Nhiều du học sinh Việt Nam tại Australia làm thêm trong các nhà hàng,ÁcmộnglàmthêmcủaduhọcsinhViệtởmu vs mc khách sạn bị đối xử tệ, bóc lột sức lao động và trả lương thấp hơn so với mức lương tối thiểu.
Sau khi tin tức về hệ thống bán lẻ 7-Eleven ở Australia bị cáo buộc trả thiếu hàng nghìn AUD tiền lương cho nhân viên, trong đó có nhiều sinh viên quốc tế, người dân địa phương cảm thấy vô cùng bất ngờ. Tuy nhiên, các du học sinh không quá ngạc nhiên với việc bị trả lương thấp.
Tình trạng trả lương dưới mức tối thiểu không chỉ tồn trong những công ty đa quốc gia. Story Hunters dẫn lời sinh viên làm thêm trong khách sạn, cửa hàng bán lẻ cho biết, đó là một phần cuộc sống phải chấp nhận ở Australia.
Nhiều sinh viên phải làm thêm quá giờ quy định để đủ tiền trang trải cuộc sống. Ảnh minh họa: Oecc.vn |
Cựu sinh viên quốc tế Kenny đến từ Trung Quốc cho biết, anh làm việc tại một nhà hàng Trung Quốc nổi tiếng và được trả 8 AUD/giờ (trong khi mức lương tối thiểu được quy định là 16,7 AUD/giờ.)
"Phần lớn người Australia sẽ cảm thấy ngạc nhiên khi nghe điều này bởi số tiền công đó quá thấp", Kenny nói.
Sinh viên quốc tế hợp pháp ở Australia được phép làm việc tối đa 20 giờ mỗi tuần trong suốt học kỳ. Nhưng vì bị trả lương thấp, không ít bạn trẻ phải làm việc nhiều giờ hơn để đủ sống.
"Chúng tôi biết điều đó là phạm pháp. Nếu bị chính quyền phát hiện, du học sinh sẽ bị trục xuất. Chúng tôi cũng biết người sử dụng lao động đang làm việc trái pháp luật nhưng không thể thắc mắc, bởi có quá nhiều sinh viên đang cần việc làm", cựu sinh viên quốc tế chia sẻ.
Kenny cho biết, mức lương 8-12 AUD/giờ khá phổ biến đối với sinh viên làm thêm, đặc biệt là những bạn trẻ đến từ các nước châu Á. Trong đó, sinh viên Việt Nam rất dễ bị bóc lột khi làm thêm ở Australia.
Sau khi tham gia vào hai nhóm Facebook có 41.000 du học sinh Việt Nam, phóng viên của Story Hunters đặt câu hỏi: "Công việc làm thêm của bạn khi du học tại Australia như thế nào?".
Trong 3 ngày, khoảng 60 sinh viên đã bình luận, gửi câu trả lời qua email hoặc nhắn tin câu chuyện của họ. Hơn 500 người tham gia cuộc thăm dò và 2/3 trong số đó thú nhận họ được trả công thấp hơn mức lương tối thiểu.
Bốn du học sinh Việt có nickname là Chi, Daniel, Vincent và Darren đã đồng ý chia sẻ câu chuyện của họ.
Sinh viên Việt bị bóc lột sức lao động
Đến Australia là trải nghiệm khó khăn và cô độc với một sinh viên quốc tế. Đối với nhiều du học sinh Việt Nam, đó là lần đầu tiên sống xa nhà và tiếng Anh ở đây được phát âm khá khác với tiếng Anh - Mỹ mà họ học ở trường.
"Lần đầu đặt chân tới đây, tôi thậm chí không thể gọi món ở KFC, bởi họ không hiểu tôi nói gì và tôi cũng không nghe được họ nói", Darren nhớ lại.
Sự việc này khiến Darren mất tự tin. Để kiếm được việc làm, anh tìm đến cộng đồng người Việt và nhận phục vụ bàn với mức lương 12 AUD/giờ.
Nhiều du học sinh Việt ở Australia làm thêm bị trả lương thấp hơn mức lương tối thiểu. Ảnh minh họa: Kangdongsee.com |
"Tôi nghĩ rằng, khi mọi người nói tiếng Việt với nhau, họ sẽ đối xử tốt hơn. Nhưng khi thấy tôi nói tiếng Việt, họ liền lợi dụng vì nghĩ rằng tôi không thể nói chuyện bằng tiếng Anh, không có khả năng giao tiếp với người khác và đòi hỏi quyền lợi cho bản thân", Darren kể.
Vincent cho biết, ông chủ cho rằng một sinh viên như anh sẽ chấp nhận tiền công thấp bởi mức lương trung bình ở quê nhà còn thấp hơn nhiều.
Trong khi các du học sinh này bày tỏ sự thất vọng vì bị bóc lột và trả lương thấp, trong cùng một nhóm trên Facebook, người sử dụng lao động vẫn đăng tin tuyển nhân viên với mức lương ít nhất là 10 AUD.
