lại phim trường để tiếp tục thực hiện các cảnh quay theo kế hoạch ban đầu.

“Ở giới làm phim, diễn viên lão làng chuyên nghiệp được như thế tại Trung Quốc chỉ còn đếm trên đầu ngón tay”, đạo diễn Phan Diệu Minh bày tỏ.

{ keywords}
Sở hữu gia tài bạc tỷ, Châu Nhuận Phát vẫn nổi tiếng với lối sống vô cùng giản dị. Ông dự định quyên góp hết khối tài sản trị giá gần 6 tỷ đô la Hong Kong khi qua đời. 

Châu Nhuận Phát là nam diễn viên nổi tiếng của điện ảnh và truyền hình Hong Kong thập niên 1980-90. Tên tuổi của ông gắn liền với những bộ phim kinh điển trên màn ảnh Hoa ngữ như: Bến Thượng Hải, Tiếu ngạo giang hồ, Thần bài, Bản sắc anh hùng... Tài tử cũng là một trong những nghệ sĩ Châu Á hiếm hoi vươn mình đến kinh đô điện ảnh Hollywood.

Ngoài những thành tựu trong nghề nghiệp, Châu Nhuận Phát còn khiến nhiều người nể phục bởi lối sống giản dị, không phô trương. Nam diễn viên hiện sở hữu khối tài sản mơ ước lên đến 5,6 tỷ đô la Hong Kong (tương đương 714 triệu USD). Do vợ chồng không có con nên cả hai quyết định từ thiện toàn bộ gia sản.

“Tài sản của tôi nhưng không thể mãi mãi là của tôi. Đến một ngày chết đi, tôi không thể mang theo tài sản. Vì thế, vợ chồng tôi muốn để lại tài sản cho người khác”, Châu Nhuân Phát nói.

Tuấn Chiêu

Tiêu 100USD/tháng, Châu Nhuận Phát dành 714 triệu USD làm từ thiện

Tiêu 100USD/tháng, Châu Nhuận Phát dành 714 triệu USD làm từ thiện

Ngôi sao điện ảnh Hong Kong mới đây chia sẻ dự định dùng toàn bộ tài sản hơn 714 triệu USD để làm từ thiện khiến nhiều người ngưỡng mộ.

1.本站遵循行业规范,任何转载的稿件都会明确标注作者和来源;2.本站的原创文章,请转载时务必注明文章作者和来源,不尊重原创的行为我们将追究责任;3.作者投稿可能会经我们编辑修改或补充。

相关文章
网友点评
精彩导读
Có mặt tại khu nhà G6A – Khu tập thể Thành Công, sau khoảng 30 năm sử dụng, tòa nhà đã xuống cấp trầm trọng. Phần tiếp giáp giữa các đơn nguyên của tòa nhà càng ngày càng tách xa nhau.

Mặc dù UBND phường đã treo thông báo công khai tại khu nhà, vận động, tuyên truyền để người dân tự giác tháo dỡ phần cơi nới vi phạm nhưng vì lí do nguy hiểm cho công trình nên nhiều người dân vẫn chưa biết nên tháo dỡ như thế nào.

{keywords}

Bảng thông báo được treo lên tại các cửa ra vào đơn nguyên 1 và 2 khu tập thể Thành Công từ đầu năm 2017.

Khu nhà G6A tập thể Thành Công nằm trên mặt đường Nguyên Hồng (phường Thành Công, Ba Đình, Hà Nội) được đưa vào sử dụng từ năm 1987. Toàn bộ khu tập thể hiện xuống cấp trầm trọng, mức độ nguy hiểm báo động ở cấp độ D. UBND phường Thành Công đã phải gắn biển thông báo ở đơn nguyên 1 và 2, yêu cầu các hộ dân không cơi nới trái phép và chủ động tháo dỡ các phần đã cơi nới để bảo đảm khả năng chịu lực của tòa nhà.

Có mặt tại khu nhà G6A – Khu tập thể Thành Công, theo quan sát của PV Báo điện tử Infonet, sau khoảng 30 năm sử dụng, tòa nhà đã xuống cấp trầm trọng. Phần tiếp giáp giữa các đơn nguyên của tòa nhà càng ngày càng tách xa nhau.

{keywords}

Tập thể Thành Công xuống cấp nghiêm trọng, cơ quan chức năng đã xếp loại công trình nguy hiểm cấp cao nhất (cấp độ D) và phải di dời người dân khẩn cấp.

