当前位置:首页 > Ngoại Hạng Anh

Nhức nhối về nạn“chặt chém”

Đông đảo bạn đọc bị thu hút bởi các bài: Đến Việt Nam: Nỗi ám ảnh mang tên ‘chặt chém’,ứcnhốivềnạnchặtchéđô la mỹ hôm nay bao nhiêu Ám ảnh du lịch Việt: Nhà hàng 'mài dao chém ngọt'. Nhiều bạn đã gửi ý kiến phản hồi về Báo VietNamNet.

TIN BÀI KHÁC:

Bức xúc bởi “muôn kiểu hành hạ công nhân của ông chủ”

Xe tải hạng nặng “băm nát” đường liên huyện

Hàng loạt biển "gãy gục" trên Quốc lộ 1A

Cảnh sát cơ động có được phạt xe không gương?

Ông mất, di chúc của bà liệu có giá trị?

Khách du lịch kiểu gì cũng bị “chặt chém”

Đối với khách du lịch, bị “chặt chém” gần như đã được mặc định! Ban Nguyễn Quang viết: Kiểu gì khách cũng bị “chặt chém”! Vào hàng ăn, có hỏi giá trước vẫn bị “chém” như thường vì “chém” chỗ ngồi. Có đời thủa cha sinh mẹ đẻ đến giờ đi ăn hàng còn tính tiền chỗ ngồi không? Họ bảo có thì làm sao? Nếu khách cẩn thận hỏi trước chỗ ngồi có tính tiền không? Họ bảo không rồi thì tính tiền đi WC, tính tiền ngồi lâu, tính tiền cản trở khách khác không vào ăn được… Tóm lại tính tiền vô lý để thỏa mãn túi tham của chủ nhà hàng.

{ keywords}
Ảnh minh họa

Ngoài ăn, khách du lịch nào chả phải đi taxi. Bạn Linh Hương nhận thấy: Niêm yết giá chỉ mang tính hình thức. Tôi đi xe taxi hay xe khách có niêm yết giá nhưng thực tế lái xe thường thu cao hơn với lý do là phụ phí này nọ. Họ còn ngang nhiên đuổi khách nếu không đồng ý với mức thu cao như thế. Còn phản ánh lên các đường dây nóng nói thật là không ai muốn làm vì nhiều lý do. Một là không có người nghe máy, nếu nghe máy thì bảo để xem xét và giải quyết... Còn người dân đố ai dám cầm điện thoại gọi trước nhà xe, có mà… toi đời luôn!

Theo bạn Thu Minh thì: Nguyên nhân một phần do quản lý không chặt, hậu quả của việc mở taxi tràn lan trong thời gian vừa qua. Nhiều hãng taxi dễ dãi chỉ cần bán đầu số, không kiểm soát được các lái xe. Để chấn chỉnh, việc làm đầu tiên là quản lý taxi.

Bạn Huân phụ họa: Đến chợ Bến Thành mà xem, taxi "mù" lượn lờ đầy rẫy. Người Việt ở tỉnh thành khác vẫn bị lừa thường xuyên, nói gì du khách nước ngoài. Thanh tra giao thông có biết, có thấy không? Chắc chắn là có. Họ vẫn tích cực bắt xe máy đậu trước nhà hoặc xe đậu sai chỗ, chỉ có 1 lý do tế nhị giải thích được chuyện tại sao họ không dẹp được taxi bất hợp pháp... Lý do đó ai cũng biết!

Lý Công Uẩn so sánh: Chúng tôi đi du lịch Đà Nẵng đi ô tô đến chỗ nào cũng có người xếp chỗ đỗ xe để tắm biển mà không mất tiền hoặc các nhà hàng đều được thành phố bố trí có chỗ để xe để khách yên tâm, chứ không như ở Hà Nội chỉ dừng xe là bị phạt, gửi xe thì xe to không cho gửi, xe 9 chỗ thì lấy tiền giá cao. Chỗ nào chỉ cần trống thì sở Giao thông công chính bán điểm cho tư nhân tự quản lý tha hồ mà “chém” khách. Cần phải chấn chỉnh việc tiếp đón khách của thành phố Hà Nội.

