Nhận định, soi kèo San Lorenzo vs CA Platense, 3h ngày 29/6

Bóng đá 2025-01-28 21:06:19 42
ậnđịnhsoikèoSanLorenzovsCAPlatensehngàlich thi dau bong da   Pha lê - 28/06/2023 04:35  Nhận định bóng đá giải khác
本文地址:http://web.tour-time.com/news/499f698587.html
版权声明

本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。

全站热门

Siêu máy tính dự đoán Las Palmas vs Osasuna, 3h00 ngày 25/1

Khác với không khí ồn ã ở các khu khám và chữa bệnh, trong khu nhà nghỉ của thân nhân bệnh nhân (Bệnh viện Chợ Rẫy) là nơi yên tĩnh hiếm hoi, nhịp sống cũng chậm hơn.

Ngay chiếc giường sát lối cửa chính, phòng 208 ở tầng 2, chị Yên đang thuần thục đút cơm cho người mẹ bị liệt nửa người, thần trí thiếu minh mẫn. Mẹ của chị Yên phát hiện bị u não vào khoảng tháng 9 năm ngoái, giữa thời điểm dịch Covid-19 còn căng thẳng. Quê ở tận Cà Mau, chị cùng cha tất tả đưa mẹ lên thành phố chữa bệnh.

Vốn dĩ theo chỉ định của bác sĩ, mẹ của chị sẽ lập tức được tiến hành ca phẫu thuật cắt bỏ khối u. Tuy nhiên, lên thành phố mới được 3 ngày thì 2 mẹ con chị trở thành F0. Chị Yên phải chuyển sang khu dã chiến để cách ly, còn mẹ chị được điều trị ngay tại Bệnh viện Chợ Rẫy.

2 tuần cách ly tại khu dã chiến, ngày nào tôi cũng bị mất ngủ, trong đầu cứ nghĩ đến cảnh một mình mẹ bơ vơ nơi bệnh viện”, chị Yên tâm sự.

 

{keywords}
Chị Yên chăm sóc mẹ tại nhà nghỉ thân nhân, Bệnh viện Chợ Rẫy.

Đầu tháng 3, trước khi đưa mẹ đi tái khám, chị đã rất lo lắng. Nơi thành phố “lạ nước lạ cái”, chị không biết đi đâu để kiếm phòng trọ. Thêm nữa, bệnh của mẹ chị trở nặng, bị liệt nửa người, một mình chị chẳng thể đỡ mẹ lên xe lăn, kể cả thuê taxi thì việc đi lại vẫn rất bất tiện.

Không những vậy, trong đợt tái khám, bác sĩ nói bệnh của mẹ chị cần phải tiến hành xạ trị trong khoảng 2 tháng mới hi vọng níu giữ mạng sống cho bà lâu thêm. Rời khỏi phòng khám, chị Yên thất thểu đẩy chiếc xe lăn đưa mẹ xuống sảnh. Quả thực, với điều kiện kinh tế như gia đình chị thì chẳng biết kiếm nhà trọ ở đâu để vừa rẻ, lại vừa tiện cho việc đi lại. Chị đánh liều tiến tới hỏi thăm nhân viên trực quầy hướng dẫn, dù chẳng dám hi vọng nhiều. Nhưng may mắn chợt mỉm cười với mẹ con chị.

Lúc mới nghe cô nhân viên Công tác xã hội (CTXH) nói bệnh viện mới có chương trình hỗ trợ chỗ ở cho bệnh nhân và thân nhân ngay tại bệnh viện, tôi không tin tưởng lắm, nhưng vẫn mang theo chút hi vọng. Đến nay tôi đã ở được 3 ngày rồi. Khu nhà nghỉ thân nhân này sạch sẽ, yên tĩnh, phù hợp cho người bệnh như mẹ tôi nghỉ ngơi. Các anh chị nhân viên cũng rất nhiệt tình, giúp tôi nâng đỡ mẹ chứ một mình tôi làm không xuể”, chị Yên đánh giá.

Trong mỗi phòng ở khu nhà nghỉ có 4-5 chiếc giường tầng. Giá thuê giường tầng dưới là 50 ngàn đồng/1 ngày, giường tầng trên là 30 ngàn đồng/ 1 ngày. Để tiết kiệm chi phí, chị Yên chọn ở tầng trên, còn mẹ chị không thể đi lại thì ở giường ngay bên dưới chị để tiện chăm sóc. Mỗi ngày, chị chỉ mua cơm cho mẹ, còn bản thân thì ăn tạm cho qua bữa. 

