Hơn 6 tháng nay, lớp học xóa mù chữ ở trường Tiểu học và THCS Hướng Linh thuộc bản Mới, xã Hướng Linh, huyện Hướng Hóa, Quảng Trị là điểm đến học tập của phụ nữ đồng bào Vân Kiều. |
Trước khi vào lớp, các mẹ cùng nhau ôn lại con chữ |
Lớp học nơi đây vô cùng đặc biệt, bởi chỉ toàn là phụ nữ với độ tuổi từ 40 đến 60. Các chị, các mẹ đến với lớp học này đều là trụ cột chính của gia đình nên luôn bận bịu với con cái, việc nhà, việc nương rẫy,..
Ban ngày, các chị, các mẹ lên làm nương, trồng rừng hoặc bẻ bắp, đi thả trâu, bò,.. Sau khi thu xếp được công việc nương rẫy và lo cho con cái, các mẹ mới có thể đến với lớp học.
 |
Có em bé được theo mẹ đến lớp |
Quanh năm vốn làm bạn với cuốc, rựa, gùi, nên bàn tay các mẹ chai sần, thô ráp … nay những bàn tay thô cứng ấy cố gắng uốn nắn theo từng nét chữ khó nhọc vô cùng. Bởi vậy, không phải ai cũng đủ kiên trì cho đến khi biết đọc thành thạo và viết được tên.
Ban đầu, có khoảng 50 người đến lớp, sau vài buổi, thấy con chữ khó tiếp thu, không ít đã bỏ cuộc giữa chừng. Hiện, lớp học xóa mù chữ ổn định với 36 thành viên.
Lớp học nơi bản Mới được bắt đầu vào lúc 16h30 từ thứ 2 đến thứ 7 hằng tuần, đến 19h thì kết thúc.
 |
Các thầy, cô chỉ bảo từng học học viên một, đối với mỗi người lại có các phương pháp khác nhau |
Dù lịch học đưa ra như vậy nhưng chỉ mang tính tương đối. Những giáo viên đứng lớp hiểu rằng ở nơi rẻo cao, việc đi lại khó khăn, công việc nặng nhọc, vả lại quỹ thời gian của từng gia đình khác nhau nên các thầy cô rất linh hoạt trong việc tạo điều kiện để các mẹ có thể đến lớp sớm hơn hoặc muộn hơn đối với từng cá nhân học viên.
Miễn sao các mẹ, các chị sắp xếp thời gian tới lớp đều đặn và có sự tiến bộ. Nghĩ vậy, nên các mẹ luôn nhận được sự thông cảm và sẻ chia từ các giáo viên ở lớp.
Mẹ đã viết được tên mình
16h chiều, chị Hồ Thị Hồng (35 tuổi, trú tại xã Hướng Linh, Hướng Hoá) tất tả thu dọn gùi, dao, rựa để về nhà để tham gia lớp học xoá mù chữ ở trường Tiểu học và THCS Hướng Linh.
 |
Các mẹ chăm chú nghe giảng |
Trước đây, khoảng 19h người mẹ của 4 đứa con này mới thu xếp xong công việc ở nương rẫy để về đến nhà, sau đó lại tất bật tắm rửa, nấu cơm cho các con. Thế nhưng, hơn 5 tháng nay, chị Hồng đều thu dọn đồ đạc về sớm đi học và dường như đã thành thói quen.
Chị Hồng chia sẻ: "Làm ruộng, làm rẫy, trồng sắn quanh năm nay rồi, nay có các cán bộ tạo điều kiện nên mình muốn đi học để biết thêm con chữ. Mình nghĩ vậy, nên mình chưa vắng buổi nào cả".
 |
Dù bận rộn nhưng các mẹ đều cố gắng tham gia lớp học xóa mù chữ |
Thời điểm này, đang vào cao điểm thu hoạch sắn nên ai ai cũng bận rộn hơn. Dẫu có về muộn, thì chị Hồng đến lớp muộn hơn một chút. Chị Hồng kể, ngày trước gia đình vất vả, nghèo khó, phải ở nhà chăm em nên không được đi học. Thiếu con chữ là thiệt thòi nên bữa nay chị phải quyết tâm học chữ.
