Theo đoạn hé lộ tập 11, Shark Tank mùa 3 sẽ có sự trở lại của Shark Thái Vân Linh một nhà đầu tư cũng khá nổi tiếng trong cộng đồng khởi nghiệp.
Bên cạnh đó trong đoạn teaser cho tập 11 Shark Tank mùa 3 diễn ra vào tuần sau, một nhân vật rất quen thuộc trong làng giải trí là người mẫu, diễn viên Phi Thanh Vân cũng bất ngờ xuất hiện như một startup kêu gọi vốn đầu tư.
Phi Thanh Vân nói trên sóng Shark Tank: "Em xin phép được nói về một vấn đề là... hiểu được người đàn ông thích gì và hiểu được người phụ nữ thích gì", khiến các Shark thắc mắc rằng: "Chương trình Shark Tank Vietnam có cần phải gắn mác 18+ hay không?".
" alt=""/>Hé lộ Shark Tank tập tới: Shark Linh trở lại![]() |
Khách hàng tham khảo sản phẩm bên trong Apple Store ở Singapore. Ảnh: Hải Đăng |
Mặc dù Apple không chính thức cho đặt iPhone trước tại Việt Nam lúc này nhưng ngay sau sự kiện ra mắt hôm 11/9, các hệ thống bán lẻ lớn như Thế Giới Di Động, FPT Shop, Viettel Store đã cho khách hàng "đặt gạch" - một hình thức đặt hàng không chính quy.
Đến thời điểm viết bài này, thegioididong.com và FPT Shop đều chỉ đạt số lượng "đặt gạch" iPhone 11 khoảng 3.000 lượt. Thử so sánh với số lượng đặt trước tại Trung Quốc, quốc gia trên tỷ dân láng giềng của chúng ta, thì chỉ riêng trang JD.com số lượng đơn đặt trước iPhone 11 đã đạt mốc 500.000. Rõ ràng lượng đặt hàng iPhone tại Việt Nam quá nhỏ bé so với nhiều thị trường. Thêm vào đó, với quy mô dân số nước ta gần 100 triệu người thì số lượng đơn đặt hàng iPhone như thế là rất khiêm tốn.
![]() |
Một người dùng tại Việt Nam thử cầm iPhone 7 khi máy vừa mới về Việt Nam. Ảnh: Hải Đăng |
Tìm hiểu thêm một chút về doanh số iPhone chính hãng được bán ra tại Việt Nam trong thời gian qua để có thể phác họa tỉ mỉ hơn về “miếng bánh” thị phần smartphone mà Apple đã chiếm lĩnh được.
Thống kê của GfK cho thấy, từ đầu năm đến nay iPhone chiếm thị phần khá khiêm tốn tại Việt Nam, xoay quanh mức 6%. Cụ thể là iPhone đạt khoảng 6,3% thị phần tháng 7/2019, xếp thứ 4 sau Samsung, Oppo và Realme. Nhưng cũng lưu ý rằng ở phân khúc smartphone trên 15.000.000 đồng thì Apple chiếm hơn 66% thị phần, gấp đôi so với mức 32% của kình địch Samsung.
Theo thống kê của GfK thì trong tháng 6/2019, sức tiêu thụ của phân khúc giá này chỉ đạt 58.000 máy, sụt giảm đáng kể so với con số 74.000 máy hồi tháng 5. Đây lại là phân khúc mà các sản phẩm iPhone thế hệ mới đang được Apple kinh doanh chủ yếu. Từ đó, có thể tính ra xấp xỉ hàng tháng doanh số hàng chính hãng của iPhone tại Việt Nam chỉ là vài chục ngàn máy.
Với doanh số bán hàng nhỏ bé này, rất khó để Việt Nam lọt vào bản đồ ưu tiên của Apple khi ra mắt iPhone mới. Bên cạnh đó, iPhone chính hãng chịu sự cạnh tranh gay gắt từ hàng xách tay vốn có mức giá cạnh trạnh hơn.
Theo số liệu do FPT Retail công bố vào cuối năm 2017, quy mô các sản phẩm Apple tại Việt Nam khoảng 900 triệu USD thì hàng chính hãng chỉ xấp xỉ 550 triệu USD, khá sát với kết quả kinh doanh của Apple Việt Nam và phần còn lại 350 triệu USD thuộc về thị trường điện thoại xách tay.
Vẫn chưa có Apple Store Việt Nam
Có một thực tế là Việt Nam chỉ được xem là thị trường xếp vào nhóm thứ 3 trong hệ thống bán hàng của Apple nên chưa phải là thị trường trọng điểm để hãng bán iPhone trong đợt đầu, cũng khó có khả năng hãng mở Apple Store tại Việt Nam.
" alt=""/>Vì sao Apple không mở bán sớm iPhone 11 tại Việt Nam?Asus ROG Phone II
Asus đang nổi lên như một thế lực đầy hứa hẹn trên thị trường smartphone. Là một trong các hãng di động tiên phong, Asus lại không thể dẫn đầu làn sóng và chưa bao giờ được ngồi “chiếu trên” cùng các hãng như Apple, Samsung.
Dường như, vấn đề của công ty nằm ở định hướng. Trong một thời gian dài, Asus thử nghiệm các thiết kế khác thường nhằm tạo ra sản phẩm đột phá nhưng không thành công. Về cơ bản, họ đã thử mọi thứ để khác biệt nhưng không may từ bản vẽ đến thực tế lại là câu chuyện khác.
Trước khi tung ra mẫu ZenFone “bình thường” năm 2014, công ty Đài Loan đã khuấy động thị trường với mẫu Transfomer Pads, mở đường cho laptop 2 trong 1 ngày nay. Asus thử đưa hình thức “lai ghép” này lên điện thoại bằng loạt PadFone.
Thiết bị lai là ý tưởng hay nhưng khi hiện thực hóa lại không phát huy hiệu quả. Asus không thừa nhận thất bại, thay đổi và nâng cấp nhiều kiểu dáng trước khi chính thức dừng sản phẩm.
Có thể nói, Asus thử nghiệm thực tế tăng cường, zoom quang cải tiến, công nghệ selfie trước mọi đối thủ khác. Tuy nhiên, khi mọi nỗ lực không được đền đáp, họ bắt đầu giảm nhẹ tính “nguyên bản”. Gia đình ZenFone 5 ra đời. Cùng lúc này, Asus cuối cùng cũng tìm thấy một thị trường ngách đáng để theo đuổi.
" alt=""/>Đây chính là 'chiến mã' đưa Asus quay lại đường đua smartphone