 

{keywords}

 

Hai đơn nguyên tách rời, cách nhau hàng chục cen-ti-met.

 

{keywords}

 

Theo ông Chi (cư dân khu nhà G6A, tập thể Thành Công), từ năm 1987 khi người dân chuyển đến khe nứt này đã tồn tại. Ông Chi cho rằng để tiết kiệm chi phí đào móng, chủ đầu tư đã xây chung cư dựa trên 2 nền móng không bằng phẳng nên đã tạo ra khe hở ngay từ đầu.

Tòa nhà cao 5 tầng, các bức tường bị rạn nứt và bị lún nghiêm trọng. Phần tiếp giáp giữa các phòng cũng xuất hiện vết nứt khá lớn, một số người dân đã gia cố bằng cách trám xi măng.

Đặc biệt tại khu vực cửa số 2 của tòa nhà, phần nóc tầng 1 đã bị bong tróc bê tông, để lộ ra những khung sắt hoen rỉ. Phía trong, các bức tường bong tróc nham nhở.

{keywords}

Các mảng tường bị bong tróc nham nhở, trơ cả gạch.

Theo ghi nhận của PV, hầu như các hộ dân tại khu nhà G6A tập thể Thành Công đều đồng tình với chủ trương của thành phố về việc cần phải xây dựng lại các nhà chung cư cũ xuống cấp bởi họ ý thức được mức độ nguy hiểm của tòa nhà mình đang ở.

Nhiều người dân sinh sống tại khu nhà cho biết, họ đã động viên các hộ gia đình tháo dỡ phần cơi nới để giảm áp lực cho tòa nhà. Tuy nhiên, theo ý kiến của cư dân, việc để các hộ tự giác tháo dỡ phần "chuồng cọp" rất nguy hiểm, cần có biện pháp đảm bảo an toàn con người và cả công trình.

{keywords}

Hệ thống "chuồng cọp" - phần không gian cơi nới dày đặc ảnh hưởng lớn đến khả năng chịu lực của toàn khu nhà.

Anh Tuấn (cư dân khu nhà G6A tập thể Thành Công) cho biết: “Bản thân tôi cũng như nhiều người ý thức được mức độ nguy hiểm của khu nhà và cả những phần cơi nới. Tuy nhiên, không gian cơi nới thêm đã được xây dựng từ rất lâu, ăn chặt vào cốt nhà, vì thế bảo người dân tự tháo dỡ là rất khó”.

Cùng quan điểm với anh Tuấn, bà Nguyễn Trúc Loan (cư dân khu nhà G6A) chia sẻ: “Gia đình chúng tôi sinh sống ở đây đã hơn 20 năm, phần không gian cơi nới cũng tồn tại với thời gian tương tự. Với những phần cơi nới mới làm chỉ bằng sắt thép thì không sao chứ những không gian mở rộng có từ lâu, gắn với nhà rồi thì tháo dỡ ra rất nguy hiểm, có thể ảnh hưởng tới cả căn hộ. Bây giờ người dân cũng ý thức được nhưng vấn đề là tháo dỡ như thế nào”.

{keywords}

Những phần cơi nới bằng thép và diện tích nhỏ có thể dễ dàng tháo dỡ.

 

{keywords}

 

Nhưng việc tháo dỡ những khối không gian cơi nới có diện tích lớn hơn đã tồn tại hàng chục năm sẽ rất khó khăn và có thể gây nguy hiểm cho cả tòa nhà.

Bà Nguyễn Minh Tâm (Tổ trưởng tổ dân phố ) cho biết, tấm bảng thông báo công khai vận động người dân đã được treo từ đầu năm 2017. Theo đó, người dân cũng biết và ủng hộ chủ trương của chính quyền. Trước đó, UBND Phường Thành Công đã có cuộc họp với 49 hộ dân sinh sống tại khu nhà G6A để thông báo về mức độ nguy hiểm của khu nhà, việc di dời dân cư, đồng thời vận động người dân chủ động tháo dỡ phần cơi nới.

{keywords}
{keywords}

Bảng thông báo đã được treo lên tại 2 cửa ra vào của đơn nguyên 1 và 2 khu nhà G6A từ đầu năm 2017.