"Hầu hết sinh viên Việt đều làm việc cho những ông chủ người Việt và Australia. Rất hiếm nơi trả cho chúng tôi 12 AUD/giờ. Nếu không có kinh nghiệm, hầu hết sinh viên chỉ được nhận 8-10 AUD. Những ngày đầu làm việc, khi trở về nhà, tôi không muốn nói chuyện với bất kỳ ai, chỉ muốn nằm trên giường và khóc. Mọi thứ không giống như tôi tưởng tượng. Nó thật sự khủng khiếp",Chi nói.
Ta đi làm ở Tây Một viên chức nhà nước Việt Nam với công việc tốt, có vị trí xã hội, nhưng, không len chân nổi vào xã hội “Tây” vì rào cản ngôn ngữ, IT thấp và chuyên môn kém cỏi của mình. 1.本站遵循行业规范,任何转载的稿件都会明确标注作者和来源;2.本站的原创文章,请转载时务必注明文章作者和来源,不尊重原创的行为我们将追究责任;3.作者投稿可能会经我们编辑修改或补充。 相关文章
网友点评
|
Trong tâm thế hào hứng với bộ trang phục hoặc kiểu tóc mới, bạn vội lấy chiếc điện thoại và tạo dáng, ghi lại những tấm selfie. Thế nhưng, thành quả thật tệ. Kiểu tóc mới không đẹp như bạn nghĩ, hay bộ quần áo chẳng nổi bật đến vậy.
Tuy nhiên, khi quay lại với những bức ảnh đó sau vài tuần, bạn lại thấy rằng chúng khá ổn, thậm chí là rất đẹp. Theo InStyle, việc chúng ta thay đổi cách nhìn nhận vẻ ngoài của mình tùy thời điểm là một hiện tượng tâm lý thông thường.
Kỳ vọng hoàn hảo
Tiến sĩ tâm lý học Aenne Brielmann, người nghiên cứu về vẻ đẹp và thẩm mỹ tại Viện Điều khiển Sinh học Max Planck (Đức), cho biết một số điều có thể tạo nên hiện tượng này.
Đầu tiên, bạn kỳ vọng có những bức hình hoàn hảo. Theo bà Brielmann, bất cứ khi nào chúng ta đánh giá một thứ gì đó, nó không bao giờ dựa trên một giá trị tuyệt đối của sự vật. Thay vào đó, chúng ta dựa trên kỳ vọng cá nhân.
Bởi vậy, nếu bạn mong đợi bức ảnh tuyệt vời, nhưng lại chỉ thu về thành quả tốt một cách “bình thường”, khả năng cao bạn sẽ rơi vào tình trạng thất vọng, dẫn đến việc quan tâm từng tiểu tiết trong bức ảnh và đánh giá, chỉ trích.
Việc ghét tấm ảnh selfie vừa mới chụp là hiện tượng khá phổ biến và có thể giải thích về mặt tâm lý. Ảnh: Julia M Cameron/Pexels. |
Tâm trạng không tốt
Mặt khác, khi thời gian trôi qua, bạn sẽ không còn để tâm tới những chi tiết nhỏ trong tấm ảnh nữa. Bởi lúc này, bạn có thể nhìn vào tấm hình với ánh mắt ít phê phán hơn, và đầu óc cũng không còn nhớ đến viễn cảnh “bức ảnh hoàn hảo” như thời điểm bạn chụp.
Bên cạnh đó, việc ghi nhớ khoảng thời gian tốt đẹp, ngay cả khi sự việc mới xảy ra tuần trước, sẽ giúp bạn có đánh giá tích cực hơn về bức ảnh. Nói cách khác, tâm trạng ảnh hưởng đến cách chúng ta nhận thức về bản thân.
Tiến sĩ Brielmann cho biết chúng ta có xu hướng loại bỏ ký ức tiêu cực, ngoại trừ ký ức gây thù hận hoặc mối đe dọa thực sự.
Ký ức vui vẻ và tâm trạng tích cực có thể thay đổi cách nhìn của bạn về tấm ảnh cũ. Ảnh: Cottonbro/Pexels. |
Ví dụ, có thể ở lúc mới chụp ảnh, tâm trạng của bạn đồng thời bị ảnh hưởng bởi một số vấn đề như tin nhắn giao việc của sếp hoặc cãi nhau với người yêu.
Nhưng một tuần sau, bạn đã xử lý xong những tác nhân gây căng thẳng nhỏ đó và não bộ sớm loại bỏ chúng. Nhờ đó, khi nhìn lại bức ảnh, bạn không còn thấy ghét nó nữa.
Mặt khác, bạn ở thời điểm này luôn trẻ hơn so với bất kỳ dấu mốc nào trong tương lai. Dù bạn nghĩ hôm nay trông mình tệ thế nào chăng nữa, vài năm sau, bạn nhìn lại và sẽ thấy rằng tại sao mình lại than thở như vậy. Bạn ngày đó trẻ hơn và tràn đầy sức sống. Bởi vậy, hãy đừng quá khắt khe với những bức ảnh chụp ở thời điểm này.
(Theo Zing)
" alt="Lý do bạn ghét ảnh selfie ngay khi vừa chụp" width="90" height="59"/>