{keywords}
Chiếc xe lăn đa năng đã hỗ trợ cho rất nhiều bệnh nhân khó khăn trong việc di chuyển.
{keywords}
Nhân viên phòng Công tác xã hội hướng dẫn cách sử dụng xe lăn cho một người nhà bệnh nhân.
{keywords}
Hiện tại phòng Công tác xã hội đang quản lý 20 chiếc xe lăn đa năng, chia ra hầu hết các khu để hỗ trợ bệnh nhân.

Thế nhưng, còn một điều khó khăn khác đối với chị Yên là đưa mẹ chị đi xạ trị. Ngày đầu tiên, chị mượn được một chiếc xe lăn thông thường. Tuy nhiên, thời gian chờ đến lượt xạ trị khá lâu, khiến cho bà bị nhức mỏi, khó chịu. Thương mẹ, chị Yên lại hỏi thăm khắp nơi xem có cách nào để mẹ chị có thể bớt đau đớn. Rồi chị biết đến dịch vụ hỗ trợ xe lăn đa năng miễn phí cho bệnh nhân khó di chuyển, do phòng CTXH quản lý.

Để có thể mượn chiếc xe lăn đa năng này, chị Yên phải đặt cọc 100 ngàn đồng cho nhân viên CTXH. Sau khi trả xe, chị sẽ được hoàn lại tiền.

Chị Yên ngượng ngùng: “Tôi mượn xe hôm nay là ngày thứ 3 rồi, không biết họ có cho mượn thêm không. Chiếc xe này phù hợp với mẹ tôi, vì nó êm, hơn nữa, nếu ngồi mỏi quá thì có thể điều chỉnh chiếc xe ngã ra cho mẹ nằm. Nếu có thể mượn được cả 2 tháng thì tốt quá cô ạ”.

Được biết, đây là những dịch vụ nhằm hỗ trợ người bệnh do phòng CTXH, Bệnh viện Chợ Rẫy mới được thực hiện từ khoảng cuối tháng 2.

Th.S Lê Minh Hiển, Trưởng phòng CTXH chia sẻ với VietNamNet: “Chúng tôi đã trăn trở rất nhiều để những hoạt động hỗ trợ người bệnh được đưa vào hoạt động. Mỗi một dịch vụ được đưa ra với tiêu chí làm thế nào để có lợi nhất cho người bệnh”.

{keywords}
 
{keywords}
Dịch vụ chuyển trả hồ sơ qua bưu điện được bệnh nhân ung bướu đánh giá cao.

Hiện tại, phòng CTXH đang quản lý 20 xe lăn đa năng và 150 xe lăn thông thường. Anh Hiển cũng cho biết thêm, ngoài dịch vụ nhà ở thân nhân, xa lăn đa năng, đầu tháng 3 vừa qua, phòng CTXH cũng đã triển khai hoạt động chuyển phát nhanh kết quả khám bệnh. Trước đây, dịch vụ chuyển trả hồ sơ qua bưu điện chỉ có ở Khu khám bệnh chất lượng cao. Tuy nhiên, sau khi quan sát, tìm hiểu, anh Hiển đã bắt đầu áp dụng cho khu vực bệnh nhân ung bướu.

Có những cô, bác chỉ chờ giấy ra viện và giấy hẹn tái khám mà mất một đêm ở lại thành phố. Họ không chỉ tốn kém thêm tiền bạc, mà còn ảnh hưởng đến tâm lý, sức khỏe. Chúng tôi đã tham khảo ý kiến của một số cô, bác bệnh nhân sử dụng dịch vụ. Với chi phí chuyển phát nhanh 30 ngàn đồng ở thành phố, 35 ngàn đồng ở các tỉnh thì mọi người đều vui vẻ chấp thuận và mong sẽ có nhiều người biết đến hơn”, anh Hiển chia sẻ.

Khánh Hòa

 

Con gái nhỏ cần 60 triệu đồng xạ trị, mẹ đơn thân trắng tay cầu cứu

Con gái nhỏ cần 60 triệu đồng xạ trị, mẹ đơn thân trắng tay cầu cứu

Nỗi đau mất con trai đầu lòng đã 10 năm vẫn còn in hằn trong tim, đứng trước ranh giới sống chết của con gái út vì căn bệnh u não, chị Dung uất nghẹn than trời.