"Việc tạm cư cho người dân bố trí tại các quỹ nhà gồm: Lô E Khu đô thị (KĐT) Yên Hòa (quận Cầu Giấy), nhà A1 - A2 - X2 Phú Thượng (quận Tây Hồ), nhà CT1 KĐT thành phố Giao Lưu (quận Bắc Từ Liêm). Chính quyền các phường có nhà nguy hiểm đã tổ chức đưa người dân đi tham quan các địa điểm tạm cư và lắng nghe tâm tư nguyện vọng của người dân. Trong số đó, chỉ có một số ít trên tổng số 49 hộ dân nhà G6A Thành Công đồng ý nhận phương án tạm cư. Tuy nhiên, đến nay tất cả những người dân đã đồng ý phương án tạm cư cũng như chưa đồng ý vẫn đang sinh sống bình thường tại các khu nhà tập thể nguy hiểm này bởi vì đa phần người dân đều hoang mang không biết đi thì khi nào được về, hay không có cơ hội để về" – bà Tâm cho biết.

Bà Tâm cũng bày tỏ băn khoăn của hầu hết các hộ dân về việc tháo dỡ phần "chuồng cọp" theo thông báo của UBND phường Thành Công: “Cả nhà và phần cơi nới là một khối từ lâu rồi, nếu bây giờ bỏ đi thì cả căn nhà sẽ như thế nào? Chúng tôi ủng hộ việc này, tuy nhiên bảo người dân tự tháo thì chúng tôi chẳng biết phải làm như thế nào? Để nguyên có thể không sao nhưng tháo phần cơi nới ra có thể sẽ nguy hiểm do nhà cũng đã xuống cấp lâu rồi".

{keywords}

Phần lớn người dân khi được hỏi đều cho biết rất mơ hồ về cách thức tháo dỡ các phần cơi nới.

Người dân ở đây mong muốn sớm được gặp cơ quan chức năng để có một cuộc đánh giá công khai mức độ nguy hiểm của khu nhà một cách khách quan và được giải đáp thắc mắc, hướng dẫn cách thức tháo dỡ các phần cơi nới. Bên cạnh đó, người dân cũng muốn được biết cụ thể, chính xác các vấn đề chính sách, quyền lợi của người dân trong việc di dời, tạm cư và tái định cư khi xây dựng lại khu tập thể.

PV Báo điện tử Infonet đã liên hệ làm việc với UBND phường Thành Công để đưa những băn khoăn và thắc mắc này của người dân lên phường giải đáp. Infonet sẽ tiếp tục thông tin về vấn đề này ngay sau khi có câu trả lời của UBND phường Thành Công.

Theo Infonet

 

Cận cảnh khu nhà tập thể nguy hiểm nhất Hà Nội nằm sát hồ Thành Công

Cận cảnh khu nhà tập thể nguy hiểm nhất Hà Nội nằm sát hồ Thành Công

Nằm trong danh sách công trình cấp độ D, khu nhà G6A Thành Công được đánh giá là khu nhà tập thể nguy hiểm nhất Hà Nội.

" alt="Khu tập thể Thành Công 'oằn mình' gánh chuồng cọp, báo động nguy cơ sập" width="90" height="59"/>

Khu tập thể Thành Công 'oằn mình' gánh chuồng cọp, báo động nguy cơ sập

 - Những người tôi gặp, họ hơn nhiều người bình thường. Trong bóng tối, họ có thứ ánh sáng khác. Và dường như họ không bị xâm nhiễm bởi nhiều thói hư tật xấu ở đời.  

Bữa ăn trong bóng tối

Một tháng trước đây, tôi được dự một sự kiện đặc biệt: Một bữa ăn trong bóng tối.

Trong hội trường rất đông người được xếp ngồi theo số quy định với mỗi bàn, có những người mắt sáng và những người khiếm thị.

Những người mắt sáng được phát một chiếc băng bịt mắt với lời nhắc "Phải đeo băng trước khi bữa ăn được dọn ra".

Tôi định chụp ảnh cảnh đó để đăng báo - một thói quen khó có thể bỏ ngay được của người đã mấy chục năm trong nghề.

Nhưng rồi tôi nghĩ, để trải nghiệm, tôi nên làm giống mọi người.

{keywords}
 

Các bạn hẳn đã từng bịt mắt để ngủ trên ô tô, trên máy bay và thấy nó dễ chịu.

Nhưng các bạn sẽ không tưởng tượng được khi phải bịt mắt để ngồi trước bàn ăn. Một cảm giác hoàn toàn khác. Nó như một trò chơi, nhưng cảm giác bối rối, hơi lo lắng dường như là cảm xúc của tất cả mọi người.

Tôi đã nghĩ điều gì sẽ đến nếu bỗng dưng tôi không thể nhìn thấy ánh sáng? Tôi chìm trong bóng tối và thấy mình nhỏ bé, yếu ớt, bất lực.

Người hướng dẫn nói: Các bạn mỗi người sẽ có một đĩa đồ ăn riêng... Trong đĩa có một bát nhỏ đựng thịt kho, trên mâm có một bát cơm, một bát canh chung... Các bạn chú ý, từ từ đưa tay về phía trước, tay bạn sẽ chạm nhẹ vào bát cơm. Bạn nhớ lần từng chút một xung quanh viền bát để hình dung về kích thước của nó...

Người hướng dẫn trấn an chúng tôi "nếu bạn gặp khó khăn, các bạn khiếm thị ở xung quanh sẽ có thể giúp đỡ"...

Điều tuyệt vời là thế đấy, những người khiếm thị sẽ dẫn đường cho những người mắt sáng, nhưng bị băng kín như chúng tôi. Trong bữa ăn bóng tối ấy, những người khiếm thị đi tiên phong, các bạn ấy là người dẫn dắt những kẻ mù lòa là chúng tôi...

Đương nhiên rồi

Họ có một thời gian dài thích nghi với bóng tối, thậm chí sinh ra đã sống trong bóng tối...Thế giới ánh sáng của họ hoàn toàn khác, vì nó ở trong tâm thức...

Họ biết cách để có thể tự sinh hoạt cá nhân, để di chuyển trong một thành phố đông đúc, để làm việc, giao tiếp, thậm chí học cách để tự vệ...

Nếu ai nghĩ những người khiếm thị là đáng thương thì thật đã nhầm rồi.

Họ mạnh mẽ hơn chúng ta rất nhiều. Bữa ăn bóng tối chỉ như một trải nghiệm nhỏ, một cách xượt qua thế giới của họ thôi. Dù chỉ cần thế cũng đủ cho nhiều người một cảm giác thật khó khăn, thật hoang mang và sau đó là sự khâm phục.

Chuyên gia trong bóng tối

Tôi đã từng đi Nam Định viết về một cô gái đỗ thủ khoa sư phạm, một cô gái từng có đôi mắt bình thường và sau đó đã gần như không nhìn thấy được sau biến cố.

"Em thấy có nhiều em bé sinh ra đã không nhìn được, nhưng các em ấy vẫn sống vui vẻ, em còn may mắn hơn rất nhiều thì tại sao không?".

Cô gái đó đã bắt đầu cuộc sống mới bằng cách đi qua đường như thế nào, làm sao có thể biết mà tránh những đoạn đường không bằng phẳng.

"Chị ơi, màu đỏ thế nào hả chị?"

"Chị ơi, em đang mặc một cái áo màu hồng, nó có hợp với da em không?"

"Da em màu nâu, theo chị màu gì thì hợp?"

Những câu hỏi như thế đã được đặt ra với cô gái ấy. Vì em là chuyên gia trong bóng tối, là người duy nhất từng biết đến những sắc màu của cuộc sống bình thường khi em sống giữa những cô cậu bé khiếm thị bẩm sinh.

Chuyên gia ấy đã được dạy ngược lại về bài học "sống trong bóng tối". Những cách đơn giản như làm thế nào để biết người đang nói chuyện với minh cao hay thấp, họ đứng xa hay gần mình, nhận biết qua giọng nói, qua hơi thở...

Cô gái ấy đã vượt qua khó khăn để quay lại giảng đường và trở thành thủ khoa, nhờ những sự giúp đỡ ban đầu trong bóng tối như thế.

Không bằng? Bằng? Hay hơn?

Chúng ta luôn nghĩ người bị khuyết một chức năng nào đó trên cơ thể nói chung và người khiếm thị nói riêng là người khuyết tật, là đối tượng yếu thế trong xã hội.

Và đương nhiên họ không thể bằng chúng ta.

Họ nên được ưu tiên.

Họ dễ bị thương hại.

Họ không được tin tưởng...

Các bạn ạ, tôi không hề nghĩ thế. Tôi đã hơn một lần ân hận và xấu hổ thậm tệ khi có ý nghĩ đó.

Cũng một thời gian không lâu trước đây, tôi bị chú ý vì biết có một câu lạc bộ báo chí của người khiếm thị.

