Theo đại diện Cục Tin học hóa – Bộ TT&TT, trong chuyển đổi số doanh nghiệp, thương mại điện tử, đặc biệt là phát triển kinh tế chia sẻ là lĩnh vực Việt Nam có nhiều cơ hội.(Ảnh minh họa: Internet) |
Cũng trong thông tin chia sẻ về nội dung dự thảo Đề án Chuyển đổi số quốc gia hiện đang được Cục Tin học hóa – Bộ TT&TT chủ trì soạn thảo, ông Nguyễn Thành Phúc đã chỉ rõ, một nhóm mục tiêu lớn của Chuyển đổi số Việt Nam đến năm 2030 chính là nâng cao tính cạnh tranh của nền kinh tế, với các chỉ tiêu được đề xuất là tốc độ tăng trưởng kinh tế số trung bình 20%/năm và đặc biệt là năng suất lao động bình quân sẽ tăng 7-8%/năm. “Nếu không chuyển đổi số thì mức tăng năng suất lao động của Việt Nam được dự báo chỉ tăng khoảng 5-6%, song nhờ chuyển đổi số mà năng suất lao động của Việt Nam có thể tăng được 7-8%. Chúng ta cũng phấn đấu có tên trong Top 20 thế giới, Top 3 khu vực ASEAN về chỉ số năng lực cạnh tranh quốc gia”, ông Nguyễn Thành Phúc cho hay.
Đề cập đến chuyển đổi số trong doanh nghiệp, nhấn mạnh đây là lĩnh vực Việt Nam cần quan tâm hơn cả, người đứng đầu Cục Tin học hóa – Bộ TT&TT cũng cho rằng, cần có những nền tảng hỗ trợ cho doanh nghiệp chuyển đổi số và đặc biệt là Chính phủ cần có những chương trình hỗ trợ chuyển đổi số trong doanh nghiệp, bao gồm chương trình truyền thông, nâng cao nhận thức về tầm quan trọng và xu hướng chuyển đổi số, kịp thời tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp chuyển đổi số.
“Khi doanh nghiệp tham gia công cuộc chuyển đổi số, họ sẽ gặp phải rất nhiều khó khăn. Chính phủ cần luôn luôn sẵn sàng để tháo gỡ cho các doanh nghiệp, có như vậy họ mới không nản chí trong quá trình chuyển đổi”, đại diện Cục Tin học hóa lý giải.
Trong dự thảo Đề án Chuyển đổi số quốc gia, Cục Tin học hóa cũng đã đề xuất việc Chính phủ, Bộ TT&TT sẽ thường xuyên tổ chức, đánh giá mức độ chuyển đổi số của doanh nghiệp và công bố nhằm tạo ra một sự nhận thức cũng như hành động trong chuyển đổi số của các doanh nghiệp.
Đại diện Cục Tin học hóa cũng chia sẻ thêm, trong chuyển đổi số doanh nghiệp, có những lĩnh vực Việt Nam có nhiều cơ hội như thương mại điện tử, đặc biệt là phát triển kinh tế chia sẻ. Bên cạnh đó, có thể kể đến một số lĩnh vực trong chuyển đổi số như tài chính ngân hàng, giáo dục, y tế, giao thông vận tải, nông nghiệp. “Đây là những lĩnh vực Việt Nam có cơ hội rất lớn”, đại diện Cục Tin học hóa nhấn mạnh.
Xem xét vấn đề ở góc độ doanh nghiệp, ông Nguyễn Đình Thắng - Chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Liên Việt (LienVietPostBank), Phó Chủ tịch các Hội, Hiệp hội: Tin học Việt Nam, Phần mềm và Dịch vụ CNTT Việt Nam, Truyền thông số Việt Nam cho rằng, chuyển đổi số là một quá trình nhanh hay chậm, thành công hay thất bại tùy thuộc chính vào quyết tâm của tất cả mọi người tham gia và tiên quyết là vai trò của lãnh đạo. Chuyển đổi số Việt Nam muốn thành công thì vai trò, trách nhiệm, quyết tâm, quyết liệt của Đảng và Chính phủ là điều kiện tiên quyết.
" alt="Việt Nam có nhiều cơ hội để chuyển đổi số trong lĩnh vực thương mại điện tử" width="90" height="59"/>