">

Bệnh nhân nghèo “mừng hết biết” vì được hỗ trợ chỗ ở giá rẻ, xe lăn miễn phí

Đây là nội dung cuộc trò chuyện số thứ 3 với chủ đề “Đi là để trở về”, trong chuỗi diễn đàn trực tuyến “Chìa khoá du học - Dấu ấn Đàn chim Việt” do Viện ISB - Đại học Kinh tế TP.HCM tổ chức.

Hãy hết mình như thể… không có ngày về

Từng là du học sinh với nhiều trải nghiệm cuộc sống tại châu Âu và Úc. Từng trải qua nhiều công việc, từ giảng dạy cho đến phân tích, tư vấn chứng khoán và bất động sản. TS. Khôi cũng từng đứng trước câu hỏi “Về hay ở lại?” đầy trăn trở.

{keywords}
 “Hãy tưởng tượng như chúng ta đi và không có ngày trở về”, TS. Khôi đưa ra quan điểm trước vấn đề

Với TS. Khôi, hoà nhập tận cùng vào cuộc sống bản địa khi du học là tối cần thiết để tích lũy tối đa kiến thức và trải nghiệm, từ trường học cho đến đời sống bên ngoài. Vì thế, hãy cứ giả định một khi bước chân ra là “không còn đường quay về”. “Nếu giả sử đại dịch Covid cách ly bạn với quê hương, bạn sẽ phải sống thế nào? Đương nhiên đây chỉ là giả định. Nhưng một phần giả định đó lại đã từng là thực tế. Và sống trong giả định đó, bạn sẽ có được rất nhiều thứ: Tinh thần tự lập, sự hòa nhập tận cùng. Những kỹ năng mới sẽ được trau dồi thuần thục, từ ứng xử đến làm việc, từ văn hóa đến lối sống”, TS. Khôi nhấn mạnh.

Ông Khôi cho biết, từ châu Âu, sang Úc học Tiến sĩ, được đại học Western Sydney giữ lại giảng dạy, mọi thứ dường như rất ổn. Rồi, sau một buổi dạy, trở về phòng, ông chợt tự vấn: Lẽ nào những chọn lựa từ buổi đầu đã “bị” cái bình an, ổn định của công việc bây giờ “đè” chết? Và rồi ông nhận ra, giảng dạy dường như không phải là nghề nghiệp mình đang cần để sống chết cùng nó.

Vậy là… thay đổi. Rời trường, rời công việc giảng dạy, thêm 5 năm ở Úc là chuyên gia phân tích và tư vấn về cả chứng khoán lẫn bất động sản, TS. Khôi quyết định hồi hương.

“Tôi đi du học châu Âu về chứng khoán, khi mà ở Việt Nam thị trường này bắt đầu đầy hứa hẹn. Và rồi tôi nhận ra, bất động sản cũng là một thị trường đầy tiềm năng, thậm chí chi phối rất nhiều trong kinh tế vi mô lẫn vĩ mô. Chính vì vậy, tôi đã sang Úc làm Tiến sĩ trên tinh thần kết hợp cả hai, qua chuyên ngành Chứng khoán hóa thị trường bất động sản. Những khao khát tri thức đó, đều trên căn bản sẽ ứng dụng nó tại quê nhà. Do đó, trở về là một sự hối thúc đương nhiên”, ông Khôi chia sẻ.

{keywords}
Thái độ chuẩn mực của du học sinh là thước đo để các quốc gia có một hình ảnh tích cực về đất nước và con người Việt Nam

“Khi ở tuổi 30 hay 40, bạn hãy thử một lần thay đổi. Có thể thành công hay thất bại, nhưng những trải nghiệm đó làm vốn sống của bạn đầy hơn lên rất nhiều. Ông bà mình từng nói, không thành công thì sẽ thành nhân, và tôi luôn tin điều đó”, TS. Khôi nhấn mạnh.

Về hay ở: Câu trả lời là của chính bạn

Mỗi quyết định đưa ra đều cần đi cùng sự cân nhắc, tính toán thấu đáo. Ông Khôi đề nghị với những quyết định lớn như thế, mỗi người hãy tự phân tích được, mất khi về hay ở. “Hãy chia tờ giấy thành hai cột, hãy ghi ra nhược điểm và ưu điểm của việc về hay ở, rồi, tự bạn sẽ có một quyết định đúng đắn”, ông Khôi khuyên.

