Mất mát dữ liệu,ậtBảnsẽgặpsựcốtươngtựYKtrongtuầntớlich thi đấu ngoai hang anh máy chủ ngừng hoạt động, email không thể gửi đi, đó là những nguy cơ có thể xảy ra sau ngày 1/5, khi một triều đại mới của nước Nhật bắt đầu.
Cả nước Nhật đang ráo riết cập nhật phần mềm, chỉnh sửa mọi loại văn bản và in lịch mới trước ngày 1/5, khi Thái tử Naruhito chính thức bước lên ngai vàng và bắt đầu triều đại mới.
Triều đại Reiwa cận kề
Đối với phần lớn quốc gia trên thế giới, ngày 1/5 chỉ là một ngày trong năm 2019. Nhưng với nước Nhật, quốc gia sử dụng cả hai hệ thống lịch phương Tây và lịch hoàng gia, đó sẽ là ngày đầu tiên của năm Reiwa thứ nhất.
Niên hiệu mới của nước Nhật, Reiwa (theo âm Hán Việt là ‘Lệnh Hòa’) được công bố vào đầu tháng 4. Triều đại mới bắt đầu đồng nghĩa với lịch hoàng gia của Nhật sẽ quay về năm đầu tiên. Nhiều chuyên gia cho rằng điều này sẽ dẫn tới một sự cố tương đương với Y2K, dù ở mức độ nhỏ hơn nhiều.
Nhật hoàng Akihito công bố thoái vị vào cuối tháng 12/2017. Ảnh: Shutterstock.
“Triều đại mới sẽ có tác động rất lớn đến các công ty lớn với hệ thống máy tính phức tạp”, ông Gaku Moriya, phó giám đốc của bộ phận công nghệ thông tin tại Bộ Kinh tế, Thương mại, Công nghiệp Nhật Bản (METI) cho hay.
Các công ty lớn, với những hệ thống tương đối hiện đại sẽ dễ dàng cập nhật lịch hơn. Tuy nhiên, chưa ai có thể dự đoán chính xác tác động của việc thay đổi lịch. Đối với nhiều người, việc đổi lịch mới sẽ rất tốn kém. Mọi văn bản chính phủ, gồm cả các loại biểu mẫu hoàn thuế và đăng ký kết hôn, đều sử dụng lịch hoàng gia, do vậy mọi công chức và công ty Nhà nước đều sẽ chịu tác động.
Thành phố Nagoya, được coi là trung tâm công nghiệp tại miền trung nước Nhật, dự tính sẽ phải chi 4,3 triệu USD để thực hiện các thay đổi. Tại thành phố Koga, một sự cố xảy ra trong quá trình chuyển đổi khiến hơn 1.600 hóa đơn tiền nước bị xóa nhầm. Theo NHK, nhiều kẻ lừa đảo đã gửi thư tới những người già, yêu cầu họ điền thông tin ngân hàng để đảm bảo giao dịch vẫn được tiếp tục sau ngày đầu của triều đại mới, sau đó lấy cắp thông tin.
Đối với các công ty không kịp thực hiện thay đổi trước ngày bắt đầu của triều đại Reiwa, METI gợi ý một cách thức rất cổ điển: dùng con dấu đóng thêm tên của triều đại mới vào các văn bản.
Những con dấu khắc tên triều đại mới đang bán rất chạy tại Nhật Bản. Ảnh: New York Times.
Tại nhà máy nhỏ của Hanko 21, một công ty sản xuất văn phòng phẩm ở vùng ngoại ô Tokyo, giám đốc Osamu Takiguchi cho biết hơn 20 công nhân đang phải làm việc thêm giờ để kịp tiến độ sản xuất.
“Chúng tôi bán hết con dấu chỉ 3 ngày sau khi triều địa mới được công bố”, ông Takiguchi cho biết. Ông cũng đang cân nhắc việc thuê thêm nhân công thời vụ để chuẩn bị cho đợt sản xuất cao điểm vào cuối tháng 4.
Sự căng thẳng của việc chuyển đổi niên hiệu đã gợi lên cuộc tranh cãi liệu nước Nhật có nên chuyển hẳn sang sử dụng lịch phương Tây. Lịch phương Tây vẫn được sử dụng trong những công việc ngoại giao hoặc các sự kiện mang tính quốc tế, ví dụ như Olympics 2020. Phần lớn người dân cũng sử dụng lịch này trong cuộc sống của họ.
Một luật sư có tên Jiro Yamane thậm chí đã kiện chính phủ vì cho rằng việc ép người dân sử dụng lịch tương ứng với niên hiệu của Nhật hoàng là vi hiến và không tôn trọng người dân.
“Chỉ có nước Nhật mới tồn tại ở một không gian và thời gian khác, hoàn toàn không phù hợp với văn hóa quốc tế. Vì sao người Nhật vẫn cứ thích dùng lịch này”, ông Yamane nói.
