Kể về những ngày đầu lập nghiệp, anh Hậu cho biết lúc mới mở cửa hàng, mặt bằng là yếu tố tiên quyết để quyết định quán có khách hay không. “Tôi phải tính toán rất kỹ, chọn nơi tập trung đông đúc trường đại học, văn phòng. May mắn thay là tôi đã tính đoán đúng, cửa hàng lúc nào cũng đông khách. Điều này đã cho tôi ý tưởng và động lực để mở rộng Cơm thố Anh Nguyễn thành một chuỗi thương hiệu phủ sóng ở Hà Nội và TP.HCM”, anh Hậu kể.
Thế nhưng, vận hành một cửa hàng khác rất nhiều so với vận hành một chuỗi cửa hàng. “Mỗi lần mở cửa hàng là một lần tính toán mặt bằng, nhân sự, sổ sách rất vất vả. Một ngày bán tầm 200 - 300 suất, chỉ tính tiền và thu tiền thủ công và không có hoá đơn gì hết. Vì thế, tôi rất khó khăn trong việc kiểm soát đơn hàng và quản lý cửa hàng.
Đó là chưa kể việc quan trọng nhất là làm thế nào để đảm bảo ổn định chất lượng đồ ăn tại tất cả các cửa hàng”, anh Hậu nhớ lại. Mỗi khi khai trương cơ sở mới, đích thân anh Hậu và nhân viên phải đi phát tờ rơi quảng cáo để tạo sự chú ý với từ “cơm thố” khiến nhiều người tò mò tìm đến. Anh Hậu hiểu rằng, ngày càng sẽ có nhiều người “nhập cuộc” kinh doanh cơm thố khiến mức độ cạnh tranh ngày càng khốc liệt. “Do đó, lựa chọn chiến lược kinh doanh và đối tác phù hợp là cách giúp chúng tôi tạo lợi thế cạnh tranh”, anh cho biết thêm.
Anh Nguyễn Văn Hậu, người đứng sau sự thành công của chuỗi Cơm thố Anh Nguyễn. |
Mở rộng nhờ bắt tay ứng dụng công nghệ
Từ năm 2015 đến 2019, Cơm thố Anh Nguyễn mở được 6 chi nhánh. Tuy nhiên, CEO Nguyễn Văn Hậu cũng cho biết, 4 năm này đã khiến anh hao tổn không ít mồ hôi nước mắt. Cuối năm 2019, ông chủ Cơm thố Anh Nguyễn đã đưa ra một quyết định bước ngoặt, đó là bắt tay với các nền tảng đặt đồ ăn trực tuyến như GoFood của ứng dụng Gojek, để giảm bớt áp lực về đi tìm mặt bằng và marketing quảng cáo. Quyết định này đến ngay trước khi dịch Covid-19 bùng phát, nên CEO Nguyễn Văn Hậu đã có một “thời cơ” tuyệt vời để chứng minh lựa chọn của mình là đúng đắn.
Trong giai đoạn dịch, khi nhiều quán ăn, nhà hàng phải điêu đứng, đóng cửa thì Cơm thố Anh Nguyễn liên tục mở các cửa hàng mới, tăng từ 6 cửa hàng lên thành 24 cửa hàng trong vòng 2 năm. Tất cả các cửa hàng đều làm ăn có lãi.
“Từ đợt Covid-19 bùng phát đến nay, Gojek là kênh bán tốt nhất trong số các ứng dụng mà chuỗi nhà hàng của tôi hợp tác”, anh Hậu chia sẻ. Nếu như trước dịch, 80% doanh số thu được đến từ bán tại chỗ, 20% bán mang về thì trong dịch và sau dịch, 80% doanh số đến từ việc bán mang về. Do chủ yếu kinh doanh online nên tôi chỉ cần tìm mặt bằng trong ngõ, không cần đẹp lắm, vừa dễ thuê vừa tiết kiệm chi phí. “Trong quá trình làm nhà hàng gần 8 năm của tôi, hầu như 3 năm đầu là để tìm khách, bán không thể bù lỗ được. Cho đến khi bắt tay với các nền tảng giao nhận đồ ăn này, mọi thứ đã thay đổi”, CEO chuỗi cửa hàng cơm thố cho biết thêm.