Ai cũng biết người khiếm thị làm tăm, đi làm tầm quất thuê, mát xa...

Nhưng chắc ít ai tin có người khiếm thị là phóng viên. Người phụ trách chia sẻ những kinh nghiệm làm báo cho câu lạc bộ gồm những học sinh khiếm thị thích làm báo cũng chính là một người khiếm thị - bạn Lý Hoàng Văn.

Lý là cộng tác viên cho chương trình của VOV. Nghe bạn ấy kể về những chuẩn bị cho một buổi phỏng vấn, làm thế nào để người ta tin mà nhận lời trả lời phỏng vấn của một người khiếm thị, thậm chí làm thế nào để tác nghiệp được trong một sự kiện báo chí bình thường, tôi chợt hiểu có những điều một nhà báo lâu năm rồi có thể cũng phải học hỏi.

Ví như bạn ấy tìm hiểu rất kĩ về nhân vật mình sẽ gặp, đó là cách thể hiện sự tôn trọng, là thái độ nghiêm túc trong công việc... cách để tiếp cận nhân vật dễ dàng hơn...

Cũng chính từ CLB đó tôi biết thêm có một cô gái khiếm thị không chỉ tự tìm việc cho mình mà trở thành niềm hy vọng cho rất nhiều người khiếm thị khi trở thành người kết nối, hỗ trợ người khiếm thị tìm việc làm ở nhiều vị trí. Giỏi ngoại ngữ, bước ra khỏi biên giới VN... Thế giới của cô gái ấy rộng mở.

Trong sự kiện "bữa ăn bóng tối", người đại diện của cơ sở đang tiếp nhận nhưng người khiếm thị làm việc đã kể: "Nhiều người đến công ty tôi làm việc đã ngạc nhiên hỏi "cô ơi, có thật mấy em kia khiếm thị không?". Họ phải hỏi vì nhìn các cô gái mặc áo dài, mặt sáng láng, họ đi lại như bình thường, vừa đánh máy, in văn bản, nghe điện thoại và sẵn sàng đón khách, chỉ dẫn đường cho khách đến làm việc...".

Một nhóm các bạn trẻ trong sự kiện thuyết trình về dự án của mình bằng thiết bị trình chiếu với các clip hình ảnh, các phim ngắn tự làm...

Những người khiếm thị thật sự như chúng ta. Dĩ nhiên để như chúng ta, họ nỗ lực gấp ngàn lần, họ vượt qua chặng đường dài hơn chúng ta ngàn lần dù chỉ để cùng đến một đích như nhau.

Những người bình thường

Một cô bé tôi quen trong CLB Báo chí kể trên, một lần thấy em viết trên Facebook rằng em đi bán tinh dầu thơm để tiết kiệm tiền mua laptop.

Tôi điện thoại mua, một cách ủng hộ như vẫn làm với các chị/em khác bán hàng online.

Cô bé đó hẹn giao hàng cho tôi ở cơ quan. Nhưng hôm ấy em bận nên nhờ một bạn khác chuyển hàng.

Cậu bé giao hàng điện thoại cho tôi khi tôi không ở cơ quan. Tôi bảo "Em cứ đi vào trong, hỏi anh... và gửi hàng giúp chị".

Ngập ngừng một lúc, cậu bé nói: "Nhưng em là người khiếm thị chị ạ".

Tôi vội vàng xin lỗi và gọi cho một anh ở cơ quan đi ra ngoài cổng gặp. Tôi dặn anh đưa cho bạn ấy 500 ngàn, dù số tiền mua hàng chỉ 140 ngàn đồng.

Một lát sau anh ở cơ quan tôi điện thoại lại báo "Em ấy nói tiền hàng chỉ có 140 ngàn, nên không nhận nhiều hơn", tôi nói thế nào cũng không được. Cuối cùng thương thuyết để em ấy cầm 200 ngàn về đưa cho bạn kia.

Ngay sau đó, cô bé gọi cho tôi xác nhận "Em chỉ nhận 140 ngàn, với hai lọ dầu thôi ạ"...

Sự kiên quyết của cô bé làm tôi phải xin lỗi. Tôi nghĩ đơn giản như tôi hay làm để ủng hộ ai đó. Nhưng dường như tôi vừa khiến cô bé cảm thấy tổn thương. Tôi đã sai khi không rõ ràng trong ứng xử. Tôi là người mua hàng và người bán hàng đó chỉ lấy đủ số tiền cần nhận. Việc tôi cho thêm ít tiền khiến họ cảm thấy không vui.