Chị Hồ Thị Phong (45 tuổi, thôn Hoon, trú tại xã Hướng Linh, Hướng Hóa) tâm sự gia đình chị cách lớp học hơn 3km, phải đi bộ tới lớp nhưng chị luôn đi học đúng giờ. Về nhà, nếu có gì thắc mắc chị hỏi thêm mấy đứa con của chị.
Từ nhỏ chị đã bỏ lỡ cơ hội học hành nên suốt ngày chị quanh quẩn gắn bó với núi rừng.
Công việc chủ yếu là làm rẫy, trồng lúa, ngô, khoai, sắn. Chồng chị mất hơn 5 năm nay, một mình chị nuôi 6 người con. Hoàn cảnh sống vất vả nên chị chưa nghĩ đến ở tuổi này mà có ngày chị biết mặt con chữ, ê a đánh vần rồi làm toán được, vì vậy, chị hết sức vui mừng.
 |
Giáo viên đứng lớp tận tình cầm tay từng mẹ, nắn nót viết từng nét chữ |
Chị Phong cho biết, học ở lớp này đã hơn 5 tháng, giờ đã biết đọc, biết viết. Về nhà mình cùng ngồi học, cũng chăm chỉ như làm bạn với con cái. Giờ đi về xuôi hay ra chợ đã biết tên đường và phân biệt được đâu là quán cơm nên không sợ bị nhầm lẫn nữa...
Bà Hồ Thị Hoa (60 tuổi, học viên lớn tuổi nhất của lớp học xóa mù chữ) chia sẻ, trước đây, vì không viết được tên nên mẹ phải điểm chỉ bằng tay. Nay không những viết được tên mà còn có thể đọc chữ. Càng biết chữ mẹ càng muốn học để việc đọc, viết thành thục hơn. Có được kết quả như vậy là nhờ vào công lao của các thầy, cô ở trường’.
Được biết, lớp học xoá mù chữ tại bản Mới được trường Tiểu học và THCS Hướng Linh khai giảng vào tháng 7/2019, theo kế hoạch xoá mù chữ của huyện Hướng Hoá. Ngoài bản Mới, còn có 2 lớp xoá mù chữ mở tại 2 thôn Cu Vơ và Coóc.Thầy Trương Quang Tiến (giáo viên đứng lớp xoá mù chữ ở điểm trường thôn Cu Vơ) cho hay, để vận động các học viên đến lớp, các giáo viên phải đến từng nhà, lên tận rẫy để mời người dân về lớp học.
Các học viên đều khá lớn tuổi nên giáo viên phải đổi mới và linh hoạt trong cách truyền đạt. Thầy Tiến cho biết thêm, đến nay, đa số học viên đọc được viết được, so với ngày đầu là mù chữ hoàn toàn.
Hương Lài

Lốp xe "độ xích", vượt đầm lầy đến lớp học giữa núi rừng
- Con đường lầy lội không khác gì đầm lầy, những chiếc xe máy phải quấn nhiều vòng xích vào lốp để tăng độ bền và bám đường. Các thầy cô vẫn ngày ngày vượt những trở ngại như thế để tới lớp với các em nhỏ giữa đại ngàn
" alt="Lớp học xoá mù vô cùng lạ ở rẻo cao"/>
Lớp học xoá mù vô cùng lạ ở rẻo cao
Ngày 02/12/2017tại Cocobay đã diễn ra chương trình ca nhạc thiện nguyện mang tên “First Day of Xmas…Give!”. Chương trình do quỹ thiện nguyện Coco Heart tổ chức mang đến một mùa Giáng sinh đầy tròn đầy và yêu thương cho các em nhỏ xã Dang, Tây Giang, Quảng Nam.Toàn bộ số tiền thu được từ chương trình sẽ tiếp tục được đầu tư vào việc cải tạo lại các cơ sở giáo dục cho các em nhỏ vùng sâu vùng xa như: trường học, ký túc xá, nhà ăn,....