Bắt tay với GoFood được xem là “nước cờ” quan trọng giúp nhà hàng phát triển và gia tăng doanh số. |
“Một trong những ưu điểm lớn của là Gojek là mức độ hiển thị của các nhà hàng trên app. Càng được hiển thị thì độ nhận diện thương hiệu của nhà hàng càng tăng, khách hàng càng đặt nhiều. Trong dịch, Gojek còn hỗ trợ nhà hàng quảng cáo OOH (quảng cáo ngoài trời) kèm tặng ô, tặng túi, tặng tem thực phẩm bảo đảm an toàn. Trên quảng cáo online, đơn vị cũng giúp chúng tôi hiển thị trên tất cả các kênh để mở rộng đối tượng khách hàng”, anh Hậu nói thêm.
Bà Lê Nguyễn Ngọc Dung, Giám đốc Phát triển Đối tác GoFood của Gojek Việt Nam cho biết , “Gojek luôn đặt mục tiêu phát triển các giải pháp toàn diện nhằm giúp các đối tác tối ưu hoá doanh thu và tăng trưởng kinh doanh. Việc hiểu rõ nhu cầu cũng như các giai đoạn phát triển của các đối tác nhà hàng cho phép Gojek đưa ra các giải pháp hỗ trợ kịp thời và phù hợp. Khi Việt Nam bước vào giai đoạn bình thường mới và đang trong quá trình phục hồi nền kinh tế, chúng tôi cam kết tiếp tục đồng hành cùng các nhà bán hàng và không ngừng hoàn thiện chất lượng dịch vụ dành cho các thành viên trong hệ sinh thái.”
Nhờ nhạy bén và biết tận dụng tốt thế mạnh của các nền tảng đặt đồ ăn trực tuyến như GoFood của Gojek, Cơm thố Anh Nguyễn đã đạt được thành tích đáng mơ ước. CEO Nguyễn Văn Hậu kì vọng sẽ tiếp tục mang món cơm thố đến với nhiều tỉnh thành hơn nữa, đáp ứng nhu cầu ẩm thực ngày càng đa dạng của người dân Việt Nam.
Phương Dung
" alt=""/>Quán cơm thố mở rộng 18 chi nhánh trong 2 năm CovidNăm 2021, doanh thu toàn ngành đạt hơn 3 triệu tỷ đồng, tăng 9% so với năm 2020. Mức tăng trưởng của ngành gấp từ 3,6 - 4,5 lần so với mức tăng GDP quốc gia. Các chỉ số xếp hạng của nhiều lĩnh vực trong ngành TT&TT đều được các tổ chức quốc tế đánh giá cao.
Công cuộc chuyển đổi số quốc gia do ngành TT&TT phát động và điều phối thực hiện với mục tiêu kép là vừa phát triển Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số, vừa hình thành các doanh nghiệp công nghệ số lớn mạnh của Việt Nam để vươn ra tầm thế giới. Những thông điệp về chuyển đổi số của Bộ TT&TT cũng được truyền tải kịp thời và ghi nhiều dấu ấn.
Thứ trưởng đánh giá, công tác thông tin, truyền thông đã có nhiều đóng góp không nhỏ với sự tham gia trực tiếp, tích cực của những người làm công tác thông tin và truyền thông.
Nói về nhận thức mới trong truyền thông chính sách, ông Nguyễn Văn Hiếu, Phó Cục trưởng Cục Báo chí cho rằng, coi truyền thông là việc của báo chí là nhận thức không đúng. "Chính quyền phải bố trí nhân lực, bộ máy chuyên trách về truyền thông, phải bố trí ngân sách cho truyền thông chính sách như dành cho các lĩnh vực khác như y tế, giáo dục… Trong ngân sách cho truyền thông chính sách, có ngân sách dành cho báo chí và các phương thức truyền thông mới, phù hợp với xu thế", ông Hiếu nói.
Chuyển đổi số trong hoạt động nghiệp vụ
Theo Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Huy Dũng, nhiệm vụ dẫn dắt chuyển đổi số quốc gia là sứ mệnh và trọng trách lớn mà Bộ TT&TT được giao. Để đổi mới, nâng cao chất lượng hiệu quả công tác thông tin truyền thông về các hoạt động của Bộ cũng như của toàn ngành, Thứ trưởng đề nghị các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ, các Sở TT&TT, bám sát các nội dung chỉ đạo của Đảng, Chính phủ và của Bộ TT&TT về các nhiệm vụ trọng tâm để triển khai thực hiện tốt các hoạt động thông tin, tuyên truyền.
