Cô dâu trẻ 20 tuổi mang thai, bất ngờ đổ bệnh sau ngày cưới một tháng |
Sau ngày cưới gần một tháng, Đức thấy cơ thể vợ sưng phù, đưa đi khám thì bác sĩ kết luận Linh bị viêm thận lupus ban đỏ, suy thận mạn giai đoạn cuối, tràn dịch đa màng, ảnh hưởng đến thần kinh lúc nhớ lúc quên.
Hoảng sợ, lo lắng vì vợ đang mang thai lại gặp bệnh hiểm nghèo, Đức đưa vợ đi chạy chữa khắp nơi mong có thể cứu cả mẹ lẫn con. Thế nhưng lực bất tòng tâm, cầm cự được 5 tháng thì thai bị lưu do sức khỏe Linh không đáp ứng được để nuôi thai. Đứa con đầu lòng, niềm hạnh phúc mới nhen nhóm vụt khỏi tầm tay họ.
Bệnh tình của Linh ngày một chuyển biến nặng. Đức chới với bởi không biết quãng thời gian trước mắt sẽ làm gì để cứu vợ khi kinh tế đã hoàn toàn cạn kiệt.
Cánh tay của Linh teo tóp dần, nổi đỏ do chứng bệnh hiểm nghèo |
Nguyễn Tiến Đức sinh ra trong một gia đình nghèo, đông con ở huyện miền núi tỉnh Hà Tĩnh. Một người em của Đức mất sớm vì không có điều kiện chữa bệnh tim bẩm sinh. Chị gái bị ung thư tuyến giáp phải xạ trị. Thương bố mẹ vất vả, Đức nghỉ học sớm vào miền Nam làm thuê cuốc mướn rồi quen biết, kết hôn với Linh sau 3 năm tìm hiểu. Cuối tháng 9/2019, đám cưới được tổ chức tại Sài Gòn. Hạnh phúc chưa được bao lâu thì Linh đổ bệnh.
Hai vợ chồng chưa có nhà ở, sống chung với bố mẹ Đức trong căn nhà tồi tàn |
Căn nhà không có gì đáng giá để có thể bán để lấy tiền cứu con |
Ở miền Nam cuộc sống công nhân khó khăn, chi phí đắt đỏ, Đức đành đưa vợ về quê nhà điều trị rồi ra Bệnh viện Bạch Mai tiếp tục chạy chữa. Nhưng do kinh phí nhiều, vợ lại không có bảo hiểm nên hai vợ chồng gạt nước mắt, chấp nhận về quê uống thuốc nam.
Bởi Linh mang thai, sức khỏe yếu ớt , nhìn vợ đau từng cơn, Đức tiếp tục vay mượn tiền đưa vợ vào Bệnh viện Đa khoa Hà Tĩnh để điều trị rồi chuyển tuyến vào Bệnh viện TW Huế.
“Gia đình nội ngoại hai bên đều nghèo khó, bố Linh lại bị tiểu đường nặng, chị gái em bị ung thư tuyến giáp. Em thương vợ lắm nhưng giờ không biết phải làm sao để có tiền cứu vợ”, Đức nghẹn ngào.
Con trai đầu lòng của Đức mất khi vợ mang thai 5 tháng, giờ chàng trai nghèo nơm nớp nỗi lo trước cơn bạo bệnh của vợ |
Sau thời gian nằm viện, sức khỏe yếu, dùng thuốc nhiều nên hai vợ chồng đã không giữ được thai ở tháng thứ 5. Nằm trên giường bệnh, Linh thở yếu ớt, tinh thần suy sụp. Nỗi sợ trong em ùa về: "Vợ chồng em yêu thương nhau rất nhiều, sau khi biết mình có em bé, em hạnh phúc vì sắp được làm mẹ. Giờ bệnh bất ngờ, con cũng rời bỏ, em thương chồng nhưng không biết làm sao để gánh bớt cho anh”.
Gần một năm nay Đức phải nghỉ việc để chăm vợ, số tiền nợ đã lên đến hơn 300 triệu đồng. Sự sống của Linh đang rất mong manh khi bệnh diễn tiến ngày một xấu đi. Hàng ngày, em phải chạy thận để duy trì sự sống.
"Giờ vợ em cần chạy chữa kéo dài mà em đã nợ quá nhiều, không thể vay đâu được nữa. Em xin cúi đầu mong các nhà hảo tâm thương đến tình cảnh vợ chồng em. Em mất con rồi, không thể mất thêm vợ được nữa…”, Đức nói trong nước mắt.
Đại diện UBND xã Hương Lâm cho biết: "Hai vợ chồng đi làm ăn xa, vợ đổ bệnh phải về quê chữa. Hoàn cảnh khó khăn chồng chất, chưa có nhà để ở. Vừa rồi xã xét duyệt cho chị Linh chế độ bảo trợ xã hội. Mong các nhà hảo tâm thương lấy hoàn cảnh của đôi vợ chồng trẻ để họ có thêm kinh phí chữa bệnh hiểm nghèo".
Thiện Lương
Mọi sự giúp đỡ xin gửi về: 1. Gửi trực tiếp: Anh Nguyễn Tiến Đức, xóm 5, xã Hương Lâm, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh. SĐT: 0949891840 2. Ủng hộ qua Báo VietNamNet: Ghi rõ ủng hộ MS 2020.209 (gia đình anh Đức) |
Cả cuộc đời ông Tập là chuỗi những tháng ngày đau khổ, tủi cực. Cho đến tận cuối đời, bất hạnh vẫn không thôi buông tha cho ông.
" alt=""/>Mắc bệnh hiểm, thai phụ vừa mất con nay nguy kịch tính mạngMột giờ học tại Trường Cao đẳng Cơ điện và Xây dựng Bắc Ninh
Khuyến khích sự tham gia của doanh nghiệp
Cũng theo bản Kế hoạch này, Bắc Ninh khuyến khích các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh:
- Thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp hoặc mở lớp đào tạo tại nơi làm việc để nâng cao trình độ, kỹ năng nghề cho người lao động; phối hợp với cơ sở giáo dục nghề nghiệp đào tạo các trình độ giáo dục nghề nghiệp và chương trình đào tạo khác theo quy định của pháp luật.
- Tham gia đào tạo, xây dựng danh mục ngành, nghề; tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia; chuẩn đầu ra; chương trình đào tạo, giáo trình; định mức kinh tế - kỹ thuật trong giáo dục nghề nghiệp; tham gia hội đồng trường, hội đồng quản trị và hội đồng kỹ năng ngành hoặc nghề phù hợp.
- Tổ chức thi kỹ năng nghề cho người lao động, đánh giá và công nhận kỹ năng nghề, phát triển năng lực nghề nghiệp cho người lao động.
- Thông tin, báo cáo chính xác, kịp thời về nhu cầu đào tạo, sử dụng lao động theo ngành nghề và nhu cầu tuyển dụng lao động của doanh nghiệp; chỉ sử dụng lao động đã qua đào tạo nghề nghiệp hoặc có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia ở một số ngành nghề theo quy định của pháp luật.
Đối với các cơ sở Giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh, bản Kế hoạch đặt ra yêu cầu:
- Tăng cường gắn kết chặt chẽ 3 “Nhà”: Nhà nước - Nhà trường - Doanh nghiệp trong các hoạt động giáo dục nghề nghiệp. Xây dựng mối quan hệ chặt chẽ giữa cơ sở giáo dục nghề nghiệp với doanh nghiệp trong công tác tuyển sinh - đào tạo - việc làm sau tốt nghiệp.
- Triển khai các hoạt động nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp theo hướng hiện đại, tiếp cận nền giáo dục nghề nghiệp tiên tiến trong khu vực và thế giới; từng bước thực hiện liên kết đào tạo với các cơ sở đào tạo nước ngoài.
- Thực hiện tốt công tác tự kiểm định chất lượng đào tạo nghề nhằm mục tiêu nâng cao chất lượng, kỹ năng nghề để xây dựng nguồn nhân lực đáp ứng được yêu cầu thị trường lao động.
Tại buổi làm việc giữa Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp với Sở LĐ-TBXH Bắc Ninh đầu tháng 7 vừa qua, Tổng cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp Trương Anh Dũng gợi ý: "Kinh tế - Xã hội Bắc Ninh, đặc biệt là phát triển công nghiệp của Bắc Ninh là một trong tỉnh top đầu cả nước. Bắc Ninh có mạnh dạn phấn đấu đào tạo nhân lực, phát triển giáo dục nghề nghiệp nằm trong top đầu cả nước hay không?". Nếu tỉnh Bắc Ninh đặt ra và theo đuổi mục tiêu này thì Tổng cục sẽ có trách nhiệm hỗ trợ để tỉnh phát triển GDNN xứng tầm với phát triển kinh tế, công nghiệp. Tổng cục trưởng cũng đề nghị các cơ sở GDNN trên địa bàn tỉnh quán triệt phổ biến Chỉ thị 24 của Thủ tướng mới ban hành về phát triển nhân lực có kỹ năng nghề đáp ứng tăng năng suất lao động và cạnh tranh quốc gia đến từng cán bộ, giáo viên. "Bắc Ninh cần tận dụng lợi thế có 58 cơ sở GDNN và nhiều các khu công nghiệp, phát triển GDNN gắn với doanh nghiệp, gắn với công nghiệp. Tỉnh cần đẩy mạnh việc phát triển các trường nghề chất lượng cao, phát triển các nghề đạt trình độ quốc tế để thu hút học sinh đến với học nghề... Nếu làm tốt việc này chắc chắn giáo dục nghề nghiệp Bắc Ninh sẽ phát triển", ông Trương Anh Dũng khẳng định. |
Minh Vy
" alt=""/>Bắc Ninh phấn đấu đến 2030 giáo dục nghề nghiệp tiếp cận trình độ ASEAN
Ông Dương Văn An - Phó Bí thư Tỉnh ủy Bình Thuận chia sẻ: “Những ngôi nhà được trao tặng là sự nỗ lực của những người thực hiện chương trình Mái ấm yêu thương, cho thấy việc phối hợp hiệu quả giữa nhà Đài Phát thanh - Truyền hình Bình Thuận, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh Bình Thuận và nhất là sự tài trợ xuyên suốt của Công ty Nhiệt điện Vĩnh Tân, thuộc Tổng Công ty Phát điện 3. Tôi mong rằng những tình cảm này sẽ được nối dài hơn nữa, để giúp cho nhiều gia đình có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh”.