Dĩ nhiên, nhiều du học sinh “buộc” phải chọn ở lại vì ngành học hay công việc của họ chỉ phù hợp với môi trường khác, nếu trở về nước, họ hoàn toàn không có đất dụng võ, không thể phát triển sự nghiệp. Nhưng quê hương, xứ sở luôn là ký ức, là tình cảm đẹp, với nhiều người, khó có thể quên. Với những du học sinh thuộc “team về nước”, việc lên kế hoạch và xin việc trước đó là điều không thể bỏ qua nhằm hạn chế cao nhất những rủi ro trong ngày trở về.

Thực ra, một khi bạn đã đủ năng lực và sự tự tin của một công dân toàn cầu, như trường hợp TS. Phạm Anh Khôi, ở đâu, bạn cũng có thể tìm được công việc tốt và sẵn sàng hòa nhập với đời sống bản địa, thì việc về hay ở chỉ là khái niệm.

{keywords}
Dù ở lại hay về nước, kiến thức và kỹ năng mềm luôn là hành trang cần có cho những bước đi đầu trong sự nghiệp

“Nhưng, dù về hay ở, hãy luôn đưa ra quyết định làm chúng ta hạnh phúc nhất”, TS. Khôi nhấn mạnh.

Sau thành công của số thứ ba, chuỗi hội thảo “Chìa khóa du học - Dấu ấn Đàn chim Việt" sẽ được tiếp nối với một chủ đề mới mang tên “Cánh chim tự do" vào lúc 10h00, ngày 30/05/2021 với sự tham gia của khách mời, diễn giả PGS. TS. Ngô Viết Liêm.

Buổi trò chuyện lần này sẽ được dẫn dắt bởi TS. Cindy Nguyễn - Giám đốc Global Pathway, Giảng viên Đại học Western Sydney Việt Nam. Nội dung trọng tâm của buổi trò chuyện hứa hẹn giúp các bạn trẻ, đặc biệt là các bạn có dự định du học, xác định được mục tiêu và con đường đi của chính mình trên hành trình du học qua lời khuyên và kinh nghiệm của những người đi trước. Đồng thời, các bạn sẽ có cơ hội được lắng nghe câu chuyện thành công của chuyên gia, được áp dụng thực tiễn và dựa trên ba yếu tố: Nhiệt tâm - Trọn vẹn - Thấy ra. 

Đăng ký tham gia tại: https://isb.edu.vn/chia-khoa-du-hoc-dau-an-dan-chim-viet-so-4/?utm_source=vietnamnet.pr2605.dadcv3.no1sau

{keywords}
 

Doãn Phong

">

Hội thảo Đàn chim Việt: Du học xong nên ở lại hay trở về?

Nhận định, soi kèo Al Wahda vs Al Bataeh Club, 22h59 ngày 23/1: Cận kề nguy hiểm

tu tu vi tin bac si mang.jpg
Người đàn ông tự tử vì tin bản thân mắc ung thư sau khi tra cứu thông tin trên mạng. Ảnh minh họa

Theo trang Oddity Central, dù biết chồng bị đau ruột một thời gian, nhưng người vợ không thể ngờ chồng lại tuyệt vọng đến vậy. Hôm xảy ra sự việc, người chồng nói sẽ đi lấy củi để nấu bếp. Vài phút sau, người vợ nhận được tin nhắn xin lỗi, và chồng nói cô là người vợ tốt. Nhận thấy điều chẳng lành, cô đã ngay lập tức đi tìm và phát hiện chồng tự tử bằng cách lấy máy cưa đứt tay trái.

Sau khi nhận được cuộc gọi cầu cứu, nhóm y tế đã có mặt tại hiện trường và cầm máu cho bệnh nhân, sau đó chuyển vào viện. May mắn các bác sĩ đã thành công nối lại cánh tay cho người đàn ông. Người này tiếp tục được chuyển sang một bệnh viện khác để tham gia các bài tập phục hồi chức năng vận động cho bàn tay trái. Ngoài ra, các bác sĩ cũng tiến hành kiểm tra để xác định bệnh nhân có bị ung thư ruột kết hay không. 