Theo đó, các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ và các Sở TT&TT bảo đảm cung cấp nhanh chóng, kịp thời, chính xác, đúng quy định những thông tin, tài liệu chính thống. Khi phát hiện có thông tin không chính xác, sai sự thật về hoạt động của Bộ, của ngành hoặc lĩnh vực được phân công phụ trách, cần thực hiện ngay việc phản hồi, cung cấp thông tin chính thống để phản bác, đăng tải trên Cổng TTĐT của Bộ, trang thông tin điện tử của đơn vị và trên báo chí. Đồng thời phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan để xử lý kịp thời.
Đối với Cổng thông tin điện tử Bộ TT&TT, trang thông tin điện tử của các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ và các Sở TT&TT cần bảo đảm cập nhật, phản ánh kịp thời, chính xác, toàn diện về các hoạt động của Bộ, của ngành; chủ động trong công tác phối hợp với các cơ quan, đơn vị để khai thác, tiếp nhận, chuyển tải thông tin chính thống về hoạt động của Bộ, của ngành.
Các đơn vị này cũng cần đổi mới nội dung, hình thức thể hiện, tạo sự hấp dẫn, thu hút được sự quan tâm của độc giả. Chủ động phối hợp cung cấp thông tin, nguồn tin chính thống cho các phương tiện báo chí, truyền thông khai thác, sử dụng đăng tải, tạo sự lan tỏa thông tin tích cực về hoạt động của bộ, của ngành. Đồng thời, đẩy mạnh chuyển đổi số và ứng dụng công nghệ; quan tâm chỉ đạo thực hiện các biện pháp, giải pháp bảo đảm an toàn an ninh mạng.
Thứ trưởng cũng đề nghị, các cán bộ, viên chức, người lao động trực tiếp thực hiện nhiệm vụ thông tin truyền thông cần tuân thủ nghiêm túc quy định về kỷ luật thông tin, về quy trình khai thác, tiếp nhận, biên tập, cập nhật đăng tải thông tin trên cổng, trang thông tin điện tử. Chủ động, sáng tạo trong nghiên cứu, đề xuất các biện pháp, giải pháp nâng cao hiệu quả, chất lượng công việc.
Những người làm công tác tuyên truyền cần tự giác học hỏi, nâng cao kỹ năng, nghiệp vụ thông tin tuyên truyền, trong đó đặc biệt không ngừng tìm tòi phương pháp mới để thực hiện chuyển đổi số trong hoạt động nghiệp vụ của mình; chấp hành nghiêm túc các quy định phát ngôn trên mạng xã hội.
Các cán bộ tham dự tập huấn đã nghe chuyên đề về công tác thông tin, tuyên truyền về chuyển đổi số của đại diện Cục Chuyển đổi số Quốc gia; kỹ năng viết tin bài, thông cáo báo chí, ảnh, video mang tính tương tác trên môi trường điện tử của Tổng Biên tập Báo VietNamNet.
Duy Vũ
" alt=""/>Tập huấn nghiệp vụ công tác thông tin, tuyên truyềnEm gái kể về những ngày cuối đời của nghệ sĩ Ánh Hoa
“Những ngày cuối đời, bà sống lạc quan. Cuộc đời nghệ sĩ như những bộ phim đã đóng vậy”, bà Nở nói.Sáng ngày 3/11, gia đình và đồng nghiệp có mặt tại nhà riêng của nghệ sĩ Ánh Hoa ở quận 7 (TP.HCM) để tiễn đưa bà về miền cực lạc. Bà Nguyễn Thị Nở - em gái ruột của cố nghệ sĩ - cùng người cháu nội nghẹn ngào bên linh cữu của diễn viên Đất phương Nam. Hai ngày qua, bà cùng người thân lo liệu cho lễ tang của nghệ sĩ Ánh Hoa.
Người thân khóc trong giây phút tiễn biệt cố nghệ sĩ Ánh Hoa. Ảnh: Chí Hùng. |
Lễ đưa tang diễn ra trong không khí buồn bã, cô quạnh. Những người có mặt không nén nổi xúc động. Họ thương xót cho số phận của nghệ sĩ Ánh Hoa. Chồng bà mất sớm. Bốn người con cũng lần lượt ra đi vì bạo bệnh. Những năm tháng cuối đời, diễn viên Đồng tiền xương máusống cô đơn trong căn nhà nhỏ.
Có mặt trong buổi lễ, diễn viên Kiều Trinh òa khóc trước linh cữu của cố nghệ sĩ. Nữ diễn viên cho biết những ngày qua, chị đi quay phim ở tỉnh nên không kịp có mặt trong lễ tang của nghệ sĩ Ánh Hoa. "Tối hôm qua, tôi gấp rút đi từ TP.Đà Lạt (Lâm Đồng) xuống TP.HCM để kịp lễ đưa tang của cô", chị kể.
Diễn viên Kiều Trinh xúc động khi nhắc nhớ những kỷ niệm cùng cố nghệ sĩ. |
Diễn viên Kiều Trinh nói bản thân may mắn khi được đóng chung với cố nghệ sĩ trong phim Mùa len trâucủa đạo diễn Nghiêm Minh. "Nghe tin má ra đi, tôi vô cùng bàng hoàng. Tôi luôn nhớ những ngày cùng má rong ruổi ở Châu Đốc tập chèo xuồng, ăn cơm canh chua, cá kho tộ khi đóng phim", cô bày tỏ.
Lễ di quan diễn ra vào lúc 6h15 sáng cùng ngày. Người cháu nội cầm di ảnh dẫn đầu đoàn đưa tang, theo sau là một số người thân. Các thành viên trong gia đình òa khóc trước giây phút cuối cùng tiễn biệt người nghệ sĩ gạo cội.
Sau đó, thi thể của cố nghệ sĩ được hỏa táng tại nghĩa trang Bình Hưng Hòa (TP.HCM).
Lễ di quan diễn ra vào sáng ngày 3/11. |
Nghệ sĩ Ánh Hoa sinh năm 1941 tại huyện Mỏ Cày (Bến Tre). Bà sinh ra trong một gia đình có truyền thống cải lương. Năm 7 tuổi, bà bước lên sân khấu với vai giả trai Na Tra trong vở Na Tra lóc thịt của gánh hát Tỷ Phượng. Năm 15 tuổi, bà trở thành đào chính hội tụ cả thanh và sắc.
Năm 16 tuổi, nữ nghệ sĩ kết duyên với nghệ sĩ Minh Chí có biệt danh "Vua Xàng Xê". Từ đây bà bắt đầu nghiệp làm bầu gánh dìu dắt gánh hát Minh Chí phát triển, đi khắp mọi nơi biểu diễn, phục vụ khán giả.
Nữ diễn viên được khán giả yêu mến qua nhiều bộ phim như Mùa len trâu, Xóm nước đen, Giao thời, Người đẹp Tây Đô, Đồng tiền xương máu...
Ở tuổi xế chiều, nghệ sĩ Ánh Hoa sống trong căn nhà nhỏ dưới chân cầu Kênh Tẻ. Bà tìm niềm vui trong công việc, vẫn nỗ lực cống hiến trong nhiều tác phẩm.
Theo lời kể của bà Nguyễn Thị Nở, sau một lần té ngã trong phòng, nghệ sĩ Ánh Hoa được người nhà chở vào bệnh viện thăm khám. Khi khỏe lại, bà về nhà nghỉ ngơi, tĩnh dưỡng. Đến trưa 1/11, bà lặng lẽ ra đi không có bất cứ người thân nào bên cạnh.
"Sự ra đi của chị Hoa là cú sốc đối với gia đình. Nhà có hai chị em gái, giờ chị mất đi, chỉ còn lại mình tôi. Tôi thương chị không thể diễn tả thành lời", bà Nở xúc động.
Theo Zing
Qua lời kể của bà Nở - em gái cố nghệ sĩ Ánh Hoa, chân dung "bà mẹ khắc khổ phim Việt" hiện lên đầy xúc động.
" alt=""/>Gia đình, đồng nghiệp tiễn biệt nghệ sĩ Ánh Hoa