Chỉ với 100.000vnđ/vé/người, khách tham dự được hoà mình vào thế giới âm nhạc từ ban nhạc Philipines, Công-gô và U-krai-na; cùng chương trình bốc thăm trúng thưởng với cơ hội nhận phần quà có giá trị là các vouchers sử dụng dịch vụ khách sạn, spa, ẩm thực tại Cocobay & Naman Retreat.
 |
Đến với chương trình, các khán giả đã được hoà mình vào thế giới âm nhạc sôi động từ ban nhạc Philipines, Công-gô và U-krai-na |
Bên cạnh việc chung tay tổ chức chương trình “First Day of Xmas…Give!”, đội ngũ tình nguyện viên của quỹ thiện nguyện Coco Heart cũng đã kêu gọi sự quyên góp từ cộng đồng với những phần quà như: sách vở, quần áo, giày dép, tiền mặt... cho các em nhỏ và đồng bào nơi xã Dang, huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam.
Quỹ thiện nguyện Coco Heart cũng đang tìm hiểu các mặt hàng thủ công mỹ nghệ do chính người Cơ Tu làm để đưa những mặt hàng này trở thành một sản phẩm bán lẻ tại cửa hàng của Cocobay và Naman Retreat, tạo công ăn việc làm cho họ.
 |
“First Day of Xmas…Give!” diễn ra đầy sôi động |
Tổng kết sau hơn 06 tháng đồng hành, Quỹ thiện nguyện Coco Heart đã và đang thực hiện các kế hoạch sau: Hoàn thiện được một ký túc xá và canteen mới tại trường Tiểu học Tây Giang; Bán đấu giá một căn hộ Cocobay và một kỳ nghỉ cao cấp tại resort 5 sao Naman Retreat, để quyên góp từ thiện cho quỹ Global Gift. Các hoạt động này nhằm hỗ trợ dự án giúp đỡ phụ nữ và trẻ em mắc bệnh hiểm nghèo tại những vùng khó khăn;
Trao tặng hàng trăm phần bánh trung thu đến các trẻ em nghèo có hoàn cảnh khó khăn tại Xã Dang, huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam; Dùng toàn bộ tiền bán vé trong chương trình “Thắp đèn cây thông - bật đèn thắp tương lai” đêm 23/12 tại Coco Starlight Fest 2017 để làm quỹ từ thiện, mang ánh sáng điện về cho xã Dang, Tây Giang, tỉnh Quảng Nam.
 |
Chương trình thu hút sự quan tâm của nhiều khán giả. |
“Một doanh nghiệp không chỉ tập trung phát triển bền vững về lợi nhuận mà còn quan tâm tới hoạt động vì cộng đồng, đóng góp cho sự phát triển chung của xã hội, là những mục tiêu mà chúng tôi muốn tạo dựng. Chúng tôi đang cố gắng để tới năm 2020 có thể tạo ra tối thiểu thêm 10.000 việc làm, hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ - rất nhiều trong số đó là Phụ Nữ; xây dựng thêm hệ thống giao thông công cộng, phát triển trường học và nhiều chương trình giáo dục du lịch cải tiến cho miền Trung Việt Nam xinh đẹp.” - đây là lời khẳng định của bà Coco Trần - Chủ tịch sáng lập quỹ Coco Heart, Phó Chủ tịch Tập đoàn Empire, trong sự kiện The Global Gift Gala lần thứ 25 - Chương trình tôn vinh những người có tấm lòng nhân ái có tầm ảnh hưởng toàn cầu.
Tâm niệm trẻ em chính là tương lai của đất nước, trong thời gian qua quỹ Coco Heart đã và đang đồng hành với nhiều hoạt động thiện nguyện tích cực, đầy ý nghĩa với cộng đồng Việt Nam và Quốc tế, nhằm mong muốn mang lại những cơ hội phát triển toàn diện và tốt nhất dành cho trẻ em.
Xuân Thạch
" alt="Quỹ thiện nguyện Coco Heart: Trao yêu thương đầu mùa Giáng sinh"/>
Quỹ thiện nguyện Coco Heart: Trao yêu thương đầu mùa Giáng sinh