Dang Le Hai cảm thán: Thật đáng buồn! Việt Nam là đất nước được thiên nhiên ưu đãi mà thương hiệu du lịch đang bị nhiều “con sâu” đục khoét. Nếu không có các biện pháp diệt những “con sâu” thì nó sẽ làm hình ảnh Việt Nam trên bản đồ du lịch thế giới là: “Chặt chém, lừa đảo”!

Phải mạnh tay với kiểu kinh doanh “chặt chém”

Theo bạn Nguyễn Việt thì: “Chặt chém” là hành vi trấn lột, cướp đoạt tài sản của người khác, cần xử lý hình sự. Bạn Linh An nhìn nhận: Cái kiểu làm ăn chụp giật, chặt chém 1 lần rồi sẽ chẳng bao giờ có khách hàng quay trở lại. Ở các nước họ làm du lịch hài lòng khách để khách lần sau tới, còn ở ta thì chặt chém được ai thì cứ chém vì nghĩ rằng họ chỉ đến 1 lần mà thôi. Vì thế, bạn Duy Khôi đề nghị: Phải mạnh tay với kiểu kinh doanh “chặt chém” vô đạo đức, làm mất đi hình ảnh tốt đẹp của Việt Nam trong mắt người nước ngoài. Đừng xem du khách như "mỏ vàng" để moi tiền bằng mọi cách. Ý kiến bạn Nguyễn Trung cũng tương tự: Đã tới lúc các cơ quan chức năng có động thái tích cực khi du khách trình báo những sự việc "chặt chém", có biện pháp can thiệp tích cực hơn, nghiêm khắc hơn.

{ keywords}
Ảnh minh họa

Bạn Nguyễn Nội nêu cụ thể: Theo tôi, địa phương nào xảy ra “chặt chém” thì chính quyền nơi đó phải chịu trách nhiệm. Có như vậy bộ máy chính quyền tại các địa phương mới phải phối hợp để ngăn chặn nạn “chặt chém” khách có hiệu quả.

Phương án phối hợp liên ngành theo đề xuất của bạn Trần Quy Nhơn: Muốn đẩy mạnh nguồn thu từ Du lịch (cho địa phương và toàn quốc), ngoài các công tác khác cần thiết, phải có biện pháp xử lý mạnh, nghiêm số người vi phạm, trường hợp nghiêm trọng xử lý hình sự, công khai để răn đe những kẻ có ý đồ "chặt chém" khách hàng. Ngành Du lịch và Công an phải đầu tư suy nghĩ tìm cách giải quyết theo từng phận việc của mình, đồng thời phối hợp với nhau và với chính quyền địa phương (tỉnh/thành tới huyện/quận xã/phường) để tổ chức ngăn chặn nạn "chặt chém" khách hàng. Tuy nhiên, trong thực tế việc thực hiện có nhiều khó khăn như nhìn nhận và cảnh báo của Lê Anh Xuân: Vấn đề này rất khó chấn chỉnh. Các quán ăn, nhà hàng “chặt chém” một phần do cơ quan chức năng thiếu trách nhiệm, phần còn lại còn có sự “bắt tay” đi đêm của hai bộ phận trên, thậm chí là quán của chính những người quản lý hay dây mơ rễ má với họ!

 “Theo tôi, ngoài phạt hành chính thật nặng, biên thu tài sản có trong quán rồi cho đóng cửa dài dài cấm hoạt động kinh doanh dưới mọi hình thức với chủ quán đó. Có như vậy mới đủ sức răn đe  những kẻ tham lam, manh mún, làm xấu hình ảnh Việt Nam”. Đó là ý kiến của bạn Phương.

Lương Thị Hạnh kêu gọi: Đừng tự giết mình, hỡi những người lao động lương thiện! Hãy vì chữ tâm và lòng tự trọng dân tộc, ta làm đúng thì khắc mình sẽ có công ăn việc làm lâu dài và thu nhập tăng cao. Hình ảnh đẹp thì nhiều người muốn đến Việt Nam lúc đó không chỉ người nước ngoài mà người trong nước cũng cảm thấy ấm lòng khi đi du lịch trong nước!

Ban Bạn đọc

分享到: