当前位置:首页 > Thời sự > Nhận định, soi kèo Montpellier vs Angers, 23h15 ngày 12/1: Vùng lên 正文
标签:
责任编辑:Thế giới
Nhận định, soi kèo Perth Glory vs Western Sydney, 17h45 ngày 14/1: Chủ nhà trôi xa
Realme C1 màu xanh. |
Realme, một thương hiệu tách ra từ Oppo, có mặt tại Việt Nam hồi tháng trước, đã lần lượt giới thiệu Realme 2, Realme 2 Pro và Realme C1. Trong đó, Realme C1 nổi bật trong phân khúc tầm trung với mức giá chưa đến 2,5 triệu đồng.
Realme C1 có 2 phiên bản màu sắc là màu đen và màu xanh. Trước đó, Realme C1 màu đen đã được mở bán trên các kênh bán hàng online của Thế Giới Di Động, FPT Shop và Lazada.
Sau thời gian chỉ bán màu đen, Realme C1 phiên bản màu xanh được bán ra online trên các hệ thống lớn với giá không đổi 2,49 triệu đồng.
" alt="Realme C1 có thêm phiên bản màu xanh, giá 2,49 triệu đồng"/>CEO Facebook (trái) và CEO Twitter. Ảnh: CNBC
Chỉ vài phút trước khi Facebook công bố kết quả kinh doanh quý III/2019, CEO Twitter Jack Dorsey đã gây bão khi thông báo một quyết định trái ngược 180 độ so với Facebook.
Hôm 30/10, Dorsey tuyên bố Twitter không còn chấp nhận quảng cáo chính trị trên phạm vi toàn cầu. Chúng bao gồm mọi quảng cáo từ các chiến dịch quảng bá của ứng cử viên cũng như quảng cáo theo chủ đề như thay đổi khí hậu, phá thai. Động thái được đưa ra chỉ vài tuần sau khi Facebook nói không cấm quảng cáo chính trị sai sự thật vì vi phạm sứ mệnh thúc đẩy tự do ngôn luận.
Dù Dorsey không nhắc đến Facebook, rõ ràng ông đang nhắm đến Zuckerberg, người đồng cấp tại Facebook. Vừa mới tuần trước, khi được hỏi Twitter có tham gia dự án tiền ảo Libra của Facebook không, CEO Twitter đã khẳng định: “Không bao giờ”.
Nói về quyết định chấp nhận quảng cáo chính trị chứa thông tin sai sự thật trên Facebook, Zuckerberg nói: “Tôi không nghĩ các công ty tư nhân có quyền kiểm duyệt chính trị gia và tin tức”.
" alt="Cuộc chiến gay cấn giữa hai “ông trùm” mạng xã hội Mỹ"/>Kích thước tiêu chuẩn
Nhận định, soi kèo U19 Huế vs U19 Hoàng Anh Gia Lai, 15h00 ngày 14/1: Trả nợ sòng phẳng
Vậy mà tin được không, có những người sẵn sàng trả tiền để "được" trở thành tù nhân. Không rượu, không thuốc lá, không tiếp xúc với bất kỳ ai, nhưng mỗi ngày "đốt" cả triệu đồng.
Đó là câu chuyện xảy ra tại khách sạn Prison Inside Me (tạm dịch: ngục tù trong tôi) ở Hàn Quốc, một mô hình kinh doanh hết sức mới mẻ và đánh đúng vào thực trạng đang diễn ra trong xã hội của quốc gia này.
Khách sạn dành cho những người muốn chạy trốn khỏi xã hội
Người lập ra khách sạn này là Kwon Yong-seok - một cựu công tố viên. Ý tưởng của nó đến từ một giai đoạn làm việc thực sự vất vả của Kwon, với nhiều tuần liên tục làm việc trên 100h. Quá mệt mỏi, Kwon bèn đề nghị với thống đốc nhà tù, xin được ngồi trong xà lim 1 tuần để "điều trị tâm lý" hay không.
Dĩ nhiên, lời đề nghị kỳ cục này đã bị từ chối, nhưng kể từ đó Kwon đã bắt đầu nhen nhóm tham vọng mở một khách sạn theo phong cách nhà tù, tại vùng núi cách Seoul gần 100km về phía Đông Bắc.
"Tôi đã cảm thấy quá mệt mỏi, cả về thể chất và tinh thần, nhưng không đủ can đảm để bỏ việc. Tôi đã chẳng biết phải làm gì tiếp theo khi đó," - Kwon chia sẻ trong một bài phỏng vấn với Al Jazeera.
"Sau đó tôi chợt nghĩ đến chuyện thử bị biệt giam trong vòng 1 tuần. Mọi thứ sẽ trở nên rõ ràng hơn khi không còn thuốc lá, rượu bia, không cần tiếp xúc với con người, không có công việc và thoát khỏi sếp. Đó là lý do tôi nảy ra ý tưởng về Prison Inside Me."