Ông Dương Văn An - Phó Bí thư Tỉnh ủy Bình Thuận tặng quà cho gia đình chị Lệ |
Thiếu đất sản xuất, công việc làm thuê ở địa phương cũng bấp bênh, vợ chồng anh Hà Văn Quên, ngụ Bản A, xã La Ngâu, huyện Tánh Linh, tỉnh Bình Thuận phụ thuộc gần như hoàn toàn vào việc lấy măng, hái nấm trên rừng. Anh Quên tâm sự, nhiều khi may mắn tìm được chừng chục ký măng, bán được hơn trăm ngàn, lo chuyện chi tiêu trong gia đình, có khi chỉ 1, 2 ký đành đem về ăn cho qua bữa.
Mồ côi cha mẹ từ nhỏ, anh Quên phải bươn chải từ sớm. Lớn lên, lập gia đình với chị Trần Thị Hương cùng cảnh ngộ, hai vợ chồng tay trắng mưu sinh. Mặc dù cố gắng làm lụng, nhưng phần vì đông con, phần vì chỉ có 2 sào đất, quanh năm trồng được vỏn vẹn một vụ khoai mì, nên chuyện cơm áo, gia đình anh phải chạy lo từng bữa.
Hoàn cảnh khó khăn của gia đình anh Hà Văn Quên, huyện Tánh Linh, tỉnh Bình Thuận |
Nói về căn nhà cũ, chị Hương - vợ anh Quên bộc bạch: “Trước đây nó là một cái chuồng bò của người quen, thấy vợ chồng không có nơi ở, nên người ta cho ở nhờ. Mỗi khi trái gió trở trời, một cơn mưa nhỏ cũng đủ khiến cả gia đình phải thức trắng”.
Căn nhà tạm bợ của vợ chồng anh Hà Văn Quên |
Cũng trong tình cảnh tương tự, không đất đai canh tác, chẳng có một mái ấm đúng nghĩa, 2 mẹ con chị Nguyễn Thị Lệ hiện đang tá túc trong căn bếp cũ của người em gái tại Khu phố 7, thị trấn Võ Xu, huyện Đức Linh, tỉnh Bình Thuận. Vốn sinh ra trong một gia đình khó khăn, vì khuyết tật ở bàn tay từ nhỏ, chị Lệ phải sống nhờ vào sự đùm bọc người thân và bà con lối xóm. Công việc tách vỏ hạt điều, nhặt nhạnh những trái ớt mang phơi... cả ngày chật vật, chị Lệ vẫn cảm thấy hạnh phúc bởi kiếm được 30 ngàn đồng, tích cóp cho con gái ăn học. Hạnh phúc hơn với bà mẹ đơn thân này là sau bao nhiêu biến cố trong cuộc sống, con gái của chị - em Nguyễn Thị Lệ Ngân, 12 năm liền đều là học sinh giỏi và hiện em là sinh viên năm nhất của trường Đại học Ngoại thương TP.HCM.
Trong căn phòng nhỏ, cũ kỹ, bóng dáng của hai mẹ con chị Lệ dựa vào nhau, càng khiến cho người ta chạnh lòng, nhưng trong suy nghĩ của những số phận nhỏ bé này, vẫn trỗi lên khát khao một cuộc sống tốt đẹp, một tương lai xán lạn phía trước và nhất là một mái nhà lành lặn.
Ngôi nhà mới của gia đình anh Hà Văn Quên, huyện Tánh Linh |
Lãnh đạo tỉnh Bình Thuận và Công ty Nhiệt điện Vĩnh Tân tham quan nhà của chị Nguyễn Thị Lệ |
Chương trình Mái ấm yêu thương do Công ty Nhiệt điện Vĩnh Tân/Tổng Công ty Phát điện 3, phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh Bình Thuận và Đài Phát thanh - Truyền hình Bình Thuận thực hiện, sẽ tiếp tục chặng đường giúp đỡ những hộ nghèo đang gặp khó khăn về nhà ở trong thời gian tới. Theo đó, định kỳ mỗi tháng trao 1 căn nhà và trong năm 2020, công ty sẽ trao 12 căn nhà Mái ấm yêu thương, chung tay cùng chính quyền địa phương tạo nơi ăn chốn ở cho những mảnh đời kém may mắn.
(Nguồn: EVNGenco 3)
" alt=""/>Bàn giao 2 căn nhà cho hộ nghèo ở Bình Thuận