Năm 1908, cậu nhóc Enzo Ferrari khi đó mới chỉ 10 tuổi, được chứng kiến chặng đua xe đầu tiên và bắt đầu đam mê xe cộ từ đó. Lớn lên chút nữa, Enzo gia nhập quân đội và tham chiến trong Thế chiến thứ nhất.
Sau chiến tranh, Enzo rất khó khăn tìm việc trong lĩnh vực sản xuất xe. Ông từng ứng tuyển vào Fiat nhưng bị từ chối vì hãng này khi đó đang tập trung rất nhiều những cựu binh. Cuối cùng, ông chấp nhận làm việc ở một hãng nhỏ hơn nhiều là Alfa Romeo.
Những năm đầu thập niên 1920, Enzo được nhận vào làm tại Alfa Romeo với tư cách là tay đua xe hơi thể thao. Đồng nghiệp của ông bao gồm cả huyền thoại Tazio Nuvolari trong bức hình dưới đây.
Năm 1929, Enzo thành lập Scuderia Ferrari hoặc tên gọi khác là “Team Ferrari”. Chẳng có công ty nào ở đây cả - Scuderia bao gồm những tay đua tự lái những chiếc xe mà họ đang sở hữu.
Đội đua này lái phần lớn những chiếc xe đua của Alfa Romeo. Năm 1933, họ gần như chính thức trở thành đội đua đại diện của Alfa.
Năm 1937, Enzo giải tán Scuderia Ferrari và trở thành người đứng đầu bộ phận sản xuất xe đua của Alfa Romeo – Alfa Corse. Tuy nhiên, điều này vẫn không khiến ông cảm thấy thỏa mãn.
Chỉ một tuần sau khi rời khỏi Alfa Corse vào năm 1939, Enzo thành lập Auto Avio Costruziono. AAC 815 là mẫu xe đầu tiên mà Ferrari tự mình cho chế tạo theo ý riêng.
AAC 815 bao gồm 815 mẫu xe được xuất xưởng vào năm 1940. Tuy vậy, chúng không được mang cái tên Ferrari vì hợp đồng thỏa thuận “không cạnh tranh” giữa ông và công ty cũ.
Sau Thế chiến thứ hai, Ferrari gần như ngay lập tức phục hồi sản xuất. Năm 1945, công ty của ông giới thiệu động cơ mới V12 sau này trở thành một trong những biểu tượng của Ferrari.
Năm 1947, Ferrari tung ra mẫu 125. Và sau khi hợp đồng “không cạnh tranh” với Alfa hết hiệu lực, đây là mẫu xe đầu tiên được mang tên Ferrari.
Cuối thập niên 1940, Luigi Chinetti – tay đua nổi tiếng người Ý và khi đó vừa nhập tịch Mỹ - tiếp cận với Ferrari nhằm tìm kiếm tầm nhìn chung về lĩnh vực sản xuất xe thể thao cho công chúng phổ thông.
Ferrari tỏ ý ngần ngại bởi vì mục tiêu chính của công ty ông là chiến thắng những giải đua chuyên nghiệp. Chinetti cũng bắt đầu lái những chiếc xe của Ferrari và chiến thắng nhiều giải đua khắp thế giới.
Những năm đầu thập niên 1950, Luigi Chinetti chính thức mở đại lý xe Ferrari đầu tiên tại Mỹ. Showroom của Chinetti đặt tại Manhattan và sau đó được chuyển đến Connecticut.
Mỹ sau đó trở thành thị trường trọng điểm của Ferrari. Thậm chí cho đến hiện tại, Mỹ vẫn là nơi giúp nhà sản xuất này thu về nhiều tiền nhất. Động thái này mở toang cánh cửa cho hoạt động kinh doanh của Ferrari bùng nổ tại đây. Những mẫu xe huyền thoại như California Spider…
GTO…
…hay Testarossa nhanh chóng được yêu mến rộng rãi.
Ở thập niên 1960, Ferrari khẳng định tầm ảnh hưởng ghê gớm cả trong lẫn ngoài đường đua chuyên nghiệp.
Năm 1963, CEO Henry Ford của hãng Ford muốn mua lại phân khúc xe phổ thông của Ferrari. Tuy nhiên những nổ lực này bất thành.
Sau đó, Ford quyết tâm đánh bại đội đua của Enzo tại 24 Hours of LeMans, giải đua xe thể thao nổi tiếng thế giới.
Nhưng Ferrari đã áp đảo tại cuộc đua đó. Enzo và đội đua của ông thậm chí còn vô địch liên tục trong các năm từ 1960 – 1965.
Năm 1966, Ford tung mẫu GT40 huyền thoại như một lời tuyên chiến với những chiếc xe đua thể thao của Ferrari tại Le Mans.
Henry Ford II đã “báo thù” thành công. Mẫu xe GT40 đã giúp các tay đua của họ giành tuyệt đối cả ba vị trí dẫn đầu, kết thúc “triều đại” áp đảo đường đua này của Ferrari.
Năm 1969, Enzo nhận ra rằng công ty của mình cần phải cải tổ mạnh mẽ. Năm đó, Ferrari bán đi đến 50% các hoạt động kinh doanh của mình cho Fiat, nhà sản xuất từng từ chối “ban phát” công việc thuở mới vào nghề cho Enzo.
Enzo Ferrari qua đời vào năm 1988 ở tuổi 90. Nhưng trước khi ra đi mãi mãi, ông vẫn kịp cho ra đời một mẫu xe kỷ niệm sinh nhật tuổi 40 công ty do chính ông gây dựng nên.
Chiếc F40 hùng mạnh!
Trợ lý lâu năm của Ferrari là Luca di Montezemolo sau đó đảm trách chức Chủ tịch của nhà sản xuất. Dưới sự dẫn dắt của ông, Ferrari dần thay đổi để trở thành thương hiệu nhà sản xuất siêu xe toàn cầu.
Ngày nay, Ferrari bán ra rất nhiều mẫu siêu xe với mức giá từ hàng trăm nghìn USD trở lên.
Và đây là một trong những mẫu xe triệu đô của nhà sản xuất này.
Ferrari còn bán cả quần áo và phụ kiện thời trang.
Công viên chủ đề của nhà sản xuất.
Trong lĩnh vực đua xe thể thao, Ferrari vẫn là một trong những thế lực tại F1. Đội đua của họ đã có đến tám chức vô địch thế giới từ khi Enzo qua đời.
Và phiên IPO thành công rực rỡ tại New York.