Một trong những cách lý giải có thể là vì người Nhật thực sự thích những thứ cổ, lâu đời. Máy fax vẫn còn được sử dụng rộng rãi tại Nhật. Một trong những cửa hàng hiếm hoi trên thế giới còn bán đĩa nhạc CD cũng nằm ở Nhật.
Triều đại mới, với nhiều người, cũng đồng nghĩa với một khởi đầu mới. Các quan chức chính phủ cho rằng nhiều cặp đôi sẽ đến văn phòng đăng ký kết hôn đúng ngày đầu tiên của triều đại mới.
Chỉ có 1 tháng để chuyển đổi niên hiệu
Người Nhật bắt đầu sử dụng lịch theo niên hiệu hoàng gia do học theo Trung Quốc từ thế kỷ thứ 7. Từ những năm 1970, chính phủ Nhật ra quy định các cơ quan thuộc chính phủ phải sử dụng lịch hoàng gia. Đến nay, nhiều nước xung quanh Nhật, bao gồm cả Trung Quốc, đã chính thức chuyển sang sử dụng lịch phương Tây.
Lần gần nhất nước Nhật phải chuyển đổi niên hiệu là từ năm 1989, tức là trước cả thời kỳ máy tính hiện đại. Ngày 7/1/1989, Nhật hoàng Hirohito qua đời, và đó cũng là ngày cuối cùng của triều đại Showa (Chiêu Hòa) hay năm Showa thứ 64. Ngày hôm sau là ngày đầu tiên của triều đại Heisei (Bình Thành) hay năm Heisei thứ nhất.
Niên hiệu Heisei được công bố cùng ngày Nhật hoàng Hirohito qua đời, và chỉ trong 24 giờ phần lớn quá trình đổi niên hiệu trên các bảng hiệu hay biểu mẫu đã thực hiện xong bằng tay.
Chánh văn phòng Nội các Nhật Bản Yoshihide Suga công bố niên hiệu mới "Reiwa" trong buổi họp báo hôm 1/4. Ảnh: New York Times.
Lần này, việc chuyển đổi đã được lên kế hoạch từ trước. Nhật hoàng Akihito đã công bố sẽ thoái vị từ cuối năm 2017, nên nước Nhật đã có hơn 1 năm chuẩn bị cho việc thay đổi niên hiệu.
Tuy nhiên nhiều công ty đã không làm điều này sớm hơn. Theo khảo sát của METI vào tháng 3/2019, 1/5 số công ty trong tổng số 2.700 công ty được khảo sát chưa làm gì để đổi niên hiệu. Công việc càng phức tạp khi chính phủ Nhật chờ tới ngày 1/4 mới công bố niên hiệu mới, chỉ 1 tháng trước khi nó chính thức được áp dụng.
METI cho biết nhiều văn phòng chính phủ và các tổ chức tài chính Nhật Bản sử dụng những hệ thống máy tính cũ kỹ và có khả năng sẽ gặp vấn đề.
“Một số công ty tư nhân có thể chưa nhận thức được tầm quan trọng, và không biết họ sẽ phải đối mặt với vấn đề gì”, ông Moriya thuộc METI cho biết.
Microsoft cho biết họ sẽ đưa ra bản cập nhật thông qua các hệ thống điện toán đám mây. Tuy nhiên các công ty, tổ chức vẫn sử dụng các hệ thống Microsoft Windows cũ hoặc không cập nhật sẽ gặp nguy cơ rối loạn hệ thống.
Ở nhiều tổ chức, những người phụ trách sẽ phải cập nhật các hệ thống có tuổi đời tương ứng với triều đại Heisei. Việc này có thể sẽ rất tốn kém và mất công sức, và khiến nhiều công ty phải cập nhật lên các hệ thống mới hơn.
“Một số công ty Nhật sử dụng những hệ thống 20, 30 năm tuổi. Nội thất của hệ thống đó khó hiểu như một hộp đen”, ông Moriya nhận xét.
Những công nhân tại một nhà máy sản xuất con dấu tại Chiba, Nhật Bản. Ảnh: New York Times.
Tại nhà máy làm con dấu, ông Takiguchi cho biết đã có đối tác phụ trách cập nhật hệ thống máy tính.
“Tôi được biết họ sẽ chuyển hệ thống của tôi sang lịch phương Tây. Họ bảo rằng nếu lại đổi triều đại lần nữa thì cập nhật hệ thống khổ sở lắm”, ông kể lại.
Cuộc trò chuyện của ông Takiguchi với phóng viên của New York Times tiếp tục trong không khí làm việc khẩn trương, khi những công nhân liên tục thao tác để làm ra những con dấu nhỏ được khắc chữ “Reiwa”.
Mặc dù rất vui vì công việc đang phát triển, ông Takiguchi cho rằng việc đổi triều đại cũng khiến ông mệt mỏi. Năm tài chính của Nhật Bản kết thúc vào tháng 3, và việc thay đổi triều đại diễn ra không lâu sau đó khiến cho ông càng thêm bận rộn.
“Giá mà triều đại mới bắt đầu vào mùa hè thì dễ cho chúng tôi hơn”, ông chia sẻ.