Chia sẻ với các nhà điều tra, người thân của bệnh nhân cho biết sau khi xem thông tin trên mạng, người nhà cứ đinh ninh đã mắc ung thư ruột kết. Thay vì tới bệnh viện để kiểm tra sức khỏe, người đàn ông bị ám ảnh với các triệu chứng bệnh mô tả như trên mạng, và rơi vào trầm cảm. 

Muốn ly hôn và hưởng tiền bảo hiểm nửa triệu USD, bác sĩ Mỹ đầu độc vợ

Muốn ly hôn và hưởng tiền bảo hiểm nửa triệu USD, bác sĩ Mỹ đầu độc vợ

Một bác sĩ ở Mỹ vốn là chuyên gia trong lĩnh vực chất độc đã bị buộc tội giết vợ bằng cách bỏ độc vào đồ uống.">

Người đàn ông dại dột tự tử vì tin bác sĩ ‘mạng’

Phạm Hồ Uyên Linh (sinh năm 2000) là cựu học sinh Trường Phổ thông Năng khiếu (ĐH Quốc gia TP.HCM​). Linh từng giành giải Nhất môn Văn học sinh giỏi quốc gia năm lớp 11 và giải Nhì quốc gia năm lớp 12.

Sau khi tốt nghiệp, nữ sinh giành học bổng toàn phần theo học hai ngành Văn học so sánh và ngành Ngôn ngữ và Văn học tiếng Trung tại Trường ĐH Iowa (Mỹ).

Iowa vốn là thành phố thứ 3 của thế giới sau Edinburgh (Scotland) và Melbourne (Úc), cũng là thành phố đầu tiên của nước Mỹ được UNESCO công nhận là Thành phố văn chương.

Những trải nghiệm tại ngôi trường công lập hàng đầu nước Mỹ đã cho Linh cách nhìn nhận khác về việc dạy và học môn Văn.

{keywords}
Phạm Hồ Uyên Linh là sinh viên ngành Văn học so sánh và ngành Ngôn ngữ và Văn học tiếng Trung tại Trường ĐH Iowa (Mỹ).

Giảng viên không dạy cách cảm nhận một tác phẩm văn học

Khi tôi quyết định đi du học ngành Văn ở nước Mỹ, không ít người đã rất ngạc nhiên. Nhưng Iowa giống như một nam châm ma lực hấp dẫn hầu hết tất cả những người yêu và viết văn trên toàn thế giới. Khi theo học, không ít trải nghiệm ở đây khiến tôi hứng thú và bất ngờ.

Trước đây, tôi từng là học sinh giỏi quốc gia môn Ngữ Văn tại Việt Nam với 2 năm liên tiếp đều đoạt giải. Từng là người có điểm cao nhất cả nước, nhưng điểm số khi ấy của tôi vẫn chỉ đạt 18/20, tức chưa phải là mức điểm tuyệt đối.

Ở Việt Nam, dù trong các bài kiểm tra thông thường hay bất kỳ cuộc thi nào đó, rất hiếm khi học sinh có thể đạt được điểm tuyệt đối ở môn Văn.

Nhưng ở Mỹ lại khác, học sinh hoàn toàn có thể giành được điểm tuyệt đối mà không cần phải viết đúng theo barem nào cả. Giáo viên Mỹ cũng không chấm điểm cho học sinh theo ý. Chỉ cần bài viết có chất văn, lập luận sắc sảo, dẫn chứng thuyết phục, người học hoàn toàn có thể đạt điểm A hay A+ dù điều đó có thể đối lập với quan điểm của số đông hay bày tỏ suy nghĩ khác với thầy cô.

Học sinh được khuyến khích nói ra suy nghĩ của mình, kể cả đó là suy nghĩ, quan điểm khác biệt.

{keywords}

Linh là là cựu học sinh Trường Phổ thông Năng khiếu (ĐH Quốc gia TP.HCM​).

Suốt những năm cấp 3, chúng tôi quen với hình ảnh người đàn bà hàng chài trong “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu phải là người lam lũ, cam chịu. Tất cả những phân tích, cảm nhận khác với điều đó đều được cho là không đúng.

Nhưng thực tế, không có cảm nhận nào là hoàn toàn đúng cho một tác phẩm văn học, kể cả đó là ý kiến của các nhà phê bình, thì cũng không có giá trị tuyệt đối. Ép học sinh vào một lối nghĩ sẵn có sẽ làm học sinh mất dần tư duy văn chương độc lập, khả năng tư duy logic và diễn giải thuyết phục.