Điều đó chợt khiến tôi hiểu một điều những người khiếm thị ấy, cái họ cần ở tôi chỉ là hãy coi họ như mọi người bình thường.

Thật ra những người tôi gặp, họ hơn nhiều người bình thường.

Trong bóng tối, họ có thứ ánh sáng khác. Và dường như họ không bị xâm nhiễm bởi nhiều thói hư tật xấu ở đời. Những đổ vỡ, tuyệt vọng luôn ngấp nghé đâu đó bên chúng ta, càng biết nhiều càng tuyệt vọng, càng biết nhiều càng dễ chán nản. Nhưng họ thật may mắn vì ít thấy những điều đó.

Thế giới của họ ngay thẳng, trong trẻo hơn, thuần khiết hơn...

Dĩ nhiên họ vẫn có khó khăn, vẫn đối diện với những chuyện buồn, sự vất vả. Nhưng khả năng bị khuyết tật tâm hồn của họ ít hơn chúng ta.

Tôi đã định viết về "bữa ăn bóng tối" như một bài báo. Nhưng tôi thấy thích hợp hơn cả là viết trên trang cá nhân. Vì việc xin xỏ để được đăng một bài báo kiểu như thế này là sự xúc phạm với những người tôi đã gặp.

Tôi không làm gì tốt cho họ cả, mà họ đang thổi ánh sáng của họ vào niềm tin dường như đang lụi tàn dần của tôi.

Bóng tối và ánh sáng, chẳng có định nghĩa nào là tuyệt đối đúng.

Vĩnh Hà

MC khiếm thị đầu tiên của VTV: “Người ta bảo bố mẹ chuẩn bị tiền vì chẳng ai nuôi tôi cả”

MC khiếm thị đầu tiên của VTV: “Người ta bảo bố mẹ chuẩn bị tiền vì chẳng ai nuôi tôi cả”

Làm việc ở VTV4 từ tháng 8/2017, Hương Giang trở thành MC đặc biệt nhất của Đài truyền hình Việt Nam. Giang kể về câu chuyện của mình với những gam màu đầy sắc tươi vui.

" alt="Tôi đã được người khiếm thị 'dạy' như thế nào?" width="90" height="59"/>

Tôi đã được người khiếm thị 'dạy' như thế nào?

Trước lúc mất, mẹ chồng gọi các con đến để trăng trối, dặn dò những việc cuối cùng. Bà bảo chồng tôi ghi di chúc lại theo những gì bà nói, trong đó ghi rõ cho chị Mỹ một mảnh đất ở mặt đường cùng 200 triệu tiền mặt. Chúng tôi bất ngờ bởi mảnh đất đó, vợ chồng tôi đang kinh doanh. Nếu bây giờ giao cho chị, chúng tôi phải thuê mặt bằng khác hoặc dừng hẳn việc kinh doanh dù đang làm ăn phát đạt.

Thấy chồng tôi có vẻ khó chịu, mẹ thì thào, nói muốn bù đắp những thiệt thòi cũng như trả ơn chăm sóc của chị Mỹ lúc bà nằm viện 3 tháng trời. Vợ chồng chị Mỹ cũng chưa có nhà riêng mà còn phải đi thuê trọ nên mảnh đất đó xem như cho chị có nơi ở ổn định. Còn vợ chồng tôi nhận căn nhà đang ở cũng có giá trị hơn 3 tỷ rồi. Dù thế, căn nhà khang trang, rộng rãi, đất rất rộng mà lại ở trong ngõ nên không thể kinh doanh được.

Khi chồng tôi gật đầu chấp nhận, mẹ chồng mới yên lòng nhắm mắt xuôi tay. Mấy ngày lo tang lễ, chị Mỹ cũng túc trực suốt ngày đêm.

Bây giờ, chuyện chúng tôi lo lắng vẫn là chuyện kinh doanh. Chúng tôi có nên trao đổi với chị Mỹ, để chị về sống tại căn nhà đang ở rồi vợ chồng tôi sẽ xây nhà riêng ở mảnh đất kia không? Lời mẹ chồng trăng trối làm chúng tôi khó xử quá.

Theo Phụ nữ Việt Nam

" alt="Mẹ chồng trăng trối một câu khiến vợ chồng tôi khó xử" width="90" height="59"/>

Mẹ chồng trăng trối một câu khiến vợ chồng tôi khó xử