Khách sạn có 28 phòng, và nó giống một nhà tù ở chỗ tường được sơn xám. Bên trong có một tấm thảm yoga, một cái bàn nhỏ, một cuốn sổ, cây bút, một cái bồn cầu kèm bồn rửa mặt, và một cửa sổ hướng về phía ngọn đồi quận Hongcheon.
Nhưng dĩ nhiên, khách sạn của Kwon cũng không hẳn là một nhà tù thực sự. Sàn ở đây được lát gỗ kèm hệ thống sưởi. Ngoài ra, họ còn có một bình đun nước và một bộ ấm pha trà nữa.
Mức giá để được "ngồi tù" tại đây là $90 mỗi ngày (khoảng 2 triệu đồng), và bạn có thể bị giam trong vòng 1 tuần, dù đa số chỉ chọn 2 ngày thôi.
Không chỉ là một "nhà tù"
Cửa phòng sẽ bị khóa trái từ bên ngoài, tuy nhiên khách hàng được hướng dẫn cách tháo chốt trong trường hợp thực sự cần phải ra ngoài. Theo Noh Ji-Hyant - đồng sáng lập ra Prison Inside Me thì rất hiếm trường hợp cần phải thoát ra trước hạn. Bởi lẽ với họ, thế giới bên ngoài mới thực sự là ngục tù.
"Mọi người ban đầu thấy ngồi trong buồng giam thật ngột ngạt, " - Noh cho biết. "Nhưng ở trong rồi, họ mới nhận ra đây không thực sự là nhà tù. Chốn ngục tù thực sự là nơi họ sẽ phải trở về sau đó."
Khi đến nơi và muốn sử dụng dịch vụ, khách hàng phải nộp lại điện thoại, đồng hồ, và phải mặc một bộ đồng phục màu xanh. Họ được khuyến khích không cố gắng tìm cách giao tiếp với các "tù nhân" khác khi đang trong buồng giam. Họ cũng được phép sử dụng điện thoại 1 lần mỗi ngày, nhưng cũng không được khuyến khích làm điều đó.
"Ai cũng cảm thấy căng thẳng khi không có điện thoại, lo lắng vì chẳng may có điều gì đó khẩn cấp. Nhưng điều khẩn cấp thì thường hiếm khi xảy ra," - Kwon chia sẻ.
Prison Inside Me không chỉ là một nơi để giam cầm. Các "tù nhân" ở đây có thể chọn tham dự các lớp học tâm linh, phục hồi tinh thần. Nhưng đa số chọn ngồi thiền trong phòng, tự nhìn nhận lại bản thân hơn.
"Ban đầu thì rất ngột ngạt, vì tôi không được làm gì cả. Nhưng mặt khác, nó lại giúp tôi có thời gian để nhìn nhận lại bản thân, tự nói chuyện với chính bản thân mình," - Park Woo-sub, một "tù nhân" từng sử dụng dịch vụ này cho biết.
Phản ánh một thực trạng của xã hội Hàn Quốc
Được mệnh danh là "Mảnh đất Ban mai yên bình" (The Land of the Morning Calm), nhưng Hàn Quốc cũng là nơi công nhân viên phải làm việc vất vả nhất. Năm 2017, trung bình mỗi người Hàn phải làm việc tới 2.024 giờ/năm.
Nếu bạn chưa hình dung được con số ấy lớn thế nào, thì trong số 36 quốc gia thuộc OECD (Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế) chỉ có đúng 2 quốc gia là Costa Rica và Mexico là nhiều hơn Hàn Quốc thôi. Còn tại Anh Quốc, con số chỉ là 1681 giờ.
Làm việc quá nhiều sẽ dẫn đến quá tải, và đó là một thực trạng của Hàn Quốc. Giữa năm 2018, tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in đã phải ra điều luật khống chế thời gian lao động chỉ tối đa 52 giờ/tuần (40 giờ cơ bản, 12 giờ làm thêm). Trước đó, thời gian tối đa là 68 giờ, nhưng vẫn có những trường hợp như Kwon phải làm tới 100h. Còn nay, công ty nào phá luật sẽ phải nộp một khoản tiền phạt lớn, kèm theo 2 năm tù giam.
Để đảm bảo cân bằng giữa công việc và cuộc sống cho công nhân viên, nhiều công ty tại hàn Quốc đã cài đặt phần mềm hạn chế sử dụng KakaoTalk - ứng dụng nhắn tin phổ biến nhất tại Hàn Quốc. Bởi lẽ vì ứng dụng này mà các sếp có thể liên hệ với nhân viên sau giờ làm, và khiến cuộc sống của họ khổ sở hơn.
Được biết, Prison Inside Me mở cửa vào năm 2013, và kể từ đó đến nay đã có hơn 2000 người đến ở.
Theo GenK
" alt="Dịch vụ siêu lạ tại Hàn Quốc: Khi con người ta trả tiền triệu để được... đi tù"/>Dịch vụ siêu lạ tại Hàn Quốc: Khi con người ta trả tiền triệu để được... đi tù