Một điểm khá thú vị, khi viết văn ở Mỹ, chúng tôi hoàn toàn có thể mở tài liệu để tìm dẫn chứng. Điều này hoàn toàn khác với ở Việt Nam, học sinh phải học thuộc lòng từng câu, từng chữ dẫn chứng trong một tác phẩm văn học.

Muốn học được môn Văn, phải “ngốn” số lượng sách khổng lồ

Học Văn nên dĩ nhiên, số lượng tác phẩm văn học mà chúng tôi phải đọc tương đối nhiều. Thông thường, mỗi tuần, thầy cô sẽ đưa ra số lượng tác phẩm, thể loại cụ thể sinh viên cần phải đọc. Chúng tôi cũng được phép đề xuất những tác phẩm mình mong muốn.

Sinh viên sẽ phải đọc toàn bộ tác phẩm được giao trước khi đến lớp. Tất nhiên, đọc không có nghĩa là đọc lướt cho xong mà còn phải cảm nhận và tìm được điểm hay/chưa hay ở tác phẩm ấy. Khi đến lớp sẽ chỉ là những cuộc thảo luận cởi mở, sôi nổi về sự cảm nhận sau khi đã đọc xong tác phẩm.

Mỗi người hoàn toàn có thể nêu ý kiến cảm nhận khác nhau. Nhiệm vụ của giảng viên chỉ là đặt câu hỏi để đảm bảo cuộc thảo luận có trọng tâm và giúp sinh viên củng cố vững chắc lập luận chứ không phải ngồi giảng giải, càng không phải là đọc để sinh viên chép lại nội dung phân tích của mình.

Tất cả ý kiến đều sẽ được ghi nhận và giáo viên là người thống nhất một số kết luận chung, nhưng mỗi người vẫn được giữ quan điểm của riêng mình. Các sinh viên có thể ghi chép lại tất cả cuộc thảo luận của các bạn và thầy cô.

Một điểm đặc biệt, ở Mỹ rất đề cao việc đọc. Kỳ trước, chỉ tính riêng lớp “Văn học thế giới toàn cầu”, tôi đã phải đọc tới 15 cuốn sách. Trong khi đó, mỗi kỳ, sinh viên cần lấy từ 4 – 6 lớp.

Năm ngoái, có 1 học kỳ tôi đã thử ghi chép lại tên những cuốn sách mình đã đọc. Thật bất ngờ, nguyên một học kỳ đó, tôi đã đọc được tới 62 – 65 quyển sách.

Nhưng điều này khá bình thường ở “thành phố văn chương”. Tại đây, bước ra ngoài đường, bạn sẽ phải ngạc nhiên khi thấy ai cũng đang đọc sách. Ví dụ, ngồi trên xe bus, mọi người sẽ chọn đọc sách thay vì nghịch smartphone.

Sẽ không bị lạc loài khi bạn tự nhiên bắt chuyện với một người lạ và nói rằng: “Đây là cuốn sách mà tôi rất yêu thích”.

Trong thành phố, tôi cũng không thể đếm nổi có bao nhiêu hội nhóm liên quan đến hoạt động đọc sách. Thậm chí, ngay tại hội sinh viên Việt Nam trong Trường ĐH Iowa của tôi cũng có một câu lạc bộ đọc sách riêng. Thời điểm nghỉ hè, sinh viên vẫn thường gặp nhau mỗi tuần để trao đổi về cuốn sách mình đang đọc.

Bởi vậy, học ở Iowa, người học cũng được thúc đẩy việc đọc để không bị “thụt lùi”.

Nhiều cách kiểm tra lý thú

Ở mỗi môn học, người học sẽ phải tham gia một số bài kiểm tra theo những cách thức khác nhau, nhưng hầu hết đều đòi hỏi sự sáng tạo của người học.

Ví dụ, tôi từng tham gia lớp “Phụ nữ trong văn học tiền hiện đại ở Đông Á”. Sau khi đọc 4 – 5 tác phẩm, chúng tôi được yêu cầu phải làm một bài kiểm tra: “Viết lại tác phẩm văn học trong bối cảnh thời kỳ hiện đại”.

Trong những tác phẩm tiền hiện đại của Đông Á, nhiều nhân vật không có tên, có tuổi. Ngay cả khi chuyển sang thời hiện đại, nếu người viết đặt cho nhân vật đó một cái tên thì cũng phải giải thích được lý do vì sao mình lại đặt cho họ một cái tên như thế.

Những bài kiểm tra này chủ yếu bắt sinh viên phải lý giải “tại sao lại có suy nghĩ như vậy” hơn là kiểm tra khả năng ghi nhớ.

Hay ở trong lớp “Văn học Nga”, sau khi đọc xong các tác phẩm bất hủ của Lev Tolstoy hay Dostoyevsky, chúng tôi phải làm bài tập là: “Tưởng tượng Lev Tolstoy và Dostoyevsky gặp nhau trong lúc hai ông đang viết các tác phẩm của mình. Khi đó, họ sẽ đánh giá tác phẩm của nhau như thế nào?”.

Còn trong lớp “Văn học thế giới”, sau khi đọc xong một tác phẩm bất kỳ, giảng viên sẽ yêu cầu chúng tôi làm một dự án sáng tạo. Trong lớp tôi, có bạn chọn làm về thơ Trung Quốc. Vì “thi trung hữu họa” nên bạn ấy đã vẽ một bức tranh và đề từ cho bức tranh đó dựa trên bài thơ mà mình đã đọc. Điều đó làm giáo viên vô cùng thích thú.

{keywords}

Hồi năm thứ 2, tôi có theo học một lớp có tên gọi “Văn chương thế giới ngày nay”. Trong lớp học đó, chúng tôi đã được học tới 40 nhà văn đến từ khắp nơi trên thế giới. Mỗi ngày, sẽ có một giảng viên giảng dạy một chuyên đề khác nhau, ví dụ dạy học sinh cách viết, cách đọc sách hay xuất bản sách ở quốc gia của họ.

Kết thúc môn, bài tập của chúng tôi là lựa chọn và phỏng vấn một nhà văn bất kỳ trong số 40 nhà văn đó, sau đó viết về một chủ đề mà mình quan tâm.

Rất nhiều lĩnh vực thời sự đã được sinh viên lựa chọn để viết. Điều đó vừa cho phép người học nói lên quan điểm, ý kiến riêng của bản thân, đồng thời cũng khiến người dạy cảm thấy hứng thú với tiết học, vì chính họ cũng đã học được rất nhiều thứ từ sinh viên.

Thúy Nga(Ghi)

Những thứ 'hớp hồn' cô giáo Việt dạy tiểu học ở New Zealand

Những thứ 'hớp hồn' cô giáo Việt dạy tiểu học ở New Zealand

Giáo dục 'cá nhân hóa', cũng như giúp trẻ xây dựng nhân cách từ lứa tuổi tiểu học là những điều khiến cô giáo trẻ người Việt ở xứ Kiwi cảm thấy hứng thú.

">

Trải nghiệm học Văn ở nước Mỹ của 10X từng giành giải Nhất quốc gia

Ngày 27/5, Bộ GD-ĐT tổ chức hội nghị trực tuyến về công tác tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021 với sự tham gia của đại diện các tỉnh, thành.

Tại hội nghị, ông Nguyễn Thế Sơn, Phó Giám đốc phụ trách Sở GD-ĐT Bắc Ninh cho biết, tính đến hết ngày 26/5, nếu tính riêng học sinh lớp 12, có 15 thuộc diện F0 (đều thuộc các trường THPT trên địa bàn huyện Thuận Thành), trong đó có 5 học sinh đã được ra viện ngày 24/5/2021.

Số học sinh diện F1 là 125; diện F2 là 394 học sinh cũng chủ yếu ở huyện Thuận Thành (116/125). Ngoài ra còn có một số giáo viên.

{keywords}
Điểm cầu hội nghị trực tuyến tại Bộ GD-ĐT.

Ông Sơn cho hay, căn cứ tình hình dịch Covid-19, Sở GD-ĐT Bắc Ninh đã dự kiến một số phương án tổ chức kỳ thi.

Phương án 1 là Bắc Ninh kiểm soát được dịch bệnh(không còn ca lây nhiễm trong cộng đồng, kết thúc giãn cách xã hội trong khoảng từ ngày 20 - 25/6/2021) thì sẽ tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT theo đúng lịch thi của Bộ (tức từ ngày 6-8/7/2021). Đối với nhóm thí sinh F2 sẽ tổ chức phòng thi dự phòng tại các điểm thi.

Đối với nhóm thí sinh F0 (phải điều trị trong bệnh viện không có điều kiện dự thi) thực hiện theo hướng dẫn của Bộ GD-ĐT.

Đối với nhóm thí sinh F1 (phải cách ly tại các khu tập trung), Sở GD-ĐT sẽ tính toán đề xuất tổ chức thi tại các điểm thi phù hợp. 

Cụ thể:

+ Tình huống 1: Nếu mỗi huyện, thị xã, thành phố có số lượng F1 lớn hơn 2 phòng thi (mỗi phòng 10 học sinh) thì sẽ bố trí ở mỗi huyện/thị 1 điểm thi cho các học sinh diện F1. Nếu mỗi huyện, thị, thành phố có số lượng F1 nhỏ hơn 2 phòng thi sẽ nghiên cứu bố trí các điểm thi phù hợp.

+ Tình huống 2: Nếu số lượng thí sinh thuộc đối tượng F1 còn nhiều, Sở sẽ báo cáo tỉnh xin ý kiến Bộ GD-ĐT tổ chức thi đợt 2 cho nhóm thí sinh này.

Tháng 6, tỉnh sẽ dành 12.000 mũi tiêm Vắc-xin cho cán bộ, giáo viên và sẽ tính toán đến đối tượng giáo viên coi thi. 

Phương án 2 là sau ngày 20-25/6 tình hình dịch bệnh diễn biến còn phức tạp, nhiều địa phương trong tỉnh áp dụng biện pháp giãn cách xã hội, thì Bắc Ninh đề nghị Bộ GD-ĐT tổ chức thi tốt nghiệp THPT đợt 2 cho học sinh toàn tỉnh.

Đại diện Sở GD-ĐT Bắc Ninh cũng đề nghị Bộ GD-ĐT sớm có văn bản hướng dẫn (đối với các địa phương có diễn biến dịch bệnh phức tạp) để địa phương chủ động xây dựng các phương án ứng với tình huống cụ thể, đảm bảo quyền lợi cho các thí sinh dự thi.

Trong đó, cần tính đến phương án tổ chức thi đợt 2; cùng đó cho mốc thời gian thi để các địa phương chủ động thời gian xây dựng kế hoạch.

Ngoài ra, ông Sơn cũng đề nghị Bộ GD-ĐT có hướng dẫn cụ thể các tình huống học sinh thuộc vùng cách ly, phong tỏa (đối tượng học sinh ở vùng cách ly, phong tỏa nhưng không thuộc diện tiếp xúc gần).

“Đối với thí sinh tham dự thi đợt 2, Bộ GD-ĐT cũng cần có hướng dẫn, chỉ đạo các trường ĐH, CĐ để các thí sinh an tâm trong nguyện vọng xét tuyển ĐH, CĐ năm 2021. Bởi hầu hết các địa phương thi đợt 1, các trường xét tuyển rồi thì cơ hội đối với nhóm học sinh thi đợt 2 hạn chế nhiều”, ông Sơn nói.

Năm 2021, tổng số thí sinh của Bắc Ninh đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT là 16.388 (trong đó có 508 thí sinh tự do) gồm: THPT: 14.182; GDTX: 1.698. 

Số thí sinh dự thi chỉ để xét tốt nghiệp THPT là 3.810 thí sinh (23,3%).

Số thí sinh dự thi vừa xét tốt nghiệp vừa tuyển sinh ĐH, CĐ là 12.147 thí sinh (74,1%).

Số thí sinh dự thi chỉ để xét tuyển sinh ĐH, CĐ là 431 thí sinh (2,6%). 

Thanh Hùng

18 học sinh lớp 12 là F0, 394 thí sinh thi tốt nghiệp THPT năm 2021 là F1

18 học sinh lớp 12 là F0, 394 thí sinh thi tốt nghiệp THPT năm 2021 là F1

Ngày 27/5, Bộ GD-ĐT tổ chức hội nghị trực tuyến về công tác tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021. Sự kiện có sự tham gia của lãnh đạo của các địa phương, Sở GD-ĐT tại các điểm cầu.

">

Hai phương án thi tốt nghiệp THPT 2021 dự kiến của Bắc